Xác định vật liệu gây nổ kinh hoàng ở Hà Đông dùng để chế tạo bom

Qua công tác khám nghiệm hiện trường, các lực lượng chức năng của Công an thành phố Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thủ đô đã thu được nhiều mảnh kim loại bằng gang, thép, được xác định là vật liệu dùng để chế tạo bom...

Ghi nhân của PV Infonet, ngày 20/3, ở khu vực hiện trường vụ nổ kinh hoàng khiến nhiều người chết và bị thương, tại khu đô thị Văn Phú, bên đường Lê Văn Lương, quận Hà Đông, Hà Nội ngày hôm qua, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng.

Xác định vật liệu gây nổ kinh hoàng ở Hà Đông dùng để chế tạo bom - ảnh 1

Người dân vẫn đứng xem lực lượng chức năng làm việc

Mặc dù đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã cho phép các phương tiện lưu thông qua một làn đường (làn đường nơi không xảy ra vụ nổ) nhưng nhiều người đi ngang qua vẫn lo sợ. “Nhà cách hiện trường khoảng 500m và không còn đường nào để đi vào trung tâm quận Hà Đông, Hà Nội nên tôi phải đi đường này. Đi ngang qua đường này nhưng tôi vẫn lo sợ vì nạn nhân đã nhiều lần cưa vật liệu dễ nổ kiểu bom như thế này rồi” - anh Nguyễn Văn Hòa nói.

Còn chị Nguyễn Thị Hoa người bán nước cánh hiện trường khoảng 300m cho biết: “Nhà người này từng cưa dạng bom như thế này 3-4 quả rồi nhưng không sao. Ngày hôm qua, người này tiếp tục cưa nên mới xảy ra sự cố như vậy. Vụ nổ xảy ra tôi thương quá, thương nhất là những người đi đường chết oan, đặc biệt là 2 mẹ con người đi chợ về”.

Xác định vật liệu gây nổ kinh hoàng ở Hà Đông dùng để chế tạo bom - ảnh 2

Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng đang phong tỏa hiện trường vụ nổ với bán kính khoảng 100m, để tiến hành khắc phục sự cố, đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nổ. Người dân khu vực đang khẩn trương thu dọn nhà.

Ở một diễn biến khác cũng liên quan đến vụ nổ đó là báo cáo số 156/BC-CAHN-PV11 ngày 19/3/2016, Công an thành phố Hà Nội báo cáo kết quả điều tra ban đầu vụ nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại trước cửa số nhà 15 - TT19, Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông như sau: Căn cứ kết quả xác minh, điều tra xác định: anh Phạm Văn Cường (SN 1975), quê ở thôn Nam Hùng, xã Nam Hưng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thuê nhà số 15 - TT 19, Khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông từ năm 2013 để hành nghề thu mua phế liệu.

Xác định vật liệu gây nổ kinh hoàng ở Hà Đông dùng để chế tạo bom - ảnh 3

Sau khi thu mua phế liệu các loại, anh Cường mang về nơi ở trọ cất giữ. Hàng ngày, anh Cường mang các loại phế liệu ra vỉa hè trước cửa nhà thuê trọ để phân loại, dùng đèn khò cắt, phá bán sắt vụn. Đến 8h30’ ngày 19/3/2016, anh Cường nhờ một nam thanh niên hàng xóm lăn giúp từ trong nhà thuê trọ ra vỉa hè trước cửa (nơi xảy ra vụ nổ) 1 khối kim loại hình trụ bằng sắt đã hoen gỉ, đường kính khoảng 40 - 45 cm, dài khoảng 80 cm, khối lượng ước khoảng trên 100 kg.

Quá trình anh Cường cắt phá khối kim loại này bằng đèn khò, nhiệt lượng đã kích nổ gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 4 người chết, 10 người bị thương, 36 căn hộ bị hư hỏng nặng, 95 căn hộ phía sau hiện trường vụ nổ bị vỡ hết kính, nứt tường, bung cửa; nhiều xe máy để ngoài đường và đi ngang qua bị hư hỏng.

Xác định vật liệu gây nổ kinh hoàng ở Hà Đông dùng để chế tạo bom - ảnh 4

Qua công tác khám nghiệm hiện trường, các lực lượng chức năng của Công an thành phố Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thủ đô đã thu được nhiều mảnh kim loại bằng gang, thép, được xác định là vật liệu dùng để chế tạo bom. Theo kết quả giám định sơ bộ của Cục Kỹ thuật hình sự Bộ Công an, thuốc nổ gây ra vụ nổ cũng là loại thường sử dụng để chế tạo bom, mìn.

Công an thành phố Hà Nội đang tích cực phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Cảnh sát PCCC TP và các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc.

Tiến Dũng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !