Xe tăng T-72: 40 năm vẫn không có đối thủ

Khi chiếc xe tăng T-72 đầu tiên được triển khai, Richard Nixon vẫn còn là Tổng thống, F-4 Phantom vẫn là tiêm kích của lực của Mỹ, trong khi tên lửa chống tăng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

Theo National Interest, cho đến nay, ít nhất 25.000 xe tăng T-72 đã được chế tạo, qua đó trở thành loại xe tăng thời hậu Thế chiến II được sản xuất rộng rãi nhiều thứ hai trong lịch sử, chỉ sau T-54/T-55. Việc T-72 vẫn còn được 45 quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có Nga, cho thấy sự trường tồn với thời gian của loại khí tài này.

Xe tăng T-72: 40 năm vẫn không có đối thủ - ảnh 1

Xe tăng T-72 của Nga đã được đưa vào sử dụng từ hơn 40 năm trước.

Được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô vào năm 1973, xe tăng T-72 có một khẩu pháo cỡ nòng 125mm. Khẩu pháo này có hệ thống nạp đạn tự động, từ đó, kíp vận hành chỉ còn 3 người thay vì 4 như trước đây.

Với lớp giáp có độ dày từ 410 đến 500mm, phiên bản T-72 được gia cố khá chắc chắn ở hai bên xe và tháp pháo, giúp nó có sức chống chịu cao trước những loại vũ khí của năm 1970. Tuy nhiên, đạn pháo lại đặt gần tổ lái thay vì được đặt trong một khoang riêng biệt, khiến xe tăng có nguy cơ phát nổ rất cao nếu bị bắn trúng.

Trong nhiều năm qua, T-72 đã được cải tiến rất nhiều lần. T-72A xuất hiện vào năm 1979 và có lớp giáp dày hơn so với phiên bản gốc. “Hình dáng cồng kềnh ở trước mũi xe tăng T-72A khiến quân đội Mỹ đặt cho nó biệt danh là “Dolly Parton”, tên của ca sĩ và diễn viên nổi tiếng có thân hình bốc lửa”, chuyên gia xe tăng Steven Zaloga viết.

Tiếp đó, phiên bản T-72B ra đời vào năm 1985, được trang bị một thiết bị định tầm bằng laser và có lớp giáp dày khoảng 560mm, trong khi tháp pháo được gia cố bằng chất liệu tổng hợp. Đặc biệt, một phiên bản khác của T-72B là T-72BI có thể chống chịu các loại đạn nổ có sức công phá lớn. Ngoài ra, cả T-72B và BI đều có thể phóng tên lửa từ nòng pháo của chúng. Đó là các loại tên lửa định hướng 9M119 Svir và 9M119M Refleks, có tầm bắn khoảng 5km.

Năm 2006, phiên bản T-72B2 được công bố, với lớp giáp phản ứng nổ Relickt giúp giảm bớt sức công phá của đạn pháo đối phương, cùng hệ thống gây nhiễu Shtora-1 nhằm phá hoại tín hiệu dẫn đường của tên lửa địch và hệ thống động cơ có công suất lên đến 1.000 mã lực.

Phiên bản cải tiến mới nhất của T-72 được trình làng vào năm 2010 là T-72B3 và B3M. Được coi là phiên bản nâng cấp có chi phí thấp, B3 được lắp đặt một động cơ hiện đại, hệ thống khai hỏa mới và một loại pháo mạnh hơn.

Xe tăng T-72: 40 năm vẫn không có đối thủ - ảnh 2

Phiên bản xe tăng T-72B3 đã được nâng cấp rất nhiều so với phiên bản gốc.

Không chỉ có các phiên bản T-72 do Nga sản xuất, nhiều nước khác cũng phát triển các mẫu T-72 của riêng mình. Iraq thời Tổng thống Saddam Hussein có Sư tử Babylon, một phiên bản T-72 được chế tạo từ các năm 1989 và 1990. Nam Tư cũ có M-84, Ấn Độ có Ajeya, Nam Phi có T-72 Tiger và Syria có T-72 Adra.

Hiện trên thế giới vẫn còn vài ngàn xe T-72 đang được sử dụng. Không có gì ngạc nhiên khi Nga là nước có số xe tăng T-72 nhiều nhất với khoảng 2.500 chiếc trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và khoảng 8.000 chiếc dự trữ. Theo một trang tin tiếng Nga, đến tháng 9/2016, Nga có thêm khoảng 1.000 chiếc T-72B3 nữa.

Trước mắt, T-72 vẫn sẽ là loại khí tài chủ lực của Lực lượng Tăng thiết giáp Nga, trong bối cảnh xe tăng T-80 sẽ sớm bị ngừng sử dụng, còn T-14 Armata vẫn chưa chính thức được sản xuất hàng loạt.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !