Xóm đảo giữa đồng bằng sông Hồng

Giữa đồng bằng sông Hồng, có một xóm nhỏ, mấy chục năm nay vẫn được gọi là xóm “Côn Đảo”.
Xóm đảo giữa đồng bằng sông Hồng - ảnh 1

Anh Phạm Đình Tốt, làm nghề chở đò ở ngã ba sông Cửu An 26 năm nay

Ở đó không chỉ có những câu chuyện về người sống khổ cực đủ bề mà còn cả những câu chuyện người chết đi rồi vẫn chưa hết khổ. Vì cách trở đò giang, vào mùa bèo Tây, mỗi đám hiếu, hỉ qua sông là nỗi ám ảnh của cả xóm làng.

Xóm Tiền Giang, thôn Cự Lộc, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương nằm ở ngã ba hai con sông Cửu An và Cửu Yên. Ngã ba sông này đã chia cắt một phần thôn Cự Lộc thành “xóm đảo” riêng. Mọi việc đi lại trong xóm từ học hành, cưới hỏi đến ma chay đều phải nhờ đến con đò nhỏ qua ngã ba sông.

Qua sông cách trở…bèo Tây

Khi gia đình nào trong xóm có người mất thì việc lo lắng nhất không phải là tổ chức ma chay, cỗ bạt thế nào, mà là làm sao để đưa người chết qua sông, về nơi an nghỉ cuối cùng được suôn sẻ. Anh Phạm Đình Tốt, làm nghề chở đò ở xóm 26 năm nay cho biết: “Mỗi đám ma chay, cưới hỏi, phải mất từ 10 đến 20 chuyến đò đi về mới chở hết bà con sang sông. Nhưng khổ nhất là vào mùa nước cạn, mùa bèo Tây. Những lúc đó phải kêu gọi tất cả bà con trong xóm xuống giãn bèo, đẩy đò sang sông. Có đám, phải đưa quan tài và người nhà sang sông từ đêm hôm trước, vì sợ sớm hôm sau bèo về, không đi được”.

Xóm Tiền Giang được hình thành từ năm 1965-1968, lúc đầu chỉ có vài hộ gia đình sang đây ở để tiện đi làm đồng ruộng. Đến bây giờ, xóm đã có 40 hộ với 212 nhân khẩu. Nhưng thanh niên trong làng, người có tiền thì đã sang bờ bên kia mua đất, làm nhà, hoặc lên thành phố làm ăn. Chỉ còn những người già, đau yếu, bệnh tật và những gia đình nghèo ở lại xóm.

Nỗi ám ảnh đi lại không chỉ đối với người lớn, mà ngay cả trẻ nhỏ cũng rất nhọc nhằn vì trường nằm ở bờ bên kia. 30 em nhỏ trong sáng phải đi từ sớm tinh mơ, để đợi được sang đò. Ngày trước, phải dùng thuyền nan chèo tay thì mỗi chuyến chỉ chờ được 4 đến 5 em. Vì thế, các em muộn học là chuyện thường xuyên, chưa kể những ngày giá lạnh, mưa gió, chẳng có gì để đảm bảo an toàn cho các em.

Vào mùa bèo Tây, từ tháng 4 đến tháng 8, sáng nào bèo trôi kín mặt sông từ sớm, quấn chặt lấy đò, không đi được, thì các em phải nghỉ học, hoặc đi vòng lối xa hơn 5 đến 7 km.

“Có lần các cháu đi học về thì đúng lúc bèo về, đò không chạy được, vậy là gia đình phải gọi điện, cho các cháu ngủ nhờ bà con xóm bên kia sông, đợi lúc bèo tan mới về được” – chú Nguyễn Văn Lý, một người dân trong xóm chia sẻ.

Vì việc đến trường cách trở đò giang, nên mấy chục năm nay, cả xóm mới có một vài người được đi học trung cấp, còn lại, hầu hết các cháu học đến cấp III rồi bỏ dang dở, đi làm ăn.

Xóm đảo giữa đồng bằng sông Hồng - ảnh 2

Một căn nhà bỏ hoang trong xóm vì chủ nhân đã sang bờ bên kia ở

Người dân ở đây cũng đã quen với hình ảnh những cô dâu, chú rể và quan viên hai họ đứng hai bên bờ sông vẫy tay chào nhau vì “cách trở bèo Tây” không sang được. Mấy năm trước, đã có người bị ngã đò, chết đuối khi đưa dâu qua sông.

Thắp đèn dầu, dùng nước sông

Không chỉ khổ cực vì đi lại ngăn sông cách đò, mà người dân ở “xóm đảo” Tiền Giang đến bây giờ vẫn còn phải thắp đèn dầu, dùng nước sông để sinh hoạt.

Chỉ vào đường dây điện trong xóm, ông Nguyễn Thanh Tùng, trưởng xóm ngán ngẩm: “Có đường dây điện đấy, nhưng yếu lắm, không dùng được. Buổi trưa, muốn ăn cơm thì phải cắm từ sáng sớm, buổi tối thì cắm từ lúc 3h chiều. Chứ từ 10h đến 12h trưa hay từ 4h chiều đến đêm là điện yếu không dùng được. Cả xóm vẫn phải thắp đèn dầu buổi tối. Nên người ta còn gọi đây là xóm đom đóm”.

Không chỉ thiếu điện, đến nay, đa số các hộ gia đình trong xóm vẫn phải gánh nước sông về dùng, vì không có tiền làm giếng khoan. Nhà nào khá hơn thì có thêm chiếc bể lọc.

Cả xóm mới có một cửa hàng tạp hóa nhỏ của anh Vũ Đình Thư, đủ để phục vụ những sinh hoạt thứ thiết yếu nhất cho bà con. Còn muốn mua đồ lớn hơn thì phải sang sông, lên thị trấn Tứ Kỳ.

Xóm đảo giữa đồng bằng sông Hồng - ảnh 3

Mọi việc đi lại từ xóm ra bên ngoài đều bằng con đò nhỏ qua ngã ba sông

 Trong xóm không có y, bác sĩ, mỗi khi có người ốm, đau đều phải qua đò sang trạm y tế xã. “Khổ nhất là lúc đêm hôm, có người sinh con, hay bệnh tật gấp khúc, không biết làm thế nào được” – Chị Nguyễn Thị Tho, một người nghèo khổ nhất xóm cho biết.

Căn nhà cấp 4 xiêu vẹo mà chị Tho đang ở là của người em họ để lại cho mượn sau khi đã mua đất làm nhà ở bờ bên kia. Trong nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc bàn uống nước và chiếc ti vi đen trắng của một người bà con cho. Hằng ngày, chị đi mò cua, bắt cá, cuốc đất, tát nước thuê ở làng bên, cũng được 20 đến 30.000đ. Nhưng số tiền đó chẳng đủ để chi tiêu cho một mẹ già và hai mẹ con chị mua thức ăn, đồ dùng sinh hoạt. Cậu con trai của chị học xong cấp III, nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.

Những gia đình khác trong xóm, hoàn cảnh cũng không khấm khá hơn chị Tho là mấy.

Xóm đảo giữa đồng bằng sông Hồng - ảnh 4

Chị Tho, một trong những người nghèo nhất xóm đảo

Ước mơ trở lại “đất liền”

Ông Tùng cho biết, nhiều lần họp thôn, họp xã, ông đã nêu kiến nghị của bà con xin một chiếc máy bơm để tưới tiêu cho đồng ruộng nhưng vẫn chưa được. Hiện nay, gần 10ha ruộng ở xóm vẫn phải tát nước bằng gầu múc tay.

Thấy tình cảnh bà con đi lại khó khăn, thuyền nan chèo tay nhỏ, không đảm bảo an toàn nên năm 2008, xã đã đầu tư kinh phí hơn 100 triệu sắm chiếc đò to hơn, chạy bằng dầu. Đồng thời xã cử hai người đi học lấy chứng chỉ lái đò về chở miễn phí cho bà con.

Những người dân sống ở xóm này vẫn ngày ngày trông ngóng sẽ có một cây cầu nhỏ được bắc qua ngã ba sông, nối liền xóm đảo với “đất liền”. Nhưng đó cũng là điều không thể, vì theo ông Nguyễn Đức Mạnh, Chủ tịch UBND xã Minh Đức cho biết: “Ngã ba sông Cửu An là trục giao thông đường thủy quan trọng từ Hải Dương sang Thái Bình, Hưng Yên, hằng ngày có mấy chục lượt tàu bè đi lại, nên việc làm cầu chỉ để phục vụ xóm Tiền Giang là điều không thể vì rất tốn kém”.

Sống chung với cái nghèo khổ, thiếu thốn mấy chục năm nay, người dân xóm đảo Tiền Giang chỉ mong ước một ngày gần nhất, sẽ được lại “đất liền” ở bờ bên kia. Nhiều hộ gia đình đã góp nhặt tiền của để mua đất, làm nhà ở khu tái định cư bờ bên kia, bỏ hoang những ngôi nhà trên xóm đảo.



Vũ Hoàng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !