Vụ chìm tàu tại sông Soài Rạp: Lời kể kinh hoàng của thuyền viên thoát chết

“Sóng to, gió lớn cứ sàng đi sàng lại vào mạn thuyền. Bức quá thuyền lật úp luôn. Chúng tôi mạnh ai nấy nhảy, những ai còn sống thì tổ chức cứu những người khác đang mắc kẹt”, anh Sang nói.

3h sáng ngày 31/10, anh Trần Minh Sang (SN 1985, Khánh Hòa), Hoàng Văn Biên (1984, cùng ngụ Hà Tĩnh) mới ăn tô cháo lót dạ tại đồn biên phòng Long Hòa (Cần Giờ) sau 9 tiếng lênh đênh trên sông.  19h tối 30/10, tàu chở hàng hóa Số hiệu Hoàng Phúc 18, BTH 97779 chở theo 16 thành viên đi neo đậu tại phao số 5 bị sóng đánh chìm. Anh sang là thợ máy trên tàu gặp nạn và may mắn thoát chết.

11 thuyền viên thoát nạn, trong đó 9 thuyền viên được đưa về Vũng Tàu, 2 thuyền viên còn lại về đồn biên phòng Long Hòa.

Vụ chìm tàu tại sông Soài Rạp: Lời kể kinh hoàng của thuyền viên thoát chết - ảnh 1

Anh Trần Minh Sang, 1 trong 11 thuyền viên sống sót

“Neo lại, chờ sóng nhỏ chúng tôi mới lại đi. Nhưng tàu lại neo đúng chỗ sóng to dồn dập nên gặp nạn. Biển rộng sao mà biết được chỗ đó nguy hiểm, người nào hay đánh bắt thì biết, người nơi khác đi tới sao biết được. Con nước thì rành, các điểm có Cồn có đá không rõ được", anh Sang chia sẻ về lý do gặp nạn.

Ăn xong tô cháo, anh Sang nói “số bọn tui may mắn, còn sống là cảm ơn trời đất”. Đến giờ phút này, anh Sang vẫn chưa hết bàng hoàng về sự việc xảy ra. Anh kể: Lúc tàu lật nghiêng, anh em mới ăn cơm xong được 30 phút. Người thì ngồi chơi dưới boong, mấy người lên phòng. Lúc tàu lật, mình không thấy anh em. Có một chiếc xà lan đi chung, nó cứu mình, nó cùng hành trình với mình.

Khi đó, anh Sang đang ở phòng ăn cách mạn tàu khoảng 5m. Tàu rộng 10m, dài 63m. Nó bắt đầu nghiêng bên mạn phải thì anh bám vô cửa, tàu nghiêng đứng muốn lật. Sau đó, tàu lật, đít đưa lên trên, buồng lái nằm ở dưới.

“Tàu nó nghiêng mạn này thì mình chạy mạn khác, xong rồi tàu nghiêng từ từ thì mình nhảy xuống. Tàu ụp cái luôn thì tui nhảy xuống lọt vào cửa hầm cabin. Nước chảy trên mạnh qua, cầm hai tay hai bên cửa níu lại, đợi nước vào đầy thì mò ra theo cảm tính. Khi đó, tui cũng không xác định phương hướng bơi luôn bởi trời tối, sóng to.

Thoát được ra ngoài, anh bơi theo hướng có ánh sáng là chiếc xà lan gần đó, cách đó khoảng 50m.

“Ngóc đầu lên đụng vỏ tàu, chưa ra được ở ngoài. Tui uống nước hết hơi, chậm mấy giây nữa là chết mà. Lúc đó nghĩ mình chết thôi, cố gắng mò kiếm được ra thôi. Cũng không nhớ nước ngọt hay nước lợ nữa, theo phản xạ của mình” anh Sang kể lại.

Còn anh Hoàng Văn Biên nói với tâm trạng bần thần: Tôi nhảy xuống nhưng cũng uống nước no luôn. Khi lên được sà lan, tôi nôn bằng hết, bơi sao không uống được, đuối phải uống thôi.

Vụ chìm tàu tại sông Soài Rạp: Lời kể kinh hoàng của thuyền viên thoát chết - ảnh 2

Anh Hoàng Văn Biên kể lại sự việc

Anh Biên đã đi tàu được 4 năm. Khi thoát ra ngoài, mọi đồ đạc trên tàu cùng điện thoại trôi theo dòng nước. Sóng to, gió lớn, may mà anh bám được vào phần chân vịt nổi lên của chiếc tàu. 

“Tui hét thì những người may mắn thoát nạn lên được trên sà lan nghe thấy nhưng cũng phải gần 1h đồng hồ sau, mọi người mới quăng áo phao và dây đưa tôi lên sà lan được”, anh Biên trầm ngâm nói.

Theo anh Biên, một số thuyền viên mất tích có thể đã bị  kẹt bên trong hoặc ra được bên ngoài nhưng do sóng mạnh quá trôi dạt không có điểm bám víu.

“Tui nghĩ, tui chết rồi, nước đầy xuống đẩy mình lên. Nước dội thôi không lên được buộc tui phải vịn thành cửa, thêm 1 phút nước là chết rồi. Không biết hướng nào để bơi hết, may mà túm được sợi dây bên trong tàu, tôi mới thoát ra được ngoài” anh Biên tâm sự.

Vụ chìm tàu tại sông Soài Rạp: Lời kể kinh hoàng của thuyền viên thoát chết - ảnh 3

3h sáng 31/10, anh Sang, anh Biên mới ăn tô cháo lót dạ sau 9 tiếng gặp nạn

Ngay sau khi bơi được qua sà lan, anh Biên đã cùng các thành viên khác ra tín hiệu đèn pin để tàu đánh cá gần đó tới giúp. 20 phút sau tàu mới tới. Nhờ tàu đánh cá, hai anh cùng các thành viên bắt đầu tìm kiếm các người mất tích còn lại.

“Trời tối lại kèm gió to, chúng tôi tổ chức tìm kiếm khoảng 4-5h đồng hồ với bán kính 4 hải lý nhưng chỉ thấy các phao cứu sinh, thùng phi nổi lềnh bềnh. Quá mệt mỏi và không còn hi vọng, tôi và anh Sang đành đi theo thuyền cá về đồn biên phòng Long Hòa. Còn các thành viên khác đi về Vũng Tàu theo tàu cứu nạn.

Hiện 5 thành viên mất tích còn lại đang được các lực lượng chức năng TP.HCM tích cực tìm kiếm.

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 1948/CĐ-TTg về việc tìm kiếm, cứu nạn tàu Hoàng Phúc 18.
 
Nội dung công điện như sau: Theo báo cáo số 14541/BGTVT-PCLB&TKCN ngày 31/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải, tối ngày 30/10/2015 tàu Hoàng Phúc 18 đã bị chìm trên khu vực luồng Soài Rạp cách Vũng Tàu 10 hải lý hướng về Tây Nam, đến nay một số thuyền viên vẫn còn đang bị mất tích.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo, huy động các lực lượng để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên còn đang bị mất tích của tàu Hoàng Phúc 18.

2. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các lực lượng của Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân, tổ chức cứu chữa người bị thương, thăm hỏi động viên, giúp đỡ nạn nhân trong vụ chìm tàu Hoàng Phúc 18.

Nguồn: Chinhphu.vn

Nguyễn Tuấn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !