Vụ tạm trú nông trường Phạm Văn Hai: Vì dân nuôi heo?

Không những cơ quan chức năng ở xã Phạm Văn Hai vi phạm Luật Cư trú, mà chính Công ty TNHH một thành viên Cây trồng TP.HCM cũng vi phạm trong cam kết với người dân. Sự vi phạm này khiến những người đã từng nhận được sự cho phép của công ty, bỏ tiền bạc đầu tư vào làm ăn, nay trở nên bế tắc.
>> Cư dân nông trường Phạm Văn Hai: Muốn sống hợp pháp mà không được!
>> Vụ tạm trú nông trường Phạm Văn Hai: Liên tiếp vi phạm Luật Cư trú

Bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư chuồng trại nuôi heo, nhưng các hộ dân đang chăn nuôi trong phần đất thuộc Công ty TNHH một thành viên Cây trồng TP.HCM (tiền thân là Nông trường Phạm Văn Hai) có nguy cơ sẽ mất trắng số tiền đầu tư trên chỉ vì sự thay đổi ý kiến của Công ty này.

Lập chốt chặn đường vận chuyển thức ăn chăn nuôi!

Chiều 26/9, 3 chiếc xe chở thức ăn thừa từ nhà hàng của các ông bà Hồ Nguyễn Duy Kiên, Trần Thế Tài, Bùi Minh Tư vừa về đến đường Trần Hải Phụng thuộc ấp 2 xã Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh, TP.HCM, bất ngờ có mấy người ngồi trong các lùm cây gần đó chạy ra chặn lại. Những người này xưng là nhân viên bảo vệ của Công ty TNHH một thành viên Cây trồng thành phố (tiền thân là Nông trường Phạm Văn Hai).

Các nhân viên bảo vệ cho biết họ có nhiệm vụ ngăn chặn không cho người dân đưa thức ăn cho heo từ ngoài về, vì thức ăn thừa từ nhà hàng là thứ gây ô nhiễm môi trường.

Vụ tạm trú nông trường Phạm Văn Hai: Vì dân nuôi heo? - ảnh 1
Xe chở thức ăn cho heo bị bảo vệ Công ty chặn lại giữa đường. Ảnh: Nguyễn Cường

Những người chăn nuôi heo phản ứng quyết liệt. Ông Trần Thế Tài cho rằng, việc nuôi heo đã có sự đồng ý bằng văn bản của lãnh đạo công ty, không ai được phép ngăn chặn. Bà Hồ Nguyễn Duy Kiên khẳng định, khi bà không làm gì phi pháp thì không ai được phép chặn đường xe của bà lưu thông.

Ông Bùi Minh Tư cũng cho rằng, nếu chặn xe của ông thì các nhân viên bảo vệ phải có tờ văn bản, quyết định nào đó của lãnh đạo Công ty. “Nếu các anh không có bất cứ văn bản thông báo hay quyết định gì, có nghĩa các anh hành động trái pháp luật!”, ông Tư kiên quyết.

Những người chăn nuôi heo yêu cầu, nếu các nhân viên bảo vệ ngăn chặn, thì phải lập biên bản thu giữ đồ vật. Đến nước này thì các nhân viên bảo vệ quay sang… nhìn nhau, vì không ai có chức năng và cũng không ai dám lập, ký biên bản. Các nhân viên bảo vệ yêu cầu chờ xin ý kiến của lãnh đạo Công ty.

Theo các hộ dân, Công ty nói thức ăn thừa từ nhà hàng đưa vào gây ô nhiễm hoàn toàn không chính đáng. Bởi trước đó, một người kinh doanh chở thức ăn gia súc tổng hợp vào cũng bị chặn. Người dân nói việc chặn bắt này mục đích khác, đó là nhằm khống chế, ngăn chặn, không cho người dân nuôi heo nữa.

Cuộc giằng co càng về sau càng diễn ra căng thẳng. Các nhân viên bảo vệ kiên quyết giữ xe. Bà Kiên nổi nóng lên xe nổ máy, tuyên bố nếu ai chặn đầu xe trái phép thì bà cán chết mà không chịu trách nhiệm. Nhân cớ này, các nhân viên bảo vệ cũng vội… bỏ chốt mà chạy, để khỏi phải lập biên bản!

Ông Tài cho biết, trước đó 1 tuần, các bảo vệ này đã lập chốt ở khu vực Cống Tư thuộc thôn 4. Ông Nguyễn Văn Thành, người nuôi heo ở khu vực này, giờ phải lén lút chở vào ban đêm.

Công ty Cây trồng "nuốt" cam kết!

Trước tình cảnh cây trồng không thể sinh trưởng do đất bị nhiễm phèn quá nặng, trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2012, các hộ dân đang sinh sống tại Lô 1, B3, đường Trần Hải Phụng, thuộc ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM đã làm đơn kiến nghị lên lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Cây trồng TP HCM (Công ty Cây trồng), đơn vị quản lý vùng đất trên, xin được chăn nuôi heo với mục đích thêm nguồn thu nhập và cải tạo đất.

“Tại đây nếu không nuôi heo thì không thể trồng trọt được cây trái gì bởi đất nhiễm phèn quá nặng. Vườn mít lai trước nhà tôi dù đã tới năm thứ 3 nhưng vẫn còi cọc như mới trồng. Muốn trồng cấy tại đây chúng tôi phải liên tục bón phân heo vài năm trời mới mong cải tạo được chút ít” – (Ông Trần Văn Thịnh, hộ dân nuôi heo)

Lãnh đạo Công ty Cây trồng gồm các ông Phó Giám đốc Trương Diên Châu, Phạm Phú Tới đã ký đóng dấu, duyệt cho các hộ được xây dựng chuồng trại với quy mô, kết cấu giống như trong các lá đơn. Có được sự đồng ý này, các hộ dân sau đó đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mỗi hộ vào việc xây dựng và thả heo vào nuôi.

Tuy vậy, vào giữa năm 2012 Công ty Cây trồng TP.HCM lại bất ngờ ra văn bản yêu cầu các hộ dân trên giảm đàn, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc nuôi heo vào ngày 30/11/2012 với lý do: Gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Văn bản của Công ty cây trồng TP.HCM không chỉ khiến các hộ chăn nuôi tại đây ngỡ ngàng, mà còn đặt họ trước nguy cơ mất trắng số tiền đã đầu tư vào chuồng trại. Gần đây nhất, vào ngày 22/8/2013 Công ty cây trồng TP.HCM tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu các hộ dân này chấm dứt việc nuôi heo trước ngày 30/10/2013.

Vụ tạm trú nông trường Phạm Văn Hai: Vì dân nuôi heo? - ảnh 2
Các hộ dân khẳng định, hệ thống chuồng trại
đều được xây dựng theo đúng kích thước, kết cấu đã xin phép. Ảnh: Nguyễn Cường

“Chúng tôi sẽ sống sao đây?”

Quyết định này khiến những người nông dân vừa lo lắng vừa bức xúc. Bà Nguyễn Thị Thơm, một hộ chăn nuôi, cho biết, không chỉ đồng ý với đơn xin xây chuồng trại chăn nuôi của dân, mà cán bộ công ty còn hướng dẫn cặn kẽ như vận động xây biogas để đảm bảo vệ sinh, và người dân cũng tuân thủ. "Vậy mà bây giờ họ bắt dừng lại thì thử hỏi chúng tôi sẽ sống sao đây khi tất cả vốn liếng đã đổ hết vào đó?”, bà Thơm, đã 65 tuổi, nói trong lập cập.

Ông Lương Văn Tiến cho biết, chỉ mới đầu năm 2012 ông gom góp vay mượn, bỏ ra gần 500 triệu để đầu tư vào chuồng trại. "Khi nhận được quyết định của công ty, quả thực tôi không biết phải làm sao, bởi họ cho biết sẽ không có đền bù hay hỗ trợ gì cả”.

Còn bà  Hồ Nguyễn Duy Kiên cho biết, hai năm qua giá heo luôn bấp bênh khiến người chăn nuôi thua lỗ đã nhiều, nay cố làm để gỡ lại. "Hành động của họ (tức công ty Cây trồng - PV) đã đẩy chúng tôi tới đường cùng”, bà Kiên phẫn nộ.

Các hộ dân cho biết hoàn toàn chấp nhận quyết định di dời của công ty nếu được hỗ trợ, đền bù thỏa đáng, hoặc có một lộ trình đủ để để họ có thể thu hồi lại số vốn đã đầu tư. Theo các hộ dân này, công ty ra quyết định xóa bỏ chăn nuôi thì phải có trách nhiệm với nông dân, bởi công ty có đồng ý thì nông dân mới dám làm.

Vụ tạm trú nông trường Phạm Văn Hai: Vì dân nuôi heo? - ảnh 3
Văn bản xác nhận khu chăn nuôi đạt tiêu chuẩn loại B của Chi cục thú y TP.HCM

Các hộ dân này cũng cho biết, hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải của họ tại đây hoàn toàn bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm môi trường. Chứng minh cho điều này, chị Kiên đã đưa ra biên bản “Kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh trại chăn nuôi lợn”, được Chi cục Thú y TP.HCM lập tại khu trại của chị vào ngày 21/5/2013, trong đó ghi rõ cơ sở đạt loại B. Chiếu theo QCVN 01-79:2011/BNNPTNT thì cơ sở của chị đã đạt điều kiện chăn nuôi.

“Không chấp hành sẽ có biện pháp mạnh”

Trao đổi với Infonet, ông Hứa Văn Hưng – Phó giám đốc Công ty Cây trồng TP.HCM, cho biết khu đất hiện tại các hộ dân đang chăn nuôi được Công ty giao khoán theo nghị định 135 để trồng cây. Khi người dân có nhu cầu chăn nuôi thì Công ty cho phép để phụ thêm, tuy nhiên người dân đã nuôi với số lượng lớn.

Vào tháng 7 năm 2012 Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Công ty mẹ của Công ty cây trồng TP.HCM) có văn bản yêu cầu chấm dứt việc nuôi heo, và sau đó Công ty cây trồng TP.HCM cũng đã có văn bản thông báo tới các hộ tuy nhiên cho tới nay các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Vụ tạm trú nông trường Phạm Văn Hai: Vì dân nuôi heo? - ảnh 4
Những khu trại của người dân sẽ bị dẹp bỏ mà không nhận được bất cứ sự đền bù, hỗ trợ nào?. Ảnh: Nguyễn Cường

Tuy vậy ông Hưng cho biết, khi ký giấy đồng ý cho các hộ dân xây dựng chuồng trại, Công ty cây trồng TP.HCM đã không xin ý kiến của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Theo ông Hưng thì: “Nghĩ rằng người ta chăn nuôi nhỏ và sản xuất VAC thì cho thôi. Mình thấy rằng xa dân thì cứ cho, nhưng bây giờ không được thì phải chấm dứt”.

Cũng theo vị Phó giám đốc này, Công ty Cây trồng không ký hợp đồng và thu tiền từ hoạt động này. "Anh tự nuôi là chuyện của anh. Bây giờ cơ quan cấp trên không cho, nhà nước không cho thì mình phải sắp xếp để giải tỏa, di dời”, ông Hưng nói.

Phó Giám đốc công ty cũng khẳng định: “Thiệt hại sẽ đưa ra tranh chấp tại tòa, đúng sai đền bù như thế nào tòa sẽ phán quyết”.

Để khẳng định cho quan điểm cứng rắn của mình, ông Hưng nhấn mạnh: “Không chấp hành sẽ có biện pháp mạnh”.

Trả lời câu hỏi: “Nếu việc ngăn chặn nguồn thức ăn làm đàn heo của người dân chết, thì hướng giải quyết của Công ty ra sao?”, ông Hứa Văn Hưng đáp: “Khi nào xảy ra chết rồi tính”!


Theo các hộ dân chăn nuôi ở đây, việc họ bị gây khó khăn việc lập thủ tục tạm trú có nguồn cơn từ việc yêu cầu giải tỏa, dẹp bỏ việc chăn nuôi này. "Việc khó khăn khi đăng ký tạm trú chỉ mới xuất hiện từ sau khi công ty ra văn bản chấm dứt nuôi heo, còn trước đây vẫn bình thường. Cùng với việc ngăn không cho chúng tôi chở thức ăn vào, dường như chính quyền và Công ty Cây trồng“bắt tay” cùng nhau tìm cách “tống cổ” chúng tôi khỏi đây” (một hộ dân nuôi heo).
Nguyễn Cường

Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Không thể sinh con cho gia đình nặng tư tưởng phong kiến, tôi chìm đắm trong cuộc hôn nhân đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Đời thực sexy của Như 'chài trai' đóng phim hot nhất giờ vàng VTV

Yên Đan, nữ diễn viên sinh năm 1997 vào vai Như "chài trai" - bạn cùng phòng của Pu trong "Đi giữa trời rực rỡ" sở hữu nhan sắc và vóc dáng ấn tượng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Phòng trọ 3m2 giá 1,8 triệu ở Hà Nội, nhiều người 'ngộp thở' khi nhìn vào

Căn phòng trọ 3m2 chỉ đủ cho một người nằm ngủ và chừa lại một lối đi nhỏ hẹp. Giá thuê căn phòng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Tại khu nhà này, còn có những phòng trọ diện tích nhỏ hơn đã có người ở.

Đủ tuổi nghỉ hưu được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản trả lời Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vướng mắc về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Ngắm núi mây đẹp siêu thực tại ‘nóc nhà Nam bộ’

Nổi tiếng với những khoảnh khắc mây phủ đẹp siêu thực, núi Bà Đen (Tây Ninh) xứng đáng là miền tiên cảnh phải đến ít nhất một lần trong đời.

Đêm nhạc Dốc Mộng Mơ: Đan Trường, Cẩm Ly ‘nối lại tình xưa’

Cặp song ca vàng sẽ tái hợp trên sân khấu đêm nhạc Dốc Mộng Mơ ngày 1/9 tại Bản Mây - ngôi làng nhỏ trong khuôn viên khu du lịch Sun World Fansipan Legend, với những bản tình ca từng làm nên tên tuổi Đan Trường - Cẩm Ly.

Đang cập nhật dữ liệu !