Xin đừng gọi tôi là Giáo sư!

Lẽ thường ở Việt Nam, những ai đã từng được phong là Giáo sư sẽ mãi được xưng và được gọi là Giáo sư. Bản thân các Giáo sư, Phó Giáo sư cũng không phản đối khi được xã hội gắn cho cái học hàm này trước tên của mình.

Tuy nhiên, với Sử gia kinh tế Đặng Phong (1937-2010), có lần ông đã phải “xin” không gọi ông là Giáo sư, mặc dù chức danh Giáo sư của ông còn “oách” hơn so với rất nhiều giáo sư trong nước.

Câu chuyện diễn ra từ cách đây hơn 7 năm, đó là sáng 09/12/2009 trong buổi giới thiệu hai cuốn sách của Đặng Phong. Hai cuốn sách có tên gọi “Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989”  (Nhật ký thời bao cấp) và “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới”.

Buổi giới thiệu sách do NXB Tri Thức và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (nay là Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) tổ chức với sự tham gia của đông đảo các nhà kinh tế, sinh viên ngành kinh tế và các phóng viên.

Trong buổi ra mắt sách đó, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm, đã phát biểu khai mạc và gọi ông là “Giáo sư Đặng Phong”, một cách tự nhiên giống như báo chí vẫn gọi. Tuy nhiên, bất ngờ đã diễn ra khi câu đầu tiên nói với mọi người, Sử gia kinh tế Đặng Phong đã nói: “Xin mọi người đừng gọi tôi là Giáo sư vì ở Việt Nam tôi không phải là Giáo sư!”

Đặng Phong cũng “tranh thủ” nhắn nhủ với các phóng viên không nên gán cho ông cái mác “Giáo sư”. “Tôi chưa bao giờ được nhà nước Việt Nam phong Giáo sư và cũng chưa bao giờ xin được phong Giáo sư” - Sử gia kinh tế Đặng Phong nói - “Ra nước ngoài thì tôi là Giáo sư, nhưng về Việt Nam, khi con dấu nhập cảnh đóng cộp vào tấm hộ chiếu thì tôi không còn là Giáo sư nữa”.

Xin đừng gọi tôi là Giáo sư! - ảnh 1

Sử gia kinh tế Đặng Phong (trái) trong buổi ra mắt hai cuốn sách đình đám của mình vào năm 2009.

Sở dĩ có chuyện như vậy là bởi Sử gia kinh tế Đặng Phong là Giáo sư mời của một loạt các trường đại học danh giá trên thế giới, bao gồm: ĐH Aixen Provence, năm 2007; ĐH Cambridge, 2005; ĐHQG Monterey Bay, California, 1997; ĐH Macquarie, Sydney, 1996, 2000; ĐHQG Australia (ANU), 1994; ĐH Irvine, California, 1994; ĐH Paris 7 các năm 1991, 1992, 1993.`

Ngoài ra, ông còn là Chuyên gia mời của Viện Nghiên cứu CNXH, Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2008; Viện Hàn lâm khoa học Cuba, 2007; Ngân hàng Desjardin Montreal, Canada, 1994; Chủ tịch Tiểu ban Kinh tế tại Euro Viet III, Amsterdam, 1997. 

Ở trong nước, ông là Ủy viên Hội đồng Khoa học, Trưởng phòng Lịch sử kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam; Chủ nhiệm khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Ông cũng đảm nhận vai trò Chủ nhiệm một loạt đề tài cấp Bộ như: Biên niên kinh tế Việt Nam, 2008-2009; Từ đổi mới tư duy đến đổi mới kinh tế, 2005-2006; Những mũi đột phá trong kinh tế Việt Nam, 2003-2004; 60 năm kinh tế Việt Nam 1945-2005.

Trao đổi với PV Infonet, một chuyên gia về giáo dục (đề nghị được giấu tên) cho biết, ở một số nước, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư là do các trường Đại học công nhận cho các cá nhân tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Chức danh này chỉ được công nhận trong một thời gian nhất định, chứ không có giá trị mãi mãi như học vị Tiến sỹ. Trường hợp của Sử gia kinh tế Đặng Phong cũng như vậy. Đó là lý do ông từ chối được gọi là Giáo sư khi đang ở Việt Nam.

Trong khi đó, tại Việt Nam, để được công nhận là Giáo sư hay Phó Giáo sư phải được sự công nhận của nhà nước thông qua “Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước”.

Vị chuyên gia về giáo dục này chia sẻ quan điểm cá nhân: “Không nên “nhà nước hóa” các chức danh giáo sư. Đã đến lúc nên giải tán Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Các trường Đại học phải tự chịu trách nhiệm trong việc phong Giáo sư, Phó Giáo sư và phải thực hiện việc này một cách minh bạch”.

Theo dự thảo quy định tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do Bộ GD&ĐT và Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước đưa ra, trong đó có quy định một trong những tiêu chí để được phong giáo sư là tham gia viết sách và giảng dạy.

Trong khi đó, viết sách, giảng dạy là việc làm đương nhiên của một Giáo sư. Mặc dù vậy, vị chuyên gia giấu tên tỏ ra ngán ngẩm khi cho rằng mỗi năm Việt Nam “sản xuất” hàng trăm Giáo sư, nhưng nhiều người trong số họ không nghiên cứu nên nếu có viết sách cũng sẽ chỉ đạo văn.

“Ngay cả có viết sách, cũng có rất ít Giáo sư ở Việt Nam ý thức được về một cuốn sách tử tế, đó là phải có bảng tra cứu theo vần. Các Giáo sư cũng cần phải có ít nhất 2-3 bài báo quốc tế, nếu chỉ 1 bài báo quốc tế cũng chỉ ngang với một học sinh đi thi học sinh giỏi quốc tế mà thôi. Theo tôi, nếu các Giáo sư cảm thấy không đủ tiêu chuẩn, tốt nhất hãy cứ để họ là Tiến sỹ” - vị chuyên gia này chia sẻ.

Chính phủ cũng đã phát động phong trào Cách mạng công nghiệp 4.0, phong trào này đã nhanh chóng tạo sự hứng khởi cho toàn xã hội. Do vậy đã đến lúc các Giáo sư, Phó Giáo sư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cần đem tinh thần này vào trong những nghiên cứu của mình, từ đó phụng sự tốt hơn cho tổ quốc.

Đặng Phong sinh năm 1937, tại Hà Tây và mất năm 2010. Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách nghiên cứu có giá trị về lịch sử kinh tế Việt Nam như: 5 đường mòn Hồ Chí Minh; Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến (chủ biên); Lịch sử kinh tế Việt Nam (2 tập); Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Kinh tế miền Nam Việt Nam; 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam; Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam; “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới; Tư duy kinh tế Việt Nam 1979-1989;...

Cuốn sách cuối cùng Đặng Phong viết là “Chuyện Thăng Long – Hà Nội qua một đường phố” nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, rất tiếc ông đã không thể sống để chứng kiến đứa con tinh thần của mình ra đời. Tháng 12/2010, cuốn sách chính thức được giới thiệu đến độc giả khi tròn 100 ngày kể từ ngày mất của ông.

Nguyễn Tuân

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Á hậu Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị chê tham gia show hẹn hò tìm người yêu

Á hậu 1 Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 - Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị cho là làm giảm giá trị của danh hiệu á hậu trong mắt công chúng vì tham gia gameshow hẹn hò.

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Hoa hậu, á hậu Việt tham gia show hẹn hò và chuyện 'cọc đi tìm trâu'

Hoa hậu Đại dương Trần Thị Thu Uyên và Á hậu Hoa hậu Hoà bình Việt Nam Bùi Khánh Linh gây chú ý khi tham gia gameshow thực tế về hẹn hò "Đảo thiên đường".

Đang cập nhật dữ liệu !