Vụ chìm tàu Cần Giờ: Cứu hộ lý giải sự chậm trễ

Dù chỉ cách bờ chừng 7km nhưng đã phải mất gần 4 tiếng đồng hồ lực lượng cứu hộ mới tới nơi. Trước khoảng thời gian quá dài này nhiều người đã đặt câu hỏi về sự chậm trễ trong công tác cứu hộ cứu nạn.

Theo tin từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) thì tàu H29 bị chìm tại tọa độ 10-21N; 106-57E. Như vậy có thể thấy khoảng cách từ bờ biển Cần Giờ đến vị trí bị nạn tính theo đường chim bay vào khoảng 7km (3,5 hải lý).

Vụ chìm tàu Cần Giờ: Cứu hộ lý giải sự chậm trễ - ảnh 1
Vị trí tàu H29 bị nạn và khoảng cách (tương đối) với bờ biển Cần Giờ

Cũng theo tin từ Vietnam MRCC khu vực III, đơn vị này nhận được tin vào lúc 21h. Trong khi đó theo báo cáo của UBND huyện Cần Giờ thì đơn vị này cũng nhận được tin vào lúc 21h38’, ngày 2/8. Sau đó tàu BP 14-1201 của đồn biên phòng Long Hòa (Cần Giờ) là phương tiện tiếp cận đầu tiên, lúc này vào khoảng 1h ngày 3/8.

Do đó kể từ khi tai nạn xảy ra (lúc 19h) đến khi các đơn vị cứu hộ nhận được tin báo lần lượt là 2 tiếng và 2 tiếng 30 phút, và từ khi nhận được tin báo đến lúc tiếp cận được tàu bị nạn là khoảng 4 tiếng đồng hồ. Chính khoảng thời gian dài này đã khiến nhiều người cho rằng các đơn vị này quá chậm trễ trong việc cứu hộ.

Vụ chìm tàu Cần Giờ: Cứu hộ lý giải sự chậm trễ - ảnh 2
2 chiếc trực thăng đã được huy động để luân phiên thực hiện cứu hộ: Ảnh: Vietnam MRCC

Trước những ý kiến chỉ trích, PV Infonet đã tìm hiểu thông tin từ một số người có hiểu biết sâu về vùng biển này để tìm câu trả lời. Theo đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tiếp cận hiện trường mất nhiều thời gian, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do vùng biển trên tiềm ẩn rất nguy hiểm.

Đại tá Lê Ngọc Hùng, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM nhận định, vùng biển tàu H29 bị nạn có tên là Cồn Ngựa là nơi rất nguy hiểm với tàu bè qua lại, từ trước đến nay đã có nhiều vụ lật tàu xảy ra tại đây, đặc biệt là khoảng thời gian sau năm 1975 khi có lượng lớn tàu thuyền vượt biên do không quen luồng nước, sóng gió.

Cùng quan điểm này đại úy Lê Thế Đại, Đồn phó nghiệp vụ Đồn biên phòng Long Hòa cho biết: “Cồn Ngựa là nơi thường có sóng cồn cao bất ngờ, ngay cả lực lượng bộ đội biên phòng mỗi khi vào đây cũng phải hết sức cẩn trọng, đôi lúc vẫn phải nhờ đến người dân thông thạo sông nước mới dám đi vào”.

Vụ chìm tàu Cần Giờ: Cứu hộ lý giải sự chậm trễ - ảnh 3
Thượng úy Hoàng Gia Khánh, Trạm trưởng Trạm kiểm soát Đồng Hòa

Trong khi đó thượng úy Hoàng Gia Khánh, Trạm trưởng Trạm kiểm soát Đồng Hòa, người trực tiếp điều động tàu BP 14-1201 đi cứu hộ kể lại, khi anh em đánh tàu ra thì gặp sóng rất lớn. Đến mức thượng úy

"Tàu dài 8,5m, rộng 2,25m, công suất 200CV: Chỉ với thông tin này cũng hình dung ra ngay sự chen chúc quá chật chội với với diện tích 19m2 mà chứa tới... 30 người! Nó không khác con ngựa còm phải kéo chiếc xe chất cả tấn hàng trên đó". (một người dân đi biển ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ).
Khánh đã định dừng xuất phát để gọi điện xin ý kiến cấp trên vì có khả năng tàu sẽ bị chìm, dù tàu BP 14-1201 có công suất 1100CV và được thiết kế theo mô hình tàu chiến .

Trao đổi với thượng úy Mai Văn Cường, thuyền trưởng tàu BP 14- 201, được biết ngay khi nhận được lệnh xuất kích từ Ban chỉ huy, 23 cán bộ, chiến sĩ trên tàu lập tức khoanh vùng khu vực, xác định hướng gió và vị trí của tàu bị nạn.

Tuy nhiên càng ra xa sóng càng lớn, dòng nước chảy mạnh khiến việc tìm kiếm rất khó khăn, chiếc tàu dài gần 19m, rộng 4m nhưng giữa những ngọn sóng cao lừng lững chỉ như quả trứng vịt nổi dập dềnh.

Vụ chìm tàu Cần Giờ: Cứu hộ lý giải sự chậm trễ - ảnh 4
Cán bộ, chiến sĩ trên tàu BP 14-1201 đã làm hết sức mình để cứu các nạn nhân

Thêm vào đó, dù được thông báo tọa độ bị nạn nhưng trên thực tế con tàu đã bị cuốn trôi, do đó phải đoán được hướng gió, dòng chảy, các bãi cạn để cắt sóng đón đầu tìm kiếm.

Trên thực tế ngay cả khi trong điều kiện thời tiết bình thường vùng biển trên đã tiềm ẩn những nguy hiểm với những đợt sóng lớn, dâng cao bất ngờ, nơi này cũng là khu vực gần cửa sông Soài Rạp nên luồng lạch rất khó lường.

Trong khi đó đêm 2/8 là lúc vùng biển đang chịu ảnh hưởng của cơn bão số 5 khiến sóng mạnh gấp nhiều lần, thời điểm xảy ra tai nạn lại trong đêm tối nên việc tìm kiếm trở nên rất khó. 

Tại cuộc họp khẩn chiều qua 3/8 Thứ trưởng Bộ GTVT tham dự, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân yêu cần các cơ quan chức năng, các cơ quan có trách nhiệm phải làm rõ, cần truy trách nhiệm cặn kẽ các tổ chức cá nhân trong vụ việc này.    

Cụ thể những việc cần làm rõ là: Tàu đã được đăng kiểm chưa; Tại sao tàu đang sửa chữa lại được đưa ra ngoài cho thuê, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân cho thuê tàu như thế nào? Tài công có được đào tại đầy đủ, có bằng cấp không; Việc chở quá trải trọng cần được xem xét là một trong những nguyên nhân quan trọng; Việc thiếu áo phao có phải cũng là nguên nhân quan trọng khiến người tử vong và mất tích quá lớn; Vì sao tàu có lai lịch không rõ ràng mà Cảng vụ vẫn cho xuất bến vào đầu buổi tối...

Sau cuộc họp này, thành phố sẽ có văn bản chỉ đạo các cơ quan thực hiện các yêu cầu trong thời gian sớm nhất.

Nguyễn Cường

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !