Xót xa nỗi mưu sinh quê người

Chúng tôi làm một cuộc du hành nhỏ: Lên Bình Dương và Sài Gòn tìm đồng hương - những người An Giang rời quê để tìm công việc mới nơi phố thị với ước mơ đổi đời. Nhưng kiếm sống nơi xứ người nào có dễ! Những câu chuyện vui buồn xen lẫn, nghẹn ngào trong nước mắt sao nghe quặn lòng…
Xót xa nỗi mưu sinh quê người - ảnh 1
Các khu nhà trọ vắng tanh từ sáng đến tối.

Trò chuyện với chúng tôi, những người đi làm trên đây cho biết, lao động tỉnh An Giang khá nhiều. Ở đất lạ nên gặp được nhau ai cũng mừng. Mỗi người một hoàn cảnh từ buồn chuyện chồng con, nợ nần, muốn đổi đời cho đến bị thất nghiệp trong thời cơ giới hóa ruộng đồng… khiến họ đủ lý do để “ly hương”. 24 tuổi, chị Nguyễn Thị Thoa (quê Châu Phú) đăng ký đi lao động ở Malaysia, bị bên môi giới làm thủ tục giả, chị bị bắt giữ và cải tạo bên đó hơn 9 tháng. Trở về quê làm thuê vẫn không đủ lo cho gia đình, lại sợ quá tuổi bị “ế”, chị đành chắp nối với một người đàn ông lớn hơn mình mười mấy tuổi. Đứa con đầu lòng ra đời mới được 6 tháng, thấy gia cảnh chị nghèo nên người kia đã bỏ đi mất biệt. Cắn răng chịu đựng, chị lại lên thành phố làm thuê, tích lũy mớ vốn mua đồ chơi, quần áo thanh lý bán. Lỗ lã, rồi cha mẹ già bệnh, con học hành… chị chuyển hết việc này sang việc khác.

“Chúng tôi không muốn bỏ quê. Xa cha mẹ, xa con cái ai mà chẳng buồn. Nhưng cứ ôm mấy công ruộng ít ỏi, biết đời nào mới ngóc đầu lên nổi, sau này con mình lớn lên nữa…”. Nói đến đây, chị Phượng, quê Phú Tân, đỏ hoe mắt. Chị Phượng kể, 18 tuổi chị lên Sài Gòn làm thuê. Nhà đông anh em, thuở nhỏ không được học hành tới đâu nên người ta chỉ giới thiệu cho chị giúp việc nhà. Ngẫm lại đã hai mươi mấy năm sống bằng nghề làm mướn, chị không nhớ đã đổi bao nhiêu chỗ làm. “Có lần tui làm ô sin cho một gia đình ở quận Bình Tân, bà chủ nói bị mất một triệu rưỡi tiền mặt, ai cũng nghi là tui lấy và mời Công an đến làm việc. Tui có nói thế nào, họ cũng không nghe nên bị đưa lên phường lập biên bản. Tui sợ, tui ức nhưng chỉ biết khóc. Một tuần sau, tui mới được minh oan vì số tiền đó do “con trai cưng” trong nhà trộm đi chơi bời. Tui cũng thôi không làm việc nữa”.
Xót xa nỗi mưu sinh quê người - ảnh 2

Chuẩn bị vào giờ làm, ai cũng ăn gấp, đi chợ vội để có đồ ăn cho bữa tối.

Dù đã gần Tết, vẫn có rất nhiều người rời An Giang lên tỉnh Bình Dương tìm việc làm. Trên xe khách, chúng tôi gặp đủ đối tượng, già có, trẻ có. Từ bến xe, những người muốn đi vào trung tâm TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) được “tống” lên chiếc xe trung chuyển nhỏ, ghế ngồi rất ít nên ai cũng chen chúc, không gian còn lại để chứa hàng hóa. Mắm, cá khô, bông súng, gạo… lâu lâu nghe tiếng cục cục còn biết có cả gà. Bà Mẫn (62 tuổi) quê An Phú) mái tóc đã bạc trắng hơn nửa đầu vừa tò mò quan sát cảnh bên ngoài vừa xem chừng mấy bao đồ và can nước mắm. Chừng đó thứ lỉnh kỉnh là quà quê bà đem theo để thăm con gái. “Con làm trên đây mà phải đem theo lương thực “cứu trợ” nữa à?” - Có người hỏi. Bà cười: “Gần Tết rồi, tui đem vài món đồ khô cho nó ăn dần, trong này còn có đồ của bạn nó gởi nữa. Lần nào gọi điện về nó cũng nhắc thèm món mắm kho, cá đồng, rau dưa này nọ mà không dám mua, để dành tiền gửi về nhà”. Gia đình có 6 người thì 4 đứa con bà Mẫn đều lên Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh để làm công nhân. Cùng quê ở An Phú, bà Nguyễn Thị Sáu lên Bình Dương đợt này để nhận việc giữ trẻ. “Người trẻ làm công nhân thì mấy bà già cũng giữ trẻ kiếm tiền được vậy. Một tháng giữ con cho người ta (cũng là con của công nhân) lo bữa ăn, giấc ngủ được 1,5 triệu đồng. Giữ được nhiều đứa coi như cũng được bộn tiền hơn ngồi nhà ở không” - bà xởi lởi kể.

Ghé thăm vài điểm nhà trọ, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì suốt từ sáng đến tối, hầu như phòng nào cũng đóng cửa im lìm. “Ai nấy lo làm ca đêm, ăn vội vàng, ngủ ít hơn và tiết kiệm triệt để. Gần tới Tết, không ai dám xài gì hết vì ai cũng mong có chút tiền kha khá, nào mua vé xe, nào sắm sửa này nọ để không phải mang tiếng đi làm ăn xa mà về tay không” - bà chủ một nhà trọ cho biết. 6 giờ sáng, sâu trong những con hẻm, công nhân trong những bộ đồ đồng phục khác nhau chen chúc đổ ra đường, có người xách theo cà-mên đựng đồ ăn, có người tấp vội vào quán điểm tâm bên vỉa hè để lót dạ, cũng có người tranh thủ mua vài món đồ để nấu cho bữa tối vì phải làm ca đêm không thể đi chợ. Ngày mới ở chốn đô thành bắt đầu với muôn nẻo mưu sinh của những người xa xứ.

Còn tiếp

Theo Báo An Giang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !