Vụ cháu bé bị ‘chôn sống’: Một quyết định gây sốc của chính quyền

Mặc dù cơ quan công an đưa ra một phán xét có hậu là sự việc chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm và không khởi tố Lê Thị Cẩm Trúc, mặc dù câu chuyện trở về của cháu Trương Thị Trúc Mai thấm đẫm tính nhân bản, nhưng phán quyết của chính quyền là đưa cháu vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội (TTBTXH) nuôi dưỡng, khiến không ít người băn khoăn về quyết định thiếu tính nhân văn này.

Vụ cháu bé bị ‘chôn sống’: Một quyết định gây sốc của chính quyền - ảnh 1
Nhìn cháu bé ngủ, ai cũng ngập tràn xúc động yêu thương. Ảnh: Đặng Vỹ

Không chịu trả con cho mẹ!

Đó là điều lấn cấn suốt những ngày qua ở hai gia đình bà con họ hàng với nhau này. Ông Trương Văn Bảnh, chồng bà Đỗ Thị Công – người đang được giao chăm sóc cháu bé, chính là anh họ của Trương Văn Nhân, cha ruột cháu bé.

Trong ngày 3/9 chưa ai biết đứa bé là con của ai, nhưng sớm 4/9 thì Lê Thị Cẩm Trúc thú nhận. Những ngày qua khi chính quyền địa phương, hàng xóm, người xa kẻ gần đến thăm, chia sẻ cảm thông và động viên, Trúc đã hồi tâm và vô cùng ân hận. Và cái tình mẫu tử thiêng liêng trong người phụ nữ trỗi dậy. Trúc thiết tha nhớ con. Căn buồng những ngày qua tấp nập người ra kẻ vào, nhưng Trúc tâm sự chị vẫn thấy cô đơn, và buồn tủi.

Điều đáng nói là bà Đỗ Thị Công, người đang chăm sóc cháu Trúc Mai, đến giờ không chịu giao con cho Lê Thị Cẩm Trúc! Lý do, bà Công cho rằng, Trúc không xứng đáng làm mẹ!

Mẹ của Trương Văn Nhân, bà cụ Huỳnh Thị Tư, kể, sáng sớm ngày 5/10, bà và chồng là ông Trương Văn Hai, cùng Trương Văn Nhân và bác ruột của đứa bé là Trương Văn Duyên – cũng chính là người đầu tiên phát hiện và cùng cứu đứa bé, cùng nhau sang nhà bà Công để xin được nhận cháu Trúc Mai về đoàn tụ với gia đình. Nhưng bà Công đã không giao. Và một cuộc khẩu chiến đã nổ ra tại cái làng quê nghèo này giữa sớm tinh mơ!

Vụ cháu bé bị ‘chôn sống’: Một quyết định gây sốc của chính quyền - ảnh 2
Các cán bộ chính quyền, hàng xóm đến thăm đều mong cháu bé được về đoàn tụ với mẹ. Ảnh: Đặng Vỹ

Bà Công cho biết, bà đã được chính quyền lập biên bản giao cho nuôi đứa bé, nên bà quyết định sẽ nuôi nó. Điều bà nói là dựa trên biên bản do chính quyền lập vào sáng ngày 3/10. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Chính cái biên bản ngày 3/10 đó đã chứng minh rằng người đàn bà này đã không tuân thủ đúng cam kết.

Biên bản được lập 9 giờ sáng 3/10 gồm 8 cán bộ chính quyền, đoàn thể phường An Bình quận Ninh Kiều và 30 người dân tổ 7 khu vực 8 chứng kiến. Trong đó, vợ chồng ông Trương Văn Bảnh – Đỗ Thị Công đưa ra ý kiến: “Vợ chồng tôi cùng đồng ý trong thời gian 30 ngày chờ có người nhận cháu gái, vợ chồng tôi chăm sóc cháu tại nhà thật chu đáo. Trường hợp nếu không có ai đến nhận là con thì vợ chồng tôi xin làm thủ tục nhận làm con nuôi”.

Như vậy, theo đúng như cam kết trong biên bản, thì trong vòng 30 ngày đã có người nhận và đã chứng minh được là cha mẹ cháu bé, thì bà Công phải giao lại. Nếu có gì khúc mắc hay chưa tỏ tường thì việc phân xử là phần còn lại của công an, chính quyền.

Thế nhưng hiện tại bà Công đã không giữ đúng cam kết. Bà Công nói với báo chí một câu hoàn toàn… vô pháp luật: “Tôi không giao lại con cho Trúc đâu. Một người mẹ nhẫn tâm như vậy thì giao lại làm gì. Tôi sẽ nuôi nó hoặc đưa cho người khác nuôi”!

Sau khi có nhiều lời ra tiếng vào, nhận thấy đa số không đồng tình với quyết định này của mình, bà Công cho biết bà sẽ chăm sóc cháu bé trong vòng 30 ngày, sau đó chính quyền sẽ phân xử.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, nếu đứa bé không được tiếp cận mẹ sớm, thì nhiều hậu quả sẽ xảy ra không tốt cho bản thân cháu và cho nhiều người. Trước mắt, bà Công nuôi cháu bằng sữa bình. Một khi đứa bé đã quen với sữa bình thì sau này cháu không chịu bú sữa mẹ nữa. Mà, “sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, là điều ai cũng biết.

Trong khi bầu ngực người mẹ đang bị ứ sữa căng nhức thì đứa con ruột đành phải bú sữa bình ở căn bên cạnh. Nếu người có tâm đức, biết yêu thương trẻ thơ thì không nỡ để hoàn cảnh này diễn ra.

Thứ nữa, nếu bà Công cố tình giữ cháu đến 30 ngày, giả sử sau đó cháu được trở về với mẹ thì khả năng bầu sữa của người mẹ cũng đã teo lại. Và như vậy cháu phải tiếp tục bú sữa bình. Ngoài việc không tốt cho cháu bé, còn phải nghĩ đến gia cảnh của chị Trúc. Trong vòng vây bủa ngập lút đầu của nợ nần, tiền đâu chị mua sữa cho bé?

Đã có một đề nghị đưa ra là nếu bà Công quyết giữ cháu bé trong vòng 30 ngày thì hàng ngày vẫn nên cho người đưa sang cho cháu được bú mẹ. Điều đó tốt cho cả hai mẹ con. Thế nhưng hình như đề nghị này đã không thực hiện được.

Vụ cháu bé bị ‘chôn sống’: Một quyết định gây sốc của chính quyền - ảnh 3
Biên bản ngày 3/10 và lời cam kết của vợ chồng bà Công.

Một quyết định phi nhân bản của chính quyền!

Điều oái oăm là, nếu người đàn bà trên đây không hiểu luật pháp nên không giao con cho người mẹ đã đành, nhưng chính sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều cũng đưa ra những phán quyết đầy suy diễn mà không căn cứ trên quy định nào của luật pháp.

Lo lắng và bức xúc trước tình hình đứa con bị ngăn cách với mẹ, chiều 5/10, anh Trương Văn Nhân đã có một lá đơn gửi chính quyền, đề nghị nhanh chóng phán quyết cho cháu được về với mẹ. Nhưng tại buổi làm việc chiều tối 10/10, chính quyền đã đưa ra những phán quyết khiến gia đình cháu bé và người biết việc rất đỗi ngỡ ngàng.

Cuộc họp diễn ra rất nhanh, từ 16 giờ 15 phút đến 17 giờ, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Quang Duy – Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, và với thành phần gồm các với phòng ban chuyên môn của quận, lãnh đạo UBND phường An Bình và đại diện Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ. Đây là cuộc họp nội bộ nên phóng viên không được vào dự. Đến 17 giờ, ông Duy thông báo cho báo chí một số nội dung đã kết luận trong cuộc họp.

Ông Duy cho biết, hoàn toàn không có chuyện “chôn sống” như biên bản được lập ngày 3/10 của các cơ quan chính quyền và đoàn thể phường An Bình đã ghi. “Kết quả điều tra của Công an quận Ninh Kiều khẳng định không phải chị Trúc chôn sống cháu bé. Kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy chị Trúc đẻ con ra rồi mang bỏ vào bịch ni-lon, bên ngoài lót bao đựng gạo rồi để trong khoảng đất lõm sâu xuống khoảng 13cm. Miệng bịch ni- lon cũng như bao gạo bọc ngoài không hề cột chặt. Và chính xác là cháu bé bị vứt bỏ ở ngoài vườn”, ông Duy khẳng định.

Do đó, cơ quan điều tra xác định hành vi của Lê Thị Cẩm Trúc chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên đã thống nhất không truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ xử phạt hành chính.

Như vậy, có thể thấy cơ quan điều tra của Công an quận Ninh Kiều đã xem xét nhiều khía cạnh, từ thực tế hoàn cảnh đưa đẩy đến hành vi của người mẹ, nên đã có kết luận ở mức độ có cân nhắc.

Điều hiện nay dư luận đang quan tâm là số phận của cháu Trúc Mai từ quyết định của cơ quan chính quyền. Và điều mọi người thấy lạ lùng và bất ngờ là ý kiến cuối cùng trong cuộc họp chiều 10/10 là không giao trả đứa bé cho cha mẹ cháu, mà sẽ chuyển cho Trung tâm Bảo trợ Xã hội thành phố nuôi dưỡng!

“Qua họp và bàn bạc với ngành chức năng thì tinh thần chung là gởi cháu bé vào Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi vì nơi này chăm sóc tốt nhất vì giai đoạn đầu cha mẹ đã muốn dứt bỏ con”, ông Duy cho biết.

Vụ cháu bé bị ‘chôn sống’: Một quyết định gây sốc của chính quyền - ảnh 4
Thật là vô lý khi chỉ ở cách người mẹ có chục mét, nhưng cháu bé phải bú sữa bình! Trong ảnh là bà Đỗ Thị Công đang cho bé bú. Ảnh: Đặng Vỹ

Theo lập luận của những người trong cuộc họp, thì bản thân người mẹ muốn bỏ con, còn người cha là Trương Văn Nhân, ngay từ đầu đã biết vợ mang bầu. Việc Trúc sinh con đêm 2/10, Nhân nói đi làm về mệt nên ngủ riêng không hay vợ sinh, có thể chấp nhận. Nhưng Nhân biết vợ có thai và khi sinh xong phải biết.

Và từ nhận định này, hội đồng họp xét bắt đầu suy diễn: “Cả hai vợ chồng đều có ý tưởng chung là không muốn có đứa nhỏ ở trong nhà mình. Vì ngay từ đầu họ không muốn có nó, do đó chúng tôi thấy đơn xin nhận lại con là không phù hợp”!

Tiếp tục, từ suy diễn này, hội đồng quyết định: “Qua họp và bàn bạc với ngành chức năng thì tinh thần chung là gởi cháu bé vào Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi vì nơi này chăm sóc tốt nhất vì giai đoạn đầu cha mẹ đã muốn dứt bỏ con”! Để bảo vệ quyết định này, Phó Chủ tịch quận Ninh Kiều cho rằng “Như vậy là phù hợp, tạo điều kiện cho cháu bé tốt nhất trong việc nuôi dưỡng, phát triển tâm lý bình thường”!

Đón nhận thông tin này, giới báo chí cứ ngỡ ngàng, tưởng mình nghe nhầm. Nhưng không, đó là sự thực, cháu bé đã bị người ta tách rời khỏi mẹ nó. Các phóng viên đã đặt ra hàng loạt câu hỏi chất vấn: Ai là người đưa ra quyết định này và việc đưa ra được căn cứ trên quy định pháp luật nào? Vì sao cháu bé đã có cha mẹ xác nhận, có đơn xin nhận con mà lại không giao mà lại đưa vào TTBTXH như một đứa trẻ mồ côi? Liệu rằng việc đưa vào TTBTXH nuôi dưỡng, tâm lý cháu bé có thực sự sẽ phát triển bình thường như hội đồng “tiên đoán”?

Phó Chủ tịch quận Ninh Kiều không trả lời được từng câu hỏi, mà cho biết, đây là đề xuất của đại diện Sở LĐ – TB & XH thành phố Cần Thơ, sau đó được mọi người thống nhất vì thấy đề xuất đó là phù hợp và “tạm thời” đưa vào. “Họp cũng đã bàn, trên cơ sở quy định của pháp luật, nghị định của Chính phủ với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất”, ông Duy nói.  Nhưng Nghị định nào, căn cứ pháp luật cụ thể như thế nào thì ông Duy hoàn toàn tắc tỵ, không dẫn ra được.

Các phóng viên tiếp tục yêu cầu đại diện Sở LĐ-TB&XH đang có mặt trong phòng họp nêu các căn cứ, quy định cũng như viện dẫn các văn bản. Nhưng vị này không đưa ra câu trả lời mà cho rằng đi họp thay lãnh đạo Sở!

Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ quy định đối tượng trẻ em được đưa vào TTBTXH gồm các trường hợp: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

Do đó có thể khẳng định ngay cháu Trúc Mai hoàn toàn không thuộc diện đưa vào TTBTXH. Và cha mẹ bé đã có đơn xin nhận con. Việc các cán bộ trong cuộc họp hoặc Sở LĐ – TB & XH quyết định đưa cháu vào TTBTXH, có thể khẳng định là một quyết định không có tính nhân văn.

Ngay cả chính ông Phó Chủ tịch quận Ninh Kiều cũng khẳng định: “Giả định sau này cha mẹ hồi tâm, hối hận nếu muốn nuôi con sẽ xem xét trở lại. Còn không hối cải thì sau này tính toán tìm được gia đình nhận nuôi sẽ giải quyết cho con nuôi theo quy định”. Như vậy chính các cán bộ chính quyền đã mâu thuẫn với lời nói của mình. Bởi lẽ, cha mẹ cháu bé đã hối hận, đã làm đơn xin nhận cháu về với gia đình, đúng như câu nói của ông Phó Chủ tịch quận, vậy tại sao chính quyền lại giữ rịt, mà không cho cháu về với cha mẹ cháu?

Và, còn nữa, ngoài cha mẹ “ không phù hợp”, “tư cách không xứng đáng” nuôi cháu như chính quyền suy diễn, thì cháu bé còn ông bà nội, chú bác cô dì, tại sao chính quyền không trả cháu về với dòng họ, cộng đồng?

Về mặt pháp lý, lẽ ra Lê Thị Cẩm Trúc phải chịu án hình sự, bị khởi tố. Bởi không thể lấy cái nghèo để bao che cho hành động suýt giết chết mạng người. Thế nhưng cơ quan công an đã xem xét và có quyết định thấu tình đạt lý. Vậy cớ sao về mặt đạo lý, chính quyền không có một phán quyết cho trọn vẹn? Điều ấy, quả thật đáng tiếc!

Đặng Vỹ

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !