Xem thầy múa dẫm, nuốt lửa ở lễ hội Rija Nagar
Thầy múa lễ (Kaing) Lâm Quang Dũng ở Bình Tiến, Phan Hiệp (Bắc Bình- Bình Thuận) đang thực hiện động tác nuốt lửa trong lễ hội Rija Nagar của người Chăm. |
Cứ vào đầu tháng Giêng theo lịch của người Chăm, hầu hết các làng palei Chăm đều tổ chức lễ hội Rija Nagar hay còn gọi là lễ hội "Đạp lửa đầu năm" nhằm tưởng nhớ đến công ơn của nữ thần Po Inưga, các thần làng và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân sinh vật thịnh.
Lễ hội "Đạp lửa đầu năm" của người Chăm còn mang ý nghĩa xua tan tiết trời nắng nóng của mùa khô ở thời điểm cuối năm, tống đưa những xấu xa còn xót lại của năm cũ để đón nhận những điều may mắn tốt đẹp, phước lành đến năm mới cho dân làng. Đây cũng là lễ hội ra quân sản xuất đầu năm của người Chăm khi tiếng sấm vang rền.
Cùng Infonet tham gia vào lễ hội "Đạp lửa đầu năm", lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận:Để chuẩn bị cho lễ hội "Đạp lửa đầu năm", tất cả thành viên trong gia đình đều phải dậy từ trước 5h sáng để làm công tác chuẩn bị |
Rija Nagar là một trong những lễ hội quan trọng nhất và mang đậm tín ngưỡng dân gian của người Chăm, nên được người dân hết sức chú trọng |
Lễ vật dâng cúng thần linh bao gồm 02 con gà, 05 mâm cơm, 03 nải chuối, 01 quả dừa, nến, hương trầm... |
Và không thể thiếu trầu cau. |
Người được coi là quan trọng nhất trong lễ cúng làông thầy múa lễ (Kaing). Trong ảnh: Thầy múa lễ Lâm Quang Dũng (Bắc Bình- Bình Thuận) đang chuẩn bị hành lễ. |
Đi theo thầy múa lễ là cả một dàn nhạc hòa âmcủa điệu trống Ginăng, trống Paranưng và giai điệu của tiếng kèn Saranai |
Khi tiếng nhạc vang lên thì cũng là lúc đống lửa đã được đốt. Trong ảnh: Thầy lễ đang nhảy múa theo ngọn lửa |
Trong khi làm lễ cúng, thầy cúng gần như ở trạng thái bị thôi miên |
và liên tục dẫm lên đống lửa có than hồng đỏ rực đang cháy |
Mà không hề cảm thấy nóng, hay bị bỏng |
Sau màn dẫm, đạp lên lửa. Thầy cúng tiếp tục hành lễ với động tác "nuốt lửa" vào bụng. |
Thầy cúng cầm trên tay 5 cây nến đã được châm lửa và chụm lại thành một... |
và đưa ngọn lửa vào miệng để thực hiện động tác "nuốt lửa". |
Thầy cúng thực hiện động tác "nuốt lửa" ba lần liên tiếp cho đến khi ngọn lửa ở các cây nến tắt hẳn |
Động tác dẫm lửa, nuốt lửa có ý nghĩa xua tan tiết trời nắng nóng của mùa khô ở thời điểm cuối năm, tống đưa những xấu xa còn xót lại của năm cũ để đón nhận những điều may mắn tốt đẹp, phước lành mang đến năm mới cho dân làng. |
Sau khi thực hiện các bước trong màn lễ, thầy múa lễ cẩn thận lấy rượu trắng nhỏ lên những cục than hồng đặt ở bát trước mâm cúng để hóa phép và cũng là điểm báo lễ "Đạp lửa đầu năm" đã kết thúc. |
Lễ "Đạp lửa đầu năm" đồng thời cũng là lễ hội ra quân sản xuất đầu năm của người Chăm khi tiếng sấm vang rền. Do vậy dân gian Chăm có câu “Khi nghe tiếng sấm Đông Tây, người Chăm chợt nhớ là ngày đầu năm”. |
"Lễ hội Rira Nưga hay còn gọi là “Đạp lửa đầu năm”, là một lễ thức do cộng đồng làng Palei người Chăm thực hiện theo lời hứa của cha ông mình trước thánh mẫu Po Inư Nưga, thượng đế “Po Aloăh” và linh hồn tổ tiên. Lễ hội nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của dân làng đối với thượng đế, thần linh và đất trời đã phù hộ độ trì cho làng palei được sức khỏe bình an làm thỏa mãn ước nguyện của những người đã khuất". Ông Lâm Tấn Bình, giám đốc Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, Bình Thuận cho biết.