Vụ TGĐ Nhật Cường bị khởi tố: Buôn lậu là "truyền thống" của lĩnh vực kinh doanh ĐTDĐ
Liên quan đến việc cơ quan điều tra khởi tố vụ án và khởi tố bị can xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), PV Infonet có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) để tìm hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về các tội danh.
Bùi Quang Huy bị khởi tố bị can (ảnh nhỏ) và một số cửa hàng Nhật Cường Mobile bị công an khám xét. |
Luật sư Trương Anh Tú cho biết: “Đối với tội buôn lậu, có thể nói đây là "truyền thống" của lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động. Chúng ta còn nhớ thời kỳ đầu của ngành điện thoại di động, ở nước ta đã có vụ án nổi tiếng của đại gia Nguyễn Gia Thiều, chồng cũ của Hoa hậu Hà Kiều Anh.
Điều 221 BLHS 2015 được chia thành 04 khoản: Khoản 1 là cấu thành cơ bản quy định việc xử lý hình sự đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm: |
Trở lại với thông tin ban đầu về vụ án này, lãnh đạo công ty bị khởi tố về tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 221, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015.
Có thể nói tội danh này là sự kế thừa tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" mà nhiều bị cáo đã bị xét xử với tội danh này, tiêu biểu là bầu Kiên.
Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, để phát huy hết nguồn lực của mỗi cá nhân, tổ chức, qua đó thúc đẩy mọi chủ thể trong xã hội phát huy, tìm tòi, sáng tạo, làm giàu cho bản thân và cho đất nước, Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý để người dân được quyền làm những điều pháp luật không cấm. Với tinh thần đó thì việc duy trì tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" không đáp ứng được yêu cầu trên”.
Luật sư Tú phân tích, tội này được coi như là một cái túi để xử lý tất cả những trường hợp mà cơ quan tố tụng không thể hoặc không muốn xử lý người phạm tội về những tội phạm khác. Điều này vô hình trung đã làm cho mọi cá nhân, tổ chức không dám đi đầu, phát huy sáng kiến thúc đẩy sản xuất kinh doanh vì sợ vướng vào tội này. Do đó, Nhà nước đã sửa đổi bổ sung những tội danh cụ thể trong BLSH năm 2015 vào từng lĩnh vực cụ thể. BLHS năm 2015 đã quy định nhiều tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thuộc các nhóm lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại; thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; lĩnh vực kinh tế khác, trong đó có tội vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
"Theo quan sát của tôi, đây là trường hợp đầu tiên cơ quan pháp luật khởi tố vụ án với tội danh này, kể từ khi luật có hiệu lực. Đối với tội danh này, mặc dù có một số hành vi được giả định tương đối giống với tội trốn thuế, nhưng không nhất thiết phải đạt mục đích là trốn thuế. Tất nhiên, đây mới chỉ là bước đầu, trong quá trình điều tra, nếu phát hiện những hành vi này thực chất là để trốn thuế thì cơ quan điều tra sẽ chuyển tội danh khởi tố.
Tại thời điểm này, khi vụ án mới chỉ bắt đầu thì chúng ta chưa thể biết được kết cục đến đâu, nên không thể đưa ra nhận định về mức án, rất khiếm nhã", luật sư Trương Anh Tú chia sẻ quan điểm.