Xót xa số phận người mẹ bị 2 tấn xi măng đè

Không mảnh đất cắm dùi, chồng câm điếc, con đầu lòng dị tật bẩm sinh, bản thân chị bị 2 tấn xi măng đè dập một lá gan. Đó là hoàn cảnh của gia đình người phụ nữ trong bức ảnh khiến cộng đồng mạng xót xa.
Câu chuyện về chị Mai Thị Cương (SN 1986) ở thôn An Thư, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam bị 2 tấn xi măng đè lên người khi đang theo xe đi bốc vác xi măng được hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.

Nỗi đau trùm lên nỗi đau

Tìm về gia đình chị trong những ngày tiết trời còn se lạnh, đập vào mắt PV là một ngôi nhà cũ đã xuống cấp, mục nát. Để có thể chống lại cái lạnh của mùa đông, các khe hở xung quanh nhà được che vội bằng những mảnh niếp, bằng vỏ bọc của chiếc thuyền đã không còn lành lặn.

Trong căn nhà chỉ có một chiếc giường và một chiếc tủ chứa đồ đã cũ. Nói là nhà nhưng thực chất chỉ là một căn phòng hẹp được ngăn tạm bợ với gian chứa đồ. Không có cửa sổ, trên tường, từng mảng vữa lớn bị rơi ra…

Xót xa số phận người mẹ bị 2 tấn xi măng đè - ảnh 1

Ngôi nhà của chị Cương (ảnh Lại Hà)

Dù sức khỏe còn yếu, chị Cương vẫn cố gắng nói chuyện với tôi: “Tôi đi làm thuê nên thường theo xe đi đánh xi măng. Hôm đó, đến đoạn cua thì xe bị mất lái, tài xế hô: “nhảy ra, xe đổ”. Tôi vừa mới nhảy xuống bùn thì chiếc công nông cũng đổ theo. Tôi bị thành công nông đè vào chân còn xi măng đè vào người”.

Nhập viện trong tình trạng bị thương do sức nặng của 2 tấn xi măng đè lên người, chị Cương bị gãy chân trái, bùn đất ứ đọng ở phổi và dập vỡ gan nên phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một lá gan. Bị thương nặng là thế nhưng cũng chỉ dám nằm viện gần một tháng rồi xin về nhà vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Từ khi về nhà điều trị đến nay, chị Cương vẫn còn rất yếu, da mặt xanh xao. Chị chỉ nằm trên giường, mọi hoạt động đi lại cần phải có sự giúp đỡ của người thân.

Xót xa số phận người mẹ bị 2 tấn xi măng đè - ảnh 2

Chị Cương nằm trên giường mọi sinh hoạt đều phải có người nhà giúp đỡ (ảnh Lại Hà)

Chị lấy chồng từ năm 2004, chồng chị là anh Trần Đức Cường, (SN 1978) - một người vừa bị câm, vừa điếc lại thêm chứng bệnh động kinh bẩm sinh, không có khả năng lao động. Không có nổi miếng đất cắm dùi, hai vợ chồng đành xin về ở nhờ nhà ông bà ngoại. Đến năm 2007, cô con gái Trần Thị Mỹ Diệu chào đời. Tuy nhiên, khi sinh ra cháu không được bình thường như bao đứa trẻ khác, bị khuyết tật bẩm sinh, cả hai chân đều bị khoèo. Năm 2010, ngôi nhà ấy lại chào đón thành viên thứ hai - cháu Trần Thị Kiều Diễm.

Khi còn khỏe, một mình chị gánh lên vai 4 miệng ăn trong nhà. Để có tiền trang trải cuộc sống cho gia đình, chị Cương làm đủ nghề từ mò cua bắt ốc, gặt thuê, cấy thuê, dọn nhà, đổ bê tông thậm chí là khuân vác xi măng - một công việc nặng nhọc chỉ giành cho những người đàn ông.

Nỗi buồn con nhà nghèo

Ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" đáng ra các con của chị phải được thỏa thích nô đùa, được bố mẹ mua cho những bộ quần áo mới mỗi dịp lễ, tết. Thế nhưng với hai chị em Mỹ Diệu và Kiều Diễm thì lại hoàn toàn khác. Đối với cuộc sống còn nhiều thiếu thốn này thì việc trong bữa cơm hàng ngày có thêm quả trứng hay miếng thịt đã là vui lắm rồi. Đặc biệt, từ ngày mẹ ốm, hai chị em không còn quấy mẹ như trước nữa. Khi mẹ vắng nhà, hai chị em biết tự bảo ban nhau, nghe lời ông bà ngoại để mẹ yên tâm chữa bệnh.

Chị nhắc đến con gái lớn với những giọt nước mắt chảy dài: “Ở lớp các bạn trêu là Diệu khoèo, đi chân không thẳng, con bé về khóc bảo tôi: “mẹ ơi, mẹ cho con đi chữa chân, mẹ nhé. Tôi đã cố gom góp tiền để chữa chân cho cháu, nhưng ước mơ của cháu chẳng thực hiện được vì tôi bệnh, nhà hết tiền. Giấy hẹn ngày trở lại để phẫu thuật chân cho cháu đã quá hạn 4 năm. Tôi chỉ mong có sức khỏe, đi làm trở lại để có tiền chữa khỏi chân cho cháu. Mình không cho cháu được cái gì thì chí ít cũng cho cháu đôi chân lành lặn để đi”.

Cô em Kiều Diễm cũng biết thương mẹ, thương chị, không bao giờ đòi mua quần áo mới. Lúc nào con cũng bảo: "mẹ ơi, mặc đồ cũ cũng được mẹ nhỉ". Mỗi lần nghe con nói, chị Mai Thị Cương chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, các con càng ngoan, nỗi thương con của chị dường như càng lớn. Hai đứa trẻ, ngoài giờ đi học cũng chỉ quanh quẩn bên mẹ, hát múa, đọc thơ, kể chuyện cho mẹ nghe, không dám đi chơi, chẳng bao giờ biết đòi hỏi điều gì.

Nói về hoàn cảnh gia đình chị Mai Thị Cương, ông Nguyễn Gia Toản - Chủ tịch UBND xã Trịnh Xá (Bình Lục- Hà Nam) cho biết: “Hiện nay, anh Trần Đức Cường đang được hưởng chế độ thần kinh tàn tật, mỗi tháng được 270 nghìn đồng. Gia đình anh Cường, chị Cương thuộc diện cận nghèo, có hoàn cảnh gia đình khó khăn do đó xã luôn tạo điều kiện giúp đỡ. Tuy nhiên, do ngân sách còn hạn hẹp rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình anh chị”.
Xót xa số phận người mẹ bị 2 tấn xi măng đè - ảnh 3

Ông Nguyễn Gia Toản- Chủ tịch UBND xã Trịnh Xá (Bình Lục- Hà Nam)

Trở về Hà Nội, câu nói thơ ngây Kiều Diễm (4 tuổi) cứ văng vẳng bên tai tôi suốt dọc hành trình: “Mẹ ơi, con đi nhặt chai mang về để mẹ bán lấy tiền mua thịt nhé”

Lại Hà - Hồng Chuyên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !