Vụ vợ bí thư xã giết người: Nhờ nhà ngoại cảm đi tìm xác mẹ

Từ khi mẹ mất tích anh Sơn và nhiều người thân như vợ, anh trai, cô... đêm nào cũng có những giấc mơ thấy mẹ về. Anh Sơn đã nhờ thầy bói, nhà ngoại cảm để tìm mẹ nhưng không có kết quả.

Đại tá Nguyễn Văn Thưởng, Phó Giám đốc công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết vẫn đang điều tra bà Lê Thị Hường (37 tuổi, vợ ông Võ Thanh Mỹ, nguyên Bí thư xã Kim Long, huyện Châu Đức) về tội giết người, hiện chưa có kết luận điều tra vụ án. “Thời gian gần đây có rất nhiều tờ báo đưa tin chưa chính xác, nhất là trong việc nghi vấn bà Hường ra tay sát hại bà Dương Thị Thủy Bình Hà (thủ quỹ, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Kim Long). Cơ quan điều tra chưa cung cấp chính thức bất cứ thông tin nào liên quan đến vụ án. Công an sẽ tổ chức họp báo khi có kết quả điều tra để tránh những phỏng đoán, suy luận không đúng”, Đại tá Thưởng nhấn mạnh.

Vụ việc bà Hà mất tích bắt đầu có đầu mối khi công an điều tra vụ án bà Hường chém chủ nợ. Vào trưa 15/1, ông Nguyễn Chí Hùng và vợ là Phan Thị Nga (SN 1960, ngụ huyện Châu Đức) nhận được điện thoại của bà Hường hẹn đến nhà để thanh toán số nợ 80 triệu đồng. Đến khoảng 15h cùng ngày, thấy vợ chồng chủ nợ đến, bà Hường mời vào nhà nói chờ chồng về lấy tiền trả và không quên khóa cổng lại. Sau đó xuống nhà cầm dao rồi truy sát vợ trồng ông Hùng kinh hoàng vì "dám đòi tiền". Rất may, người dân trong khu vực đã “giải cứu” bà Nga, ông Hùng thoát khỏi lưỡi dao của con nợ. Ngay sau đó, hung thủ Lê Thị Hường bị bắt về hành vi “giết người”.

giet nguoi

Công an tìm xương tại vườn nhà bà Hường (ảnh nhỏ) trong vụ án.

Từ đây cơ quan công an có manh mối để làm rõ về sự mất tích bí ẩn của bà Dương Thị Thủy Bình Hà (51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Chữ thập đỏ kiêm thủ quỹ xã Kim Long) vào tháng 5/2012. Vợ bí thư xã bị nghi vấn có liên quan đến vụ mất tích này.

Nói về “hành trình” đi tìm người mẹ mất tích một cách đầy bí ẩn, anh Nguyễn Hải Sơn (con bà Hà) buồn bã kể về những tai họa dồn dập ập đến với gia đình. Sau khi mẹ anh mất tích một tháng, ông ngoại anh bị tai biến ở quê nhận tin quá sốc nên qua đời. Ba anh vì u buồn mà bệnh u gan ngày càng nặng hơn, phải về Nghệ An chữa bệnh rồi cũng mất.

Từ khi bà Hà mất tích, anh Sơn thường xuyên mơ thấy mẹ. Không chỉ có anh mà còn những người thân như vợ, anh trai cũng mơ thấy bà Hà về. “Có lần tôi nằm mơ thấy mẹ bị ai đó sát hại, máu ra nhiều lắm nhưng vẫn kêu cứu. Còn em trai của tôi mơ thấy mẹ cùng ba về nhưng cứ đứng ngoài cửa khóc nhìn vào nhà…”. Ngay cả người em gái của bà Hà, cô Dương Thị Thủy, cũng có lần mơ thấy chị hiện về kêu cứu. “Dì tôi kể là thấy mẹ tôi chết, quanh người quấn bằng những sợi dây thép gai chằng chịt, máu chảy ra nhiều nằm ở giữa khu vườn nhiều cây trái. Rất có thể đó là những lời báo oán về cái chết tức tưởi của mẹ mình mà mọi người không ai nghĩ ra”, anh Sơn cho biết.

giet nguoi

Anh Sơn kể lại sự mất tích của mẹ và những giấc mơ kinh hãi.

Những người thân trong gia đình anh Sơn mang theo tấm ảnh của mẹ đi khắp nơi để hỏi thăm nhưng không ai biết tung tích. Thậm chí anh Sơn có lần nhờ thầy bói giúp tìm bà Hà. “Có thầy nói mẹ tôi đang đi lang thang về hướng Đông Nam, nhưng mọi người đi tìm nhiều ngày mà không thấy. Cũng có thầy nói mẹ tôi đang bị bắt cóc… Thậm chí tôi nhờ cả nhà ngoại cảm nhưng chẳng ai nói đúng cả”, anh Sơn nói trong sự thất vọng.

Khoảng 10 tháng trước, bà Hà mang theo mũ bảo hiểm và sổ ghi nợ rời nhà đi công việc nhưng đến tối vẫn không thấy về. Trong sổ nợ ghi, bà Lê Thị Hường có ký nhận mượn nhiều lần với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên khi bà Hà mất tích anh Sơn có đến nhà bà Hường để lấy tiền thì vợ “quan xã” này đã chối biến và nói chỉ còn thiếu 12,5 triệu đồng.

Sau 2 ngày mẹ mất tích, anh Sơn nhận được một tin nhắn từ số điện thoại lạ với nội dung: “Tí (tức anh Sơn, tên gọi ở nhà) à! Mẹ có công việc, phải đi giải quyết một số chuyện, mấy anh em đừng lo lắng gì nhé. Khi nào xong việc mẹ sẽ về. Chừng nào xử ông Thanh (chủ tịch xã) với con Thảo (kế toán trưởng) xong mẹ sẽ về. Đừng cho ai biết mẹ liên lạc với con. Công việc ở nhà con cứ để đó mẹ về lo, đừng gọi mẹ. Điện thoại này mẹ mượn”.

Sau khi đọc tin nhắn, anh Sơn gọi vào số thuê bao nhưng không liên lạc được, sau đó anh đưa thông tin cho công an. Tuy nhiên, công an xác định số thuê bao nhắn tin là số khuyến mại của một người ở tận miền Tây. Nội dung tin nhắn đúng với những gì mà trước đó bà Hà làm đơn gửi đến cơ quan chức năng tố cáo các sai phạm về vấn đề tài chính của UBND xã Kim Long. Trong đơn bà Hà còn nêu đích danh một cán bộ đã nhiều lần giả chữ ký của người khác để nhận tiền, bỏ túi riêng.

Nửa tháng sau, anh Sơn gọi vào số máy của mẹ thì bất ngờ nghe tiếng chuông. Sử dụng số này là một người chạy xe ôm. Sau khi điều tra, cơ quan chức năng xác định chiếc điện thoại đó là của bà Hà được bà Hường mang đến một cửa hàng ở xã Xuân Mỹ (huyện Cẩm Mỹ) bán với giá 900.000 đồng.

Căn cứ lời khai của chủ cửa hàng bán điện thoại, công an triệu tập bà Hường đến làm việc. Lúc này bà vợ ông bí thư xã Kim Long thừa nhận là người đã bán chiếc điện thoại. Tuy nhiên bà Hường giải thích: “Chiếc điện thoại này tôi lượm được ở nhà khi nhóm bạn của ông Mỹ đến ăn nhậu. Chờ hoài không thấy ai quay lại lấy nên mang đi bán”. Vì không đủ bằng chứng buộc tội nên công an huyện Châu Đức đã cho bà Hường về.

Sau 2 tháng bị bắt giữ về hành vi giết người, lực lượng cơ quan điều tra công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành khám xét vườn nhà bà Lê Thị Hường vì nghi ngờ đã sát hại bà Hà rồi đốt xác phi tang. Sau gần 2 giờ đào xới trên khu đất trống trong vườn trồng xen canh cây cà phê và tiêu, lực lượng cảnh sát đã tìm thấy nhiều mảnh xương chậu, xương cổ, răng và đốt sống nằm dưới lớp đất dày từ 10 - 20 cm, hầu hết bị đập nát và có dấu hiệu bị đốt cháy trước khi chôn lấp. Cơ quan chức năng đang tiến hành giám định mẫu xương này.

M.n

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !