Vụ thuyền viên nhảy xuống biển: Tường trình từ "con tàu ác mộng"

"Con tàu ác mộng" là lời đầu tiên khi thủy thủ Hoàng Văn Hậu trú ở bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) nói với chúng tôi sau một cái lắc đầu rung mái tóc dài lút cổ và nét mặt bơ phờ sau vụ thoát thân bằng cách nhảy xuống biển đảo Tahiti.
Vụ thuyền viên nhảy xuống biển: Tường trình từ
Vợ chồng anh Hậu và con gái

10h30 ngày 15/8, anh Hậu bước vào ngõ trong sự mong chờ của gia đình và bà con láng giềng. Biết chúng tôi và phóng viên đang nóng lòng chờ nghe anh tường trình những câu chuyện suốt hơn 7 tháng trời đi lao động mà các anh cho là "khổ sai" và cú nhảy xuống biển để thoát khỏi “con tàu ác mộng” nên anh trao con gái cho vợ rồi ngồi xuống bàn giữa bà con đứng vây quanh.

Không khác gì lao động "khổ sai"

Anh kể: "Ngày 21/12/2012, từ sân bay Nội Bài, chúng tôi bay đi Hồng Kông. 10h ngày 22/12, người môi giới thuê xe chở chúng tôi đến một bãi biển nơi có một cái ghe nhỏ đang chờ. Chúng tôi ngồi ghe đi cách bờ biển ba hải lý để lên tàu đánh cá của Đài Loan. Tàu đi sau một tháng trời mới đến ngư trường cá. Từ đó bắt đầu cuộc hành trình trên biển cho đến 11 giờ ngày 9/8 khi bốn anh em chúng tôi nhảy xuống biển đảo Tahiti".

Theo anh Hậu, trong hơn 7 tháng trên tàu cá, thủy thủ không được vào bờ lần nào và mới chỉ cắt tóc một lần. Anh cũng không nhớ bao nhiêu lần bị cai tàu, máy trưởng và thuyền trưởng đánh đập hết sức dã man với những cú ra đòn không thể hình dung được. "Lần đầu tiên đi biển, chúng tôi đều bị say sóng nhưng say sóng cũng phải làm, không làm là bị tát tai ngay. Nếu làm chậm sẽ bị túm tóc dí mặt xuống sàn tàu. Trong tình cảnh chưa biết tiếng nên cai tàu chỉ lấy cái kìm mà mình lấy nhầm cái búa là nó lấy búa gõ vào đầu cho đến sưng mới thôi.

Anh Hậu phác họa những tai ương đầu tiên rồi kể tiếp: "Trên tàu có 10 người Việt Nam, Indonesia 8 người, Trung Quốc 4 người, Philippin 3 người và Mianma 2 người. Ngày nào chúng tôi cũng phải làm từ 18 -19 tiếng. Bắt đầu 4h dậy đi thả câu, 11h30 nghỉ ăn cơm. Từ 12h -18h được ngủ nhưng sau đó làm đến 4h hôm sau. Hôm nào được cá thì thuyền trưởng cho thêm lon nước ngọt hoặc một quả cam và bớt đánh đập, còn bình thường thì sáng ăn cháo trắng, hai bữa ăn chính thức ăn ít hơn do bữa ăn của 27 người trên tàu thường có hai con gà, nhưng chủ lóc thịt còn xương giành cho thủy thủ. Ăn như thế nhưng hễ ai làm trái ý là bị đánh luôn".

Trong 27 thủy thủ làm thuê trên tàu, anh Hậu là người cao to hơn cả nên được chọn làm phụ máy thay anh Hùng, người Quảng Bình (anh Hùng bị trưởng máy 60 tuổi dùng thanh thép đánh sưng tay rồi bóp cổ định vứt xuống biển do làm trái ý). Tại buồng máy, anh Hậu cũng không nhớ bao nhiêu lần bị hành hạ nhục nhã.

Một lần, lúc 24h, anh ngồi tựa vào máy thì trưởng máy ngủ dậy đi đến bảo: "Mày ngủ à". Anh Hậu trả lời: "Không, tôi đang tăng ban". Một lúc sau, anh Hậu đứng dậy xúc 1/2 ca cơm rang ăn khuya nhưng chưa kịp ăn thì trưởng máy lại đến chửi: "Mày không tăng ban à" rồi cầm tóc anh Hậu đập đầu vào boong tàu. Nhưng đó mới chỉ là "hiệp" một. "Hiệp" hai, trưởng máy giật ca cơm ném xuống sàn tàu rồi bắt anh Hậu nhặt từng hạt cơm vứt xuống biển.

Sáng hôm sau, trưởng máy đổ tung đống đồ bảo anh Hậu: "Mày ngồi tăng ban nhưng phải dọn sạch đống đồ này vào chỗ cũ". Anh Hậu không hiểu nên hỏi lại thì bị trưởng máy tát liên tục. Anh Hậu thanh minh: "Tôi không hiểu tiếng nên hỏi lại để làm" tức thì trưởng máy tát vào mặt, nói: "Không biết tiếng sao dám sang đây làm. Ăn được sao không làm được. Tao cắt cổ mày vứt xuống biển đấy". Anh Hậu thấy uất và nhục quá nên xin chuyển việc cuốn dây câu, vừa lúc trưởng máy cầm bịch bánh bao đánh vào mặt và tát đến lúc anh Hậu chảy máu miệng. Anh chạy đến xin thuyền trưởng, thuyền trưởng bảo: "Tao không biết, mày đến xin cai tàu, cho hay không là quyền của nó". Anh Hậu đến xin cai tàu, nói rõ lý do bị trưởng máy đánh đập nhiều quá, có thể bớt tiền lương cũng được, may mà cai tàu cho ra cuốn dây câu.

Người thay thế anh Hậu là một thủy thủ người Mianma, nhưng anh này làm được 3 ngày thì bị trưởng máy đánh sưng đầu. Do đau quá, anh này chạy nấp vào hầm để đồ, trưởng máy tìm được cầm chổi lau tàu đánh bê bết dầu vào mặt rồi đổ cả thùng dầu bẩn lên người. Đây là những lý do khiến anh Hậu và 4 thủy thủ nhảy xuống biển "để báo Cảnh sát khu vực và mong thoát khỏi cảnh lao động khổ sai trên “con tàu ác mộng".

Trước khi tường thuật chuyện nhảy xuống biển, anh Hậu cho biết: "Sau 3 tháng bị đối xử tàn tệ, 10 anh em người Việt Nam bàn cách nhảy xuống biển nhưng chỉ có 8 người đồng tình. Trong 8 người này có thủy thủ Nguyễn Văn Hùng (21 tuổi) trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) - Người vừa rời vị trí lính đảo Trường Sa được một năm.

Tường trình của nguyên người lính đảo

Hai năm 2009 - 2011, anh Nguyễn Văn Hùng là lính nghĩa vụ ở đảo Song Tử Tây. Nhà nghèo, về quê không tìm được việc làm nên mẹ anh vay được 15 triệu đồng cho đi đánh cá ở Đài Loan. Đời thủy thủ làm thuê của anh Hùng bị ngược đãi trên tàu đến mức "không nhớ hết" giống như anh Hậu nhưng tình huống lại khác.

Anh kể: "Việc chính của tôi là đứng máy lấy câu. Lần đầu vừa làm vừa tập nên bắt câu chưa đẹp mắt là bị cai dùng búa gỗ đánh rũ hai cánh tay. Một hôm, tôi thả câu bị rối nên phải tháo ra thì bị đứt, tức thì thuyền trưởng nhảy xuống đuổi chạy quanh tàu rồi phang mấy nhát cà lê và búa. Tay đau đến nỗi hai ngày miệng không nuốt được một hạt cơm. Sợ nhất là hôm sau, 6h lấy câu xong đáng lẽ anh em được nghỉ ăn cơm nhưng mãi đến 14h vẫn phải làm. Cai mới cho đi ăn nhưng cai cũ "dằn mặt" chưa cho đi. Đói rã rời nên chúng tôi phải đi ăn. Tay cai mới đến cầm bát cơm úp vào mặt tôi rồi day đầu mấy anh em vào thành tàu. Hôm khác, tôi xin thuyền trưởng 1/2 chai nước ngọt để đánh răng vì đánh bằng nước mặn không chịu nổi. Ông ta đã không cho còn lấy chai nước đánh vào miệng tôi văng cả bàn chải. Thú thật, anh em chúng tôi không còn đủ sức để làm, công việc thì nặng nhọc nên không chịu nổi. Tôi nghĩ, nếu cứ ở mãi trên tàu cho hết hợp đồng hai năm thì không biết sống, chết lúc nào. 8/10 người trên tàu ai cũng muốn về nên chúng tôi tìm cơ hội để nhảy xuống biển mong thoát thân".

Khoảnh khắc nhảy xuống biển

Sau khi tìm được câu trả lời của 2 trong 4 thủy thủ nhảy xuống biển ngày 9/8, chúng tôi tìm câu trả lời thứ hai là: Vì sao 8/10 người Việt Nam muốn thoát khỏi “con tàu ác mộng” nhưng chỉ có 4 người nhảy xuống biển. Anh Hậu nói: "Tất cả 8 người đã âm thầm gói tư trang vào bao bóng gồm 1 bộ quần áo và 1 đôi giày. Nhưng khi 4 người gồm tôi, Hùng, Dũng (Trần Văn Dũng trú tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu) và Anh (Lê Đình Anh ở xã Vạn Hùng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) lần lượt nhảy xuống thì 4 người còn lại gồm Thành và Dũng ở Hà Tĩnh, Thủy và Tư ở Nghệ An bị cai tàu dồn vào khoang tàu nên không còn cơ hội thoát thân".

Anh kể giây phút nhảy khỏi “con tàu ác mộng” như sau: "Hôm 9/8, một tàu cùng hạng tàu Hsiech Ta bị hỏng hộp số nên điều tàu của chúng tôi kéo vào bờ để sửa. Khi vào cách bờ khoảng 800m thì có tàu khác trong bờ ra kéo. Tám người chúng tôi bàn với nhau lần này không nhảy xuống biển để thoát thân thì tàu lại ra khơi khó có cơ hội để thoát. Cả 8 người đều nhất trí. Lúc 11h, khi Lê Đình Anh vừa tháo neo, chúng tôi đã sẵn sàng bao bóng. Thấy Anh nháy mắt ra hiệu, Dũng hô: "Anh em ơi, nhảy đi" rồi nhảy đầu tiên. Tiếp đến Anh, tôi và Hùng cùng nhảy xuống. Trên tàu lúc đó rất hỗn loạn. Tôi thấy con tàu quay đuôi lại phía chúng tôi cho sóng quẩn mạnh để không cho chúng tôi bơi trở lại tàu.

Một lúc sau, tàu chạy ra khơi khoảng một đoạn rồi dừng lại. Cai tàu, thuyền trưởng lấy ống nhòm ra nhìn. Tôi quay lại nghe Hùng nói: "Anh đợi em với không em chết mất". Thấy Hùng bị mất bao bóng tôi nhường bao bóng cho Hùng rồi rút trong người ra một bao bóng khác dơ lên trời phất một vòng cho bao bóng căng hơi rồi nằm đè lên. Lúc đó, một thủy thủ người Mianma thấy bao bóng của Anh bị vỡ nên vứt xuống một bao bóng khác thì bị cai đến đạp ngã xuống tàu. Bốn anh em bơi chừng 200m thì thấy một ca nô của Cảnh sát lao ra cứu lần lượt từng người một. Sau khi được vớt lên, Cảnh sát hỏi: "Vì sao lại nhảy xuống biển?". Chúng tôi nói: "Cho chúng tôi về nước. Chủ tàu đánh đập dã man quá". Vào bờ, chúng tôi được Cảnh sát đưa nước ngọt cho tắm và thay đồ...".

Anh Hậu cho biết: "Hợp đồng giữa Công ty TTLC với tôi là mỗi tháng ở nhà nhận 350 USD. 50 USD tôi nhận trên tàu nhưng trong hơn 7 tháng, tôi không nhận được một đồng nào. Riêng ở nhà đã nhận ba tháng 5, 6, 7, mỗi tháng 6.400.000 đồng. Trước đó, ngày 11/4, đã nhận lương 10 ngày là 2.587.000 đồng". Ngoài ra, còn 3 tháng lương Công ty đang giữ lại gọi là lương "chống trốn". Trong lúc đó, sáng 15/8, chị Quỳnh đại diện chi nhánh TTLC ở Nghệ An liên tục gọi điện thoại cho chị Phương (vợ anh Hậu) nói: "Em cứ bảo là đã nhận lương tháng 8 để chị không chuyển trả ngoài Công ty nữa. Hôm nào xuống nhận".

Riêng anh Hùng nói: "Ở nhà mẹ tôi chỉ nhận được 3 tháng, gồm: tháng 5 nhận 8,5 triệu đồng, tháng 6 nhận 6.480.000 đồng, tháng 7 nhận 6.478.000 đồng".

Nguồn: Congannghean.vn

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !