Voi gầy trơ xương: Lãnh đạo vườn thú lên tiếng
Voi gầy trơ xương: Lãnh đạo vườn thú lên tiếng
Xót xa voi Thủ Lệ gầy trơ xương
Voi, hà mã bị hành xác" giữa Thủ đô
Theo bà Nguyễn Cúc Phương – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội (trực tiếp quản lý vườn thú Thủ Lệ), nguyên nhân voi gầy do còn ngu ngơ trong việc lấy thức ăn cho bản thân, dù nhân viên vườn thú đã mất thời gian khá lâu để huấn luyện cho chú voi này.
Bà Nguyễn Cúc Phương cho biết, nguồn gốc của chú voi gầy trơ xương là từ tự nhiên, được bắt tại Đồng Nai vào năm 1993 và đưa về nuôi dưỡng tại Thảo Cầm Viên TP.HCM. Sau 3 năm nuôi dưỡng tại Thảo Cầm Viên, voi được chuyển giao cho quân khu 9 vào năm 1996. Đến tháng 7/2010, Quân khu 9 vì một vài lý do nào đó, đã tặng lại cho Vườn thú Hà Nội.
Voi gày trơ xương là do ngu ngơ không biết cách lấy thức ăn? |
Theo như bà Phương cung cấp, khi về vườn thú Thủ Lệ voi gầy còm, ốm yếu hơn, lúc đầu còn không biết cách đưa thức ăn (ngô, cỏ xanh, rau củ quả) vào miệng, nhân viên vườn thú đã phải huấn luyện rất chi tiết để voi có thể tự thực hiện công đoạn tiếp nhận thức ăn và ăn hết khẩu phần ăn của mình.
"Cô" voi này được gọi tên là voi Thái, không phải giống voi Thái Lan hay được đưa từ Thái Lan về, mà tên gọi này do Quân khu 9 đặt, khi đưa voi về vườn thú Thủ Lệ, Ban Quản lý vẫn giữ nguyên tên gọi đó.
Vì có nguồn gốc từ tự nhiên, được đưa về Thảo Cầm Viên nuôi dưỡng nên khó xác định được độ tuổi chính xác của voi. Chỉ biết rằng khi bắt được voi khoảng 3 – 4 tuổi, tính đến nay 18 năm sống qua một vài địa chỉ và hiện tại được nuôi dưỡng tại vườn thú, ước chừng voi khoảng trên dưới 25 tuổi.
Lý giải thắc mắc liệu đây có phải voi già yếu, lại nuôi nhốt nên ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khỏe, bà Phương khẳng định với loài vật có tuổi thọ 80 – 90 tuổi như loài voi, thì đây là lứa tuổi “thanh niên”.
Cùng nuôi nhốt với voi cái Thái còn có voi đực Krông được đưa về từ rạp xiếc, nhưng voi đực rất hung hăng, không thể thuần hóa, đặc biệt từ sau khi voi bị mất 1 ngà, nên phải xích cả ngày, chỉ được lới lỏng dây xích giúp voi di chuyển qua lại tại chỗ để duy trì sự vận động.
Trái lại, voi Thái mỗi ngày được thả ra dạo quanh khu đất chuồng nuôi rộng 2000m2 từ 8h sáng khi nhân
Bác Nguyễn Mạnh Hùng, người đưa cháu đi thăm thú nuôi tại vườn thú nói: "Chả hiểu người ta chăm sóc nuôi dưỡng kiểu gì mà nhìn con voi gày còm, ốm yếu, tôi xót hết cả lòng. Nếu vườn thú không nuôi được thì trả voi về tự nhiên, còn đã nuôi thì phải có cách chăm sóc cũng như chế độ tốt để voi phát triển khỏe mạnh". |
viên dọn vệ sinh bắt đầu ngày mới đến khi cho voi ăn lúc 10h sáng (bữa ăn đầu tiên trong ngày) voi sẽ bị nhốt lại.
Mỗi ngày voi được ăn 3 bữa vào 10h sáng và 18h chiều thức ăn xanh (cỏ tươi), 14h thức ăn tinh (gạo, ngô, khoai, chuối).
"Kể từ khi đưa về vườn thú nuôi, ngoài vết thương ở đầu đã được điều trị khỏi, voi không hề có dấu hiệu bị bệnh gì khác nghiêm trọng. Voi được ăn đầy đủ 3 bữa một ngày với khẩu phần ăn rất khoa học", Phó Tổng Giám đốc công ty quản lý vườn thú Thủ Lệ cho hay.
Khi hỏi về việc vườn thú có ý định thả voi về với tự nhiên để voi phát triển tốt hơn, bà Phương chia sẻ: Voi từ tự nhiên đưa vào môi trường nuôi nhốt được chăm sóc cẩn thận với những bữa ăn đầy đủ chất và đúng giờ nên khó để voi có thể thích nghi lại với môi trường sống ngoài tự nhiên, phải tự kiếm mồi, từ cạnh tranh, những con voi bé, voi hiền sẽ bị đối thủ tranh chấp thức ăn dẫn đến mâu thuẫn, đánh nhau, như vậy không tốt.
"Vì vậy, sẽ không có chuyện đưa voi trở lại với tự nhiên sau khi đã nuôi nhốt tại vườn thú rồi", bà Phương khẳng định.
Bà Phương cho hay "mồ hôi" Hà mã có màu giống màu máu khiến nhiều người nhầm tưởng. |
Vấn đề hà mã bị "chảy máu", theo ghi nhận của phóng viên Infonet ngày 17/11, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội bà Nguyễn Cúc Phương cho biết: "Đến thời điểm này tôi vẫn chưa nhận được thông tin Hà mã bị thương, nếu bị thương nặng cần dùng thuốc hay hội chẩn tôi là người ký duyệt các đơn thuốc dành cho thú nuôi tại vườn. Còn nếu là các vết thương nhẹ chắc đội ngũ thú y và nhân viên vườn thú đã xử lý".
"Nhưng có một việc mà nhiều người không hiểu về Hà mã sẽ nghĩ nó bị thương chảy máu, đó là mồ hôi của con vật này có màu đỏ như máu, chúng tôi tiếp xúc nhiều nhưng vẫn bị nhầm lẫn", bà Phương nói.
Tuy nhiên, bà Phương khẳng định "Có gì tôi sẽ kiểm tra lại thông tin tại khu nuôi Hà mã".
Trước đó, PV và nhiều du khách thăm quan khu chuồng nuôi hà mã, chứng kiến từ thân thể hã mã, dòng dung dịch đỏ sẫm như máu chảy thành vệt dài trên sàn, con vật nằm bất động không phản ứng trước lời gọi của du khách.
Chứng kiến cảnh tượng này, không ít du khách thắc mắc liệu có phải hà mã bị thương mà không được kiểm tra, chăm sóc kịp thời?
Phạm Thơm