Vụ cháu bé bị 'chôn sống': Không trả bé về cho mẹ là phạm luật!

Sau khi loạt bài về cháu bé bị “chôn sống” ở Cần Thơ đăng tải nhiều kỳ trên Infonet, nhiều thư của bạn đọc gửi về bày tỏ nỗi băn khoăn về việc xử lý hành vi của người mẹ. Luật sư khẳng định, việc đưa bé vào trung tâm bảo trợ là vi phạm pháp luật.

Vụ cháu bé bị 'chôn sống': Không trả bé về cho mẹ là phạm luật! - ảnh 1
Cháu bé đang rất cần bàn tay, hơi ấm và bầu sữa của mẹ. Ảnh: Đặng Vỹ

Dư luận đa chiều về hành vi bỏ con

Rất nhiều cho rằng trong bước đường cùng, quẫn bách và trong cơn sinh nở một mình không còn sáng suốt, người mẹ đã hành động như trong cơn mê sảng. Đa số các ý kiến này đều đồng tình với kết luận của cơ quan điều tra Công an quận Ninh Kiều.

Thậm chí, khi đến thăm gia đình Lê thị Cẩm Trúc, những người má, người ngoại tha thiết nói với phóng viên: “Nó nghèo khổ quá, nó lo sợ nó làm bậy. Báo chí thương tình viết làm sao để công an đừng bắt, đừng bỏ tù nó nghen con!”.

Và những câu chuyện về cuộc sống gian khó, nợ nần chất chồng của gia đình Trúc cũng đều do những người hàng xóm cung cấp, nay mới vỡ ra, mọi người mới biết.

Chúng tôi đã chứng kiến một bà má, chỉ một túm nhỏ gạo, lụm cụm đem tới để nấu cháo cho Trúc. Những bó rau, con cá, miếng thịt cũng được những người ngồi sạp bán hàng gửi từ ngoài chợ về.

Đến lúc hữu sự mới thấy tấm lòng của người lao động nghèo thật là cao cả. Họ có thể chia sớt miếng ăn cuối cùng của mình cho nhau.

Tuy nhiên cũng có một số ý kiến không chấp nhận hành động của người mẹ. Một số người trong đó có cả phụ nữ, là những người đang làm mẹ, cho rằng giữa tình thương và pháp luật cũng không thể lẫn lộn. Bởi lẽ, việc xem xét hoàn cảnh để hiểu động cơ dẫn đến hành vi thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, của chế độ, và đạo lý truyền thống của người Việt. Nhưng về tội danh cũng không vì thế mà bỏ qua, thậm chí cũng rất cần phải phê phán, lên án hành vi của người mẹ.

Má Huỳnh Thị Tân ở quận 3, TP.HCM, cho rằng dù lo âu, dù trong cơn mê sảng thế nào đi nữa thì cái bản năng làm mẹ mà trời phú cho người đàn bà vẫn không thể nào mất đi. Bà chấp nhận cho rằng Trúc đã làm một việc quá ngu muội nhưng không phải là trong trạng thái hoàn toàn không có ý thức.

Cái bản năng người mẹ, cái tình mẫu tử nó mạnh lắm, không gì ngăn trở nổi nó được.Cho nên chỉ có thiệt sự không thiết tha với con thì người ta mới bỏ con như vậy”, bà má này nói.

“Không thể nào chấp nhận người mẹ lại bỏ rơi con giữa trời khuya giá lạnh như vậy với thân thể mới lọt lòng mà không mảnh vải. Tôi đọc báo nghe nói nhà gần con rạch, hôm đó có mưa bão, chắc là đất lạnh lắm, thương cháu nhỏ quá. Dù luật pháp nhân đạo nhưng vẫn phải nghiêm khắc cho những người thiếu suy nghĩ, không có tình thương trẻ con”, Thúy Bình, một phụ nữ có 3 con ở quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, nói gay gắt.

Một nick là Cong.T.Phan trên facebook, cho rằng: Việc giao đứa bé về Trung tâm bảo trợ là hình thức tước quyền nuôi con của người mẹ này. Không thể đem nước mắt hay lý do khác để biện minh. Ở các nước phát triển, việc này rất bình thường, thậm chí người mẹ bị buộc tội tại toà và đưa vào khám”.

Vụ cháu bé bị 'chôn sống': Không trả bé về cho mẹ là phạm luật! - ảnh 2
Dù bà Công thương yêu chăm sóc bé tốt đến mấy vẫn không thể bằng đứa bé có mẹ. Tốt nhất là hãy trả đứa bé về lại cho mẹ nó. Ảnh: Đặng Vỹ

Một ý kiến khác, cũng trên facebook, cho rằng không thể vì nghèo khó mà bỏ con: “Đừng than nghèo kể khó mà báo chữa cho hành vi vi phạm”.

Chúng tôi đem tất cả các ý kiến trái ngược này trao đổi với luật sư Nguyễn Trường Thành, Chủ nhiệm văn phòng luật sư Vạn Lý tại thành phố Cần Thơ, nơi cháu bé bị mẹ bỏ rơi. Luật sư cho rằng, pháp luật cần phải nghiêm minh nhưng nếu con người giáo dục được thì chưa cần dùng đến hình phạt.

“Theo tôi thì trong trường hợp này nên xử phạt hình chính đối với người mẹ là thuận tình, hợp lý, vừa răn đe giáo dục nhưng vừa bảo đảm tính nhân văn”, luật sư Thành đưa ra ý kiến.

Luật sư khẳng định: Chính quyền phạm luật!

Ở góc độ khác, về việc có giao cháu Trương Thị Trúc Mai về với mẹ, đoàn tụ với gia đình hay không, tất cả các ý kiến đều đồng thuận. Đa số ý kiến cho rằng chính quyền phán quyết như vậy là nhẫn tâm.

Huỳnh Thị Ngọc, một cán bộ công chức ở TP.HCM, cho rằng cháu bé cần nhất là người mẹ. “Người mẹ có thể sai trái, có thể bị xử phạt nặng. Nhưng cháu bé vẫn phải được mẹ chăm sóc. Đó mới là đúng pháp lý và đạo lý”, Ngọc nói.

Bà Lê Thị Phượng Liên, cán bộ phụ nữ một thôn ở huyện Bình Chánh TP.HCM, rất phẫn nộ với việc chính quyền đưa ra quyết định đưa bé Trúc Mai vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội. “Họ ngăn trở mẹ con, đứa bé thiếu sữa, thiếu hơi mẹ, có hại cho nó từ thể chất tới tình cảm về sau này khi nó lớn lên. Họ làm như vậy là họ phạt đứa bé chớ đâu có phải phạt người mẹ?”, bà lập luận.

Vụ cháu bé bị 'chôn sống': Không trả bé về cho mẹ là phạm luật! - ảnh 3
Người lớn, người già mà vẫn còn cần tình cảm mẹ con, huống chi trẻ thơ, trẻ sơ sinh. Trong ảnh: Bà cụ Huỳnh Thị Tư đang chăm sóc cho chị Cẩm Trúc. Ảnh: Đặng Vỹ

Bà Liên cho rằng, chính việc phán quyết như chính quyền Cần Thơ, mới là tổn hại đến tâm lý đứa trẻ sau này, chứ không phải là làm như vậy  thì sẽ “tạo điều kiện cho cháu bé tốt nhất trong việc nuôi dưỡng, phát triển tâm lý bình thường” như ông Phó Chủ tịch quận Ninh Kiều nói.

“Tôi không hiểu vì sao họ lại ra cái quyết định lạ lùng”, bà Liên gay gắt. “Họ được học hành đào tạo đầy đủ từ chuyên môn tâm sinh lý học, luật pháp, và bao nhiêu thứ khác, không rõ tại sao họ lại tư duy phản khoa học như vậy”.

Infonet cũng đã tham khảo ý kiến luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh. Luật sư đã gửi đến một bức thư dài, phân tích căn kẽ. Ông cho rằng, quyết định của chính quyền là xâm phạm tới quyển và lợi ích hợp pháp của bé Mai, và vi phạm Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bởi lẽ, theo luật sư này, bé Trúc Mai không thuộc diện phải đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội. Điều này hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của Infonet đã nêu trong bài trước.

Dưới góc độ pháp lý, tôi cho rằng việc bà Đỗ Thị Công không chịu giao bé Trúc Mai cho Chị Trúc – mẹ ruột của bé - và việc chính quyền thành phố Cần Thơ quyết định đưa bé vào Trung tâm bảo trợ xã hội là đang xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của bé Mai cũng như quyền chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con của vợ chồng chị Trúc.

Cụ thể, Điều 13 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ, không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Bên cạnh đó, Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.

Điều 5 Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ (quy định Điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội) đối với trường hợp trẻ em thì chỉ các đối tượng trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích, không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo mới thuộc diện đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Trong trường hợp bé Trúc Mai đang còn có cha, mẹ, đủ khả năng nuôi bé và cũng đã có đơn xin nhận con, do đó bé Trúc Mai không thuộc diện đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Chính vì vậy, tôi cho rằng bà Công cần phải giao bé Mai lại cho vợ chồng chị Trúc, chính quyền thành phố Cần Thơ cần huỷ bỏ ngay các quyết định liên quan đến việc đưa bé Mai vào cơ sở bảo trợ xã hội./.

(Luật sư Nguyễn Văn Hậu, P.Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh)

Đặng Vỹ

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !