WHO dự báo sẽ có hàng nghìn ca nhiễm virut Ebola mới
Tây Phi có thể phải đương đầu với sự gia tăng theo cấp số nhân của dịch bệnh Ebola. Photo: PNUD |
Đồng thời, WHO kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hơn nữa để chiến đấu với dịch bệnh nguy hiểm đang hoành hành tại Tây Phi.
Cùng với cộng hòa Ghi-nê và cộng hoà Xi-ê-ra Lê-ôn, Liberia là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh Ebola. Các nước Nigeria, Senegal cũng đã báo cáo số lượng bệnh nhân nhiễm virut Ebola.
Tính đến ngày 08.09.2014, tại Liberia đã có hơn 2.000 trường hợp mắc Ebola và hơn 1.000 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong ở nước này là 58% và cũng là một trong những tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các nước bị ảnh hưởng bởi dịch Ebola.
Trong những tuần vừa qua, WHO đã cử một nhóm chuyên gia y tế đến Liberia để giúp chính phủ nước này đánh giá đúng tình hình dịch bệnh trong nước.
Trong thông cáo báo chí của mình, WHO đã nhấn mạnh “Tất cả các nước đều thống nhất rằng diễn biến của dịch bệnh Ebola đã hoàn toàn vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính phủ các nước có dịch Ebola và sự trợ giúp của các nước khác trên thế giới cũng không đáp ứng được tình hình thực tế. 14 trong tổng số 15 quận của Liberia đã phát hiện bệnh nhân Ebola”.
Tại nước này, khoảng 152 nhân viên y tế đã nhiễm Ebola và 79 người đã tử vong. Khi bệnh dịch bắt đầu xuất hiện tại Liberia thì tỷ lệ bác sỹ và bệnh nhân của nước này vẫn chỉ là 1/100.000 với tổng dân số 4,4 triệu người. Vì vậy, mỗi khi có 1 bác sỹ hoặc 1 y tá nhiễm virut Ebola hoặc tử vong thì khó khăn trong công tác phòng và chữa bệnh ở đất nước này càng trở nên khó khăn.
WHO cho biết: “Tại Liberia, cộng hòa Ghi-nê và cộng hoà Xi-ê-ra Lê-ôn, đã có một hiện tượng chưa từng xảy ra cho đến khi dịch bệnh Ebola xuất hiện. Đó là ngay khi có một trung tâm điều trị Ebola ra đời thì ngay lập tức bệnh nhân ùn kéo đến chất cứng. Như vậy có nghĩa là có rất nhiều những trường hợp mắc Ebola không được phát hiện và điều trị kịp thời.”
Cũng theo tổ chức này thì những phương pháp kiểm soát bệnh Ebola truyền thống không mang lại hiệu quả cho Liberia. Trong khi đó nó lại rất khả quan tại các vùng nhiễm bệnh khác như Nigeria, Senegal và cộng hòa dân chủ Congo.
Liên hợp quốc cũng đã tuyên bố rằng sự can thiệp của cộng đồng sẽ là chìa khóa để có được sự ứng phó hiệu quả: “Trong trường hợp cộng đồng có trách nhiệm, nhất là ở khu vực nông thôn, và thực hiện các giải pháp của riêng mình và biện pháp phongg vệ thì dịch bệnh Ebola sẽ được kiểm soát.”
WHO cũng nhận định rằng các bên liên qua trong cuộc chiến chống lại đại dịch Ebola ở Tây Phi cần phải nỗ lực gấp 3 - 4 lần so với hiện nay.
Với tư cách là tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Margaret Chan thông báo với các cơ quan liên quan và các nhà chức trách tại New York và Washington rằng chúng ta có thể phải đối mặt với sự gia tăng dịch bệnh theo cấp số nhân ở các nước đang bị nhiễm virut Ebola nặng nề. Ông cũng nhấn mạnh rằng có thể hàng nghìn trường hợp nhiễm bệnh mới sẽ được phát hiện tại Liberia trong 3 tuần tới.
Người phát ngôn của Liên Hợp quốc cho biết về phần mình, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã có những cuộc điện đàm những ngày vừa qua với các nước và các tổ chức chủ chốt để kêu gọi họ ủng hộ nhiều hơn nữa các quốc gia đang phải đương đầu với dịch bệnh Ebola.
Ông đã điện đàm với Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp François Hollande, Chủ tịch Cuba Raul Castro, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch quốc tế của tổ chức Bác sỹ không biên giới Joanne Liu. Ông cũng cám ơn tổ chức phi chính phủ này vì những sự giúp đỡ của họ đối với các nước đang nhiễm virut Ebola và thảo luận với tổ chức làm thể nào để cộng đồng quốc tế có thể tăng cường sự trợ giúp với Tây Phi.
Chú thích ảnh: Tây Phi có thể phải đương đầu với sự gia tăng theo cấp số nhân của dịch bệnh Ebola. Photo: PNUD
(Thông tin được đăng trên website WHO)