Xem máy bay Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ở Bảo tàng
Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều máy bay chiến lợi phẩm của quân Mỹ viện trợ cho Quân đội Sài Gòn. Cụ thể, trong đòn tiến công chiến lược giải phóng Sài Gòn từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975, quân giải phóng đã tiêu diệt và thu được 500 khẩu pháo, trên 400 xe tăng, xe bọc thép, 800 máy bay, 600 tàu thuyền, 3000 xe quân sự, 270.000 khẩu súng.
Một số máy bay đã tham chiến:
Máy bay AD-5, AD-6 (skyraider)
Đây là máy bay do Mỹ chế tạo, sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam từ năm 1964- 1973, sau đó trang bị cho quân đội Sài Gòn. Quân giải phóng miền nam Việt Nam thu được tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4-1975.
Máy bay AD-5 |
AD-6 là máy bay cường kích trên hạm, có động cơ cánh quạt, tầm bay xa, mang được nhiều bom. Máy bay AD-6 thường bổ nhào hoặc bay bằng để ném bom.
Máy bay AD-6 trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam |
Không quân Mỹ sử dụng nhiều ở chiến trường Việt Nam. AD-6 trang bị động cơ cánh quạt Wright R-3350-26WA cho phép đạt tốc độ 518km/h, tầm bay hơn 2.000km, trần bay 8.685m. AD-6 thiết kế 4 pháo 20mm và 15 giá treo mang 3,6 tấn vũ khí (bom, rocket, ngư lôi).
Chiếc AD-6 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không không quân |
Chiếc AD-6 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không không quân |
Máy bay CH-47 Chinook
Loại máy bay trực thăng vận tải hạng nặng do hãng Boeing Integrated Defense Systems (Mỹ) thiết kế và chế tạo năm 1962.
Máy bay CH- 47 |
CH-47 đã tham chiến vào chiến trường miền Nam Việt Nam từ tháng 11/1965 trong đội hình sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ, sau đó trang bị cho không quân quân đội Sài Gòn (Việt Nam cộng hòa).
CH-47 có khả năng tải 12,7 tấn hàng hóa hoặc 33-55 lính. |
Quân Giải phóng miền nam Việt Nam thu được tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1975.
Máy bay F5
Loại máy bay tiêm kích ném bom chiến thuật do hãng Northrop (Mỹ) chế tạo đưa vào sử dụng tại miền nam Việt Nam từ tháng 10/1965. Trang bị cho không quân quân đội Sài Gòn từ tháng 6/1967. Quân Giải phóng miền nam Việt Nam thu được tại sân bay Biên Hòa vào ngày 30/4/1975.
Máy bay F5, số hiệu 71.0266 |
Sau 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam thu được 3 biến thể: tiêm kích F-5A/E và trinh sát RF-5. Trong đó, F-5A được coi là thế hệ đầu của dòng tiêm kích này, nó có nhược điểm thiếu radar điều khiển hỏa lực. Còn F-5E là thế hệ hai hiện đại hơn, có kích thước lớn hơn, hệ thống điện tử hàng không tinh vi, trang bị thêm radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-153.
Máy bay có chiều dài 14m, tốc độ lớn nhất 1.698 km/h, sải cánh 8,13m. |
F-5A/E mang 3,2 tấn vũ khí trên 7 giá (2 ở đầu mút cánh, 4 dưới cánh và 1 dưới thân) treo được: tên lửa đối không AIM-9, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, rocket 70/127mm, bom không điều khiển.
Máy bay UH-1
UH-1 rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. Đây là loại trực thăng quân sự đa năng. Nó được biết dưới tên dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ là Huey.
UH-1 Huey được phát triển vào năm 1955 trong quân đội Mỹ. Chiếc máy bay được sử dụng vào năm 1959 và đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1962 dưới tên UH-1 Iroquois. Chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1976 với hơn 16.000 chiếc được sản xuất.
Khoảng 7000 chiếc trực thăng UH-1 được Mỹ triển khai trong Chiến tranh Việt Nam. |
Máy bay có tốc độ tối đa 217 km/h, tầm bay chuyển sân 507 km, trần bay 5.910 m. Sức chứa 14 người, độ bay cao lớn nhất là 3.600m, thời gian bay thực tế 2h15ph, tầm bay xa nhất 512km.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam, trực thăng UH-1 một thời đã đóng vai trò chủ lực trong chiến thuật “trực thăng vận” của Mỹ với hình ảnh những chiếc UH-1 bay rợp bầu trời miền Nam.
Máy bay trực thăng UH1 dài 17,4 m; cao 4,39 m; trọng lượng rỗng 2.365 kg, có tải 4.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 4.309 kg. |
Là loại trực thăng đa năng có thể gắn 2 khẩu súng 6 nòng với 12.000 viên đạn, bên 2 cánh treo 14 quả tên lửa để trở thành một trực thăng vũ trang yểm trợ hỏa lực lợi hại trên không. Khi tháo súng ra, nó có thể trở thành một trực thăng chở quân hoặc cứu thương.
UH-1 rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. |
Sau 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được 50 chiếc UH-1 còn nguyên vẹn của Mỹ và sử dụng cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc sau này, đặc biệt là chiến dịch bảo vệ biên giới Tổ quốc 1975-1979.
Máy bay ném bom A37
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 do hãng Cessna thiết kế chế tạo từ những năm 1960.
A-37 thiết kế với 1 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm ở mũi và 8 giá treo trên cánh – thân mang 1,2 tấn vũ khí (gồm rocket, bom và tên lửa đối không AIM-9). |
Tương tự F-5, Quân đội Mỹ không sử dụng A-37 mà chủ yếu dùng xuất khẩu và viện trợ cho đồng minh.
Máy bay A37 thu được trong đại thắng mùa xuân năm 1975. Ngày 28/4/1975, phi đội Quyết thắng của ta sử dụng 5 chiếc A-37 thu được của Mỹ đã trút loạt bom đầu tiên trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất lịch sử.