Vụ tử vong do viêm tuỵ cấp ở BV Chợ Rẫy: Chuyển bệnh nhân đi Mỹ dễ hay khó?

Vụ việc nam thanh niên 19 tuổi tử vong do viêm tuỵ cấp ở Bệnh viện Chợ Rẫy được dư luận chú ý, tuy nhiên theo nhiều bác sĩ với bệnh viêm tuỵ cấp rất nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao hơn nữa việc đi Mỹ không dễ như bà mẹ chia sẻ.

Viêm tuỵ cấp là gì?

Số liệu thống kê ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 15 nghìn bệnh nhân tử vong do viêm tụy cấp (VTC), cứ 10 trường hợp VTC nặng thì 3 – 4 người chết, những người sống sót sẽ rời viện trong trạng thái sức khỏe đã bị tổn hại nghiêm trọng.

Bình thường, tụy tiết ra các tiền chất khi xuống ruột sẽ được hoạt hóa trở thành các Enzyme tiêu hóa thức ăn như tinh bột, đạm, chất béo. Vì lí do nào đó, các tiền chất vừa mới tiết ra đã bị hoạt hóa ngay tại tụy, trở thành các Enzyme tiêu hủy luôn nhu mô tụy, gây nên tình trạng viêm và hoại tử; các chất độc giải phóng từ tế bào chết sẽ khiến cho bệnh nhân bị mất mạng.Vì tính phổ biến và sự nghiêm trọng của căn bệnh này, cộng đồng y khoa thế giới ngay từ năm 1992 đã họp ở Atlanta để thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán, phác đồ điều trị, phương thức cập nhật kiến thức VTC cho tất cả các quốc gia.

Đó là những lí do để các bệnh viện ở Mỹ chưa phải là thiên đường cứu sống bệnh nhân VTC.

Đứng trước một bệnh nhân VTC, bác sĩ luôn phải thận trọng trong việc diễn giải và hành động, cho dù đó là bác sĩ giỏi nhất và thường xuyên cập nhật kiến thức.

Nhưng thật tiếc, câu chuyện bệnh nhân 19 tuổi tử vong ở Bệnh viện Chợ Rẫy khi được chia sẻ trên mạng xã hội, nó không dừng lại ở nỗi đau của một gia đình, mà thổi bùng thành một cơn sốt trong cộng đồng, làm tổn thương sâu sắc cả 2 phía là người dân trong xã hội và nhân viên y tế trong hệ thống y khoa.

Trong câu chuyện này, các trang mạng xã hội đã làm mờ ranh giới giữa cộng đồng với cuộc sống cá nhân, các bài viết và ý kiến bày tỏ quan điểm của nhiều người còn thiếu đúng đắn, đã dẫn dắt dư luận nhìn theo hướng cực đoan, làm cho chính những người trong cuộc cũng bị mất kiểm soát.

Đi Mỹ dễ hay khó?

Trên tài khoản FB nhận là mẹ của bệnh nhân viết nguyện vọng đưa con sang Mỹ điều trị. Theo nội dung của Status, chuyến bay SOS gồm 1 bác sĩ Mỹ và 2 trợ lí, cùng máy móc tối tân, chi phí 7 tỉ đồng. Tiền chữa trị từ 1,5 – 2 triệu đô la. Điều kiện làm VISA là một bản tóm tắt bệnh án bằng tiếng Anh và giấy xác nhận căn bệnh này ở Việt Nam không chữa được.

Nhưng sự việc không đơn giản như vậy. Để đưa được bệnh nhân sang Mỹ điều trị, việc đầu tiên là Bệnh viện Chợ Rẫy phải cung cấp Medical Report, bệnh viện bên Mỹ căn cứ vào đó và qua trao đổi điện thoại hoặc các hình thức khác để đánh giá tình trạng bệnh nhân, từ đó quyết định nhận hay không nhận điều trị.

Bước thứ 2, là đơn vị vận chuyển đánh giá bệnh nhân. Cụ thể, bệnh nhân ICU (điều trị tích cực) thì phải vận chuyển bằng máy bay SOS với đầy đủ các phương tiện và nhân lực cấp cứu. Tuy nhiên, thời gian bay mất khoảng 18 tiếng, trong khi máy bay SOS chưa được trang bị máy lọc máu, nên đơn vị vận chuyển sẽ từ chối.

Giả sử bệnh nhân không phải lọc máu, tức là máy bay SOS nhận vận chuyển, thì bước tiếp theo sẽ là cơ quan bảo hiểm Mỹ khảo sát bệnh nhân. Thời gian khảo sát của bảo hiểm cũng khá lâu, rồi báo giá thỏa thuận để kí hợp đồng bảo hiểm, cũng phải mất 2 – 3 ngày.

Chứng minh năng lực tài chính, mà cụ thể là số tiền như người mẹ nói, là 7 tỉ và 2 triệu đô la, tức là khoảng trên dưới 55 tỉ đồng. Phải chứng minh tiền sạch, không trốn thuế, với hàng đống giấy tờ và mất nhiều thời gian.

Tiếp theo là bước làm VISA khẩn cấp, để nhanh phải có sự bảo lãnh của bệnh viện tiếp nhận, hoặc có sự bảo trợ của thượng nghị sĩ như bà mẹ viết trên Facebook.

Bắt buộc phải có phiên dịch chuyên môn y khoa. Phải kí cam kết không được có ý kiến vào quá trình chẩn đoán và điều trị, bất kì sự can thiệp nào vào chuyên môn sẽ bị bệnh viện bên Mỹ từ chối điều trị tiếp.

Nói chung, thủ tục đi Mỹ điều trị với bệnh nhân ICU rất khó để có thể làm được.

Nhớ lại câu chuyện bà Helen Huỳnh sống ở Mỹ, bị ung thư máu. Em gái bà là người duy nhất đủ tiêu chuẩn để hiến tủy cho chị. Có 3 bệnh viện ở Mỹ đứng ra hỗ trợ làm thủ tục để em gái sang Mỹ, nhưng suốt 4 tháng trời nỗ lực bất thành, chính phủ Mỹ kiên quyết từ chối mặc dù mọi thủ tục đều tốt đẹp, trừ mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 3 phút là bà không vượt qua, Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn đã chiếu cố cho phỏng vấn đến lần thứ 3 nhưng vẫn trượt.

Gia đình bà Helen Huỳnh đã gõ cửa các nơi cầu cứu, trong đó có Dân biểu Lowenthal, Thượng nghị sĩ Harris, Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, nhưng đều chẳng đi đến đâu. Cuối cùng, bà Helen Huỳnh phải chấp nhận cái chết trên giường ICU tại Mỹ, sau 4 tháng mòn mỏi chờ đợi.

Làm thủ tục đi Mỹ điều trị bệnh không dễ, nhất là bệnh nhân ICU, nên những người Việt có tiền thường chọn cách đi Singapore vì không phải làm Visa, các thủ tục lại khá đơn giản. Nhưng cái dở khi đi Singapore, là khi hết tiền điều trị, thì cho dù bệnh có nặng đến mấy cũng bị đuổi ra khỏi viện. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, nếu bác sĩ có sơ suất gây tử vong, thì cũng miễn ý kiến vì bác sĩ họ trả lời năng lực của họ chỉ đến đó.

Trong câu chuyện bệnh nhân 19 tuổi tử vong do VTC ở Bệnh viện Chợ Rẫy, người mẹ do quá sốt ruột và nôn nóng, bà đã gọi điện sang Mỹ và mọi thông tin đưa con sang Mỹ điều trị cũng chỉ biết qua điện thoại. Ngay như thông tin bác sĩ bên Mỹ muốn gửi thuốc về điều trị, cũng không phù hợp vì chuẩn chất lượng của Mỹ gọi là JCI quy định, bác sĩ không có quyền kê đơn và gửi thuốc từ xa như vậy.

Trong hoàn cảnh của bà mẹ đi xa có con ở nhà bệnh nặng và tử vong, chẳng ai có thể phán xét những bức xúc của bà. Cái đáng trách là những người ngoài cuộc, đáng ra họ cần có cái nhìn bình tĩnh, thấu đáo, để chia sẻ những bài viết hay bình luận có trách nhiệm; thay vì mượn những lời bức xúc trong lúc không tỉnh táo của bà mẹ, để công kích và hạ nhục đội ngũ y bác sĩ.


BS Trần Văn Phúc

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !