Xuôi phố Bà Triệu, nhớ người “bày mực tàu giấy đỏ”

Hơn mười năm trước, tôi có về Hà Nội vào Tết Nguyên đán. Người bạn dẫn tôi đi một vòng Hồ Gươm rồi cho xe chạy xuôi theo phố Bà Triệu. Đến ngã tư cắt đường Trần Hưng Đạo, bạn dừng xe ngay mép đường.
Xuôi phố Bà Triệu, nhớ người “bày mực tàu giấy đỏ” - ảnh 1

Ông đồ Tù Sót lúc sinh thời

Ùa vào mắt tôi là cả một góc phố lao xao tiếng nói cười, phất phơ những tờ giấy màu rực rỡ. Khuất sau những chàng trai cô gái, có ông đồ đang ngồi viết chữ Nho. Thốt nhiên tôi thấy lòng mình trào dâng một cảm giác lạ lùng. Nơi tôi sống, một thành phố cực Bắc tổ quốc, hình ảnh những ông đồ "bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua” chỉ có thể tìm thấy trong thơ Vũ Đình Liên. Nhưng hôm ấy, ở góc đường Bà Triệu, tôi đã gặp lại hình ảnh thân thương mà da diết.

Tôi biết, khi viết bài thơ "Ông đồ” sau này trở nên rất nổi tiếng, thi sĩ Vũ Đình Liên đã cảm khái từ những hình ảnh cụ đồ già trên phố Hàng Bồ, chứ không phải nơi góc phố Bà Triệu như thế này. Nhưng có làm sao, ở đây vẫn rất gần Bờ Hồ, vẫn là Hà Nội đấy thôi.

Sau mười một năm, tôi mới lại có dịp về Hà Nội đúng vào lúc người với người đang hối hả đón xuân. Bạn vẫn dẫn một vòng Bờ Hồ, rồi xe lại xuôi đường Bà Triệu. Vẫn một chiều như mười một năm trước, nhưng hai bên đường đã có quá nhiều thay đổi đủ cho người sống ở nơi chốn khác không thể nhận ra. Chỉ đến khi xe dừng đèn xanh đèn đỏ trước ngã tư Trần Hưng Đạo, tôi mới chợt giật mình nhận ra mình đang trên đường Bà Triệu. 30 giây chờ đèn xanh, đủ để cho ký ức trong tôi chợt sống lại. Tôi nhớ ông đồ già. Nhớ góc phố này mười một năm trước. Khi đó, tôi đã cố gắng len qua các bạn trẻ, đề chờ xin được chữ Nhẫn, kèm theo hai câu thơ: "Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh/ Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” (Đại ý là: Nhịn một lúc để trời yên bể lặng/Lùi một bước để thấy biển rộng trời cao). Khi đó, tôi đã biết ông chính là ông đồ Tú Sót, thành viên chính của nhóm Cảo thơm thư hiên (Văn chương vỉa hè). Và khi đó, tôi còn được biết, ông chính là tác giả của những vần thơ trào lộng mà nhiều người đã thuộc: "Hôm nay mùng 8 tháng 3/ Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi/ Tôi phần bà một đĩa xôi/ Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà!”.

Tên thật của ông là Chu Thành, sinh năm Canh Ngọ (1930), quê ở Diễn Tường, Diễn Châu, Nghệ An. Đây là một vùng quê "có tiếng” về nói trạng của xứ Nghệ.

Bắt đầu từ khi "cầm sổ hưu”, Chu Thành – Tú Sót mới chính thức bắt đầu cầm bút lông, và học thêm ở các bậc túc nho đi trước như cụ Lê Xuân Hòa, Trần Lê Văn… rồi gắn những năm cuối đời của mình với nhóm "Cảo thơm thư hiên” ở góc phố Bà Triệu.

Cuộc đời Chu Thành - Tú Sót có nhiều chuyện đáng nói và không nên nói, đồng thời ông là người có nhiều khát vọng ấp ủ và thể hiện. Bốn câu thơ: "Hôm nay mùng 8 tháng 3” nằm trong bài "8-3 muôn năm” được Tú Sót viết vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi đang là cán bộ của Nhà xuất bản Thanh Niên. Và sau đó, nó đã được in vào trong tập thơ trào phúng đầu tay của tác giả Tú Sót, có tựa đề "Gà trống đẻ” do NXB Thanh Niên.

Với vóc người thấp đậm, Tú Sót lại luôn tiềm ẩn chất trào lộng trong mình. Ông làm thơ về mọi chuyện, mọi vật diễn ra quanh mình. Khi thì ông "Nghĩ về thơ”: "Thơ ta chưa cảm được lòng người/ Vì ta cha trọn nghĩa đời đó thôi/ Sống làm lửa nóng mặt trời/ Thác làm than sưởi cho đời ấm thêm!”. Lúc ông châm chọc: "Trong thơ có thể "leo thang”/ Làng thơ có kẻ ăn gian ghế ngồi/ Thơ làm khỉ đọc chê hôi/ Vênh vênh váo váo rậm lời ba hoa (…)/ Trăm năm trong cõi ngày nay/ Nhà thơ cũng biết học vày buôn thơ…” (Thơ leo thang).

Bây giờ góc phố Bà Triệu này không còn xôn xao như trong ký ức tôi hơn mười năm trước. Cái đoạn mấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ xưa, giờ được mấy cô, mấy chị bày bán tranh Tàu và tranh chép. Thi thoảng mới thấy mấy vài khách vào xem. Tôi bần thần như mình vừa đánh mất một điều gì đó. Hỏi bạn, ông Tú Sót năm nay không bày mực tàu giấy đỏ? Bạn lắc đầu không biết. Tôi ghé vào quán nước, hỏi ông cụ bán nước chè gần đó, cụ tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn tôi, rồi như có tiếng thở dài: "Chắc bác ở xa về?” Tôi gật đầu. Ông cụ bán nước chè bảo: "Cụ Tú Sót thành người "muôn năm cũ” mấy năm rồi, bác chưa biết ư?”.

Tôi thấy sống lưng mình buốt lạnh. Vậy là Hà Nội đã lại vắng thêm một ông đồ.

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa…”

TheoĐại đoàn kết

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !