Xóm chạy thận cuối năm: Hiu hắt vì bận mưu sinh, chạy thận xuyên Tết

Những ngày cuối năm, khi người người đổ về quê ăn Tết, người dân Hà Nội nô nức đi mua sắm thì với những người chạy thận, họ không cảm nhận được ngày Tết đã về.

Long đong trốn bảo vệ bệnh viện để mưu sinh

Vẫn túi đựng chiếc phích nước nóng và vài chiếc cốc đi rong ruổi khắp bệnh viện bán nước cho bệnh nhân, bà Hà Thị Lựa - quê Bắc Giang đồng thời là bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Bạch Mai, chưa biết khi nào mình về đón Tết.

Xóm chạy thận cuối năm: Hiu hắt vì bận mưu sinh, chạy thận xuyên Tết - ảnh 1

Bà Lựa tất tả với gói hàng ngày cuối năm.

Bà Lựa kể bà bị suy thận 6 năm và năm nào bà cũng ở lại Hà Nội đến sáng mùng 1 mới về nhà. Với bà Lựa, ca chạy thận cuối cùng kết thúc vào 9h tối ngày 30 cũng không kịp để bà về nhà đón giao thừa với người thân. Khắc khoải về những ngày tháng đã qua, bà Lựa chỉ thở dài "cuộc đời mỗi người một số phận, ông trời cho sức khỏe thì mình biết đó là quý nhưng không có sức khỏe cũng đành chấp nhận, lâu dần thành quen".

Ngày đầu lên Hà Nội chạy thận, mỗi khi gọi điện về người thân còn hỏi có về quê ăn Tết không, người thì hỏi bao giờ về. Nhưng lâu nay, việc sống tại bệnh viện thành quen nên cũng chẳng ai hỏi bà có về ăn Tết không. Có năm đêm 30 chồng hay con trai lên đón về. Không kịp, bà đợi đến sáng mồng 1 về rồi mồng 3 lại lên ngay vì không lọc máu đúng lịch bà Lựa bị sốt và mệt ngay.

Ngày sát Tết bà vẫn tất tả mưu sinh với làn nước đi bán rong. Mỗi ly nước 2 nghìn đồng nhưng nhiều khi vẫn bị bảo vệ bệnh viện thu. Bà bảo "mình chẳng trách họ đâu, mình muốn làm thêm tý thì chịu chứ họ thông cảm lắm đấy. Thi thoảng vẫn phải bắt nếu không thì thành cái chợ vì trong khoa thận ai ai cũng muốn làm gì đó kiếm thêm chút tiền".

Bà Lựa cũng may mắn hơn nhiều người là nhà cách Hà Nội 60km, con trai còn trẻ chưa có gia đình nên thường cố gắng chạy xe lên Hà Nội đón mẹ về ăn Tết chứ nhiều người ở xa, ca chạy thận rơi vào đúng mồng 1 Tết thì họ không dám về quê mà ở lại bệnh viện. Những ngày này, khu phòng trọ dành cho bệnh nhân chạy thận trong bệnh viện Bạch Mai trở nên hiu hắt. 

Với những người mắc phải căn bệnh nhà giàu như bà Lựa thì có được chỗ ngủ nghỉ qua ngày đã là tốt. Mấy ngày nay, bệnh viện thưa thớt hơn nhưng bà vẫn xách chiếc làn với cái điếu cày, phích nước đi bán nước trà rong. Gặp người cùng cảnh ngộ họ chỉ nhìn nhau rồi cười hỏi bán được nhiều không. Tuyệt nhiên những câu từ như "bao giờ về quê ăn Tết hay mua sắm được gì chưa?" là không bao giờ có.

Chật vật lo mưu sinh ngày Tết

Ngõ Cột Cờ, đường Giải Phóng, Hà Nội được người ta gọi là xóm chạy thận. Nói là xóm nhưng thực ra khu này là khu nhà trọ dành riêng cho bệnh nhân chạy thận với những khu nhà trọ lụp xụp, chật chội, tường hoen mốc. Những chủ nhà trọ ở đây cũng chẳng muốn đầu tư xây dựng lại vì khách hàng trọ đều là người nghèo khổ mắc bệnh nan y.
Xóm chạy thận cuối năm: Hiu hắt vì bận mưu sinh, chạy thận xuyên Tết - ảnh 2

Tiêu điều xóm chạy thận ngày cuối năm.

Anh Tuất trú tại Hòa Bình sống tại xóm chạy thận này chia sẻ, anh về đây đã hơn 9 năm, đó là khoảng thời gian anh cảm nhận rõ tình yêu giữa con người với con người nhất bởi ai cũng sát cánh bên nhau tìm kiếm lại sự sống cho mình. Có hộ khẩu tại xóm nhưng anh ít xuất hiện vì hàng ngày anh phải lo công việc làm thêm. Khi thì chạy xe ôm, lúc thì làm bảo vệ. Với anh, ngày Tết là dịp anh ở lại Hà Nội làm thêm nhiều nhất từ chuyển đồ, dọn vệ sinh cho đến làm bảo vệ cho một vài doanh nghiệp mấy ngày Tết.

Tết năm nay, anh Tuất lo vài việc làm và theo như bảng kế hoạch anh đã kín lịch. Anh kể "tôi đi làm bảo vệ ban đêm, ngày nào phải vào viện thì vào không lại về nhà nghỉ ngơi, khi nào khỏe thì ra đường làm vài chuyến xe ôm.

Dịp Tết năm trước anh Tuấn làm xe ôm kiếm được khá tiền. Đầu năm, nhiều khách quen biết hoàn cảnh họ khó gọi taxi hơn thì sẽ gọi điện cho anh đến đón. Anh bảo "tôi làm thêm quen rồi chứ nhiều người dịp Tết muốn đi làm thêm cũng khó vì công việc không phải ai cũng làm được".

Ông Nguyễn Quang Bình trú tại Thọ Xuân, Thanh Hóa tâm sự "Tôi bị bệnh 7 năm nay. Ngày Tết ở lại Hà Nội buồn lắm nhưng không thể về quê được. Đường xá ngày Tết đi lại đông đúc, xe cộ đắt đỏ nên tôi ở đây. Người nhà gửi bánh chưng và mứt ra để tôi cùng với bạn sống chung phòng ăn đón giao thừa". 

Căn phòng rộng chưa đầy 9 m2 nhưng ông Bình ở chung với hai người và ai cũng đang đi làm thêm. Tối 30 họ sum họp nói những câu chuyện đầu năm đầy vui vẻ tuyệt đối không có mùi bệnh viện, bệnh tật.

Điều người đàn ông 65 tuổi này mong mỏi là khỏe hơn chút để ra ngoài làm thêm cái gì. Khi thì ông đi nhặt đồng nát ở khu Hồ Gươm, khu bến xe hay mua bịch bánh mì to ra công viên bán, bạn cùng phòng nhận giày về nhà đánh thì ông làm chung. 

"Ngày Tết vợ con tiêu nhiều nên mình cũng muốn làm thêm giúp đỡ vợ con tý  thôi nhưng cảm thấy vui và cuộc sống của mình còn ý nghĩa. Có năm, trời lạnh quá tôi đi nhặt đồng nát về xong lại bị ốm" - ông Bình nói. Nhìn về phía trước, ông cười "bị bệnh mãn tính thì phải sống chung với nó nên lâu dần cũng thành quen rồi, mắc bệnh này thì cứ xác định là không có Tết.

Khánh Ngọc

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Đang cập nhật dữ liệu !