Vợ trung tá CSGT đầu độc chồng bật khóc kêu cứu tại tòa

9h40 tại tòa, khi được nói cuối cùng, bị cáo đã kêu cứu thảm thiết xin mẹ chồng “tha tội chết cho con, mẹ ơi! Xin hay con tha thứ cho mẹ… Mong tòa xem xét giảm mẹ mức hình phạt".

Vụ Trung tá CSGT bị người vợ chung sống gần 20 năm sát hại bằng thuốc độc gây xôn xao dư luận hồi tháng 3/2012, được TAND TP.HCM đưa ra xét xử vào 8h sáng nay (29/3).

Tòa án mở phiên tòa lưu động tại Nhà thiếu nhi Q.6, TP.HCM và dự kiến xét xử trong buổi sáng. Chủ tọa là ông Vũ Thanh Lâm, Thẩm phán TAND TP.HCM.

Vợ trung tá CSGT đầu độc chồng bật khóc kêu cứu tại tòa - ảnh 1

Dư Kim Liên đối mặt với án tử hình.

Cáo trạng của VKSND TP.HCM Trung tá Trần Xuân Chuyên (51 tuổi), công tác tại Đội CSGT Phú Lâm thuộc phòng PC67 Công an TP.HCM, và vợ là Dư Kim Liên (45 tuổi), cùng ngụ nhà số 371/11 đường Hậu Giang, P.11, Q.6, TP.HCM đã cưới nhau được 20 năm và có 2 con trai.

Do bị thua cờ bạc, bà Liên vay tiền nhiều người, số nợ lên tới 1,3 tỷ đồng. Bà Liên thuyết phục chồng bán căn nhà để trả nợ do chủ nợ đòi gắt gao, nhưng chồng không đồng ý và dọa sẽ ly hôn. Từ đây Liên nảy sinh ý định giết chồng để chiếm tất cả tài sản.

Ngày 11/3/2012, Liên đi mua 10 viên thuốc ngủ để thực hiện kế hoạch đã vạch sẵn. Khuya ngày 12/3/2012, khi ông Chuyên đi nhậu về say mèm, Liên pha thuốc ngủ vào ly sữa để chồng uống… cho khỏe. Đến 6h sáng cùng ngày, vì ông Chuyên vẫn chưa chết nên Liên gọi điện tới cơ quan xin cho chồng nghỉ làm một ngày với lý do bị cảm.

Liên ra chợ mua ống kim tiêm và thuốc trừ sâu rồi tiêm vào mông, bơm thẳng vào miệng ông Chuyên. Một ngày sau (13/3/2012), khi nạn nhân chết hẳn Liên gọi điện báo tin cho 2 con là “cha đã tử vong do đột quỵ”. Ngay sau đó, bà Liên vội vã cho khâm liệm chồng.

Thấy có dấu hiệu bất thường về cái chết của đồng nghiệp, cơ quan cảnh sát điều tra công an Q.6 đã vào cuộc và phát hiện tang vật là ống kim tiêm và chai thuốc trừ sâu trong nhà bà Liên.

Ngày 30/12/2012, Công an TP.HCM có kết luận điều tra và đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố bà Liên với tội giết người. Với hành vi độc ác, dã man như trên, bà Liên đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

* Ngay từ tờ mờ sáng hôm nay, gần 1.000 người đã đứng chật sân trước Nhà thiếu nhi Q.6 (đường Nguyễn Văn Luông, P.11, Q.6) để theo dõi phiên xét xử. Đến 8h sáng, bị cáo Dư Kim Liên được dẫn vào phiên tòa làm hàng trăm người nhốn nháo đứng dậy xem mặt người phụ nữ tàn ác.

Đến khoảng 8h5, phiên tòa chính thức khai mạc.

Vợ trung tá CSGT đầu độc chồng bật khóc kêu cứu tại tòa - ảnh 2

Bị cáo Liên được cảnh sát đưa tới phiên tòa.

Vợ trung tá CSGT đầu độc chồng bật khóc kêu cứu tại tòa - ảnh 3

Rất đông công an, CSGT, dân phòng được triển khai tại nhà Thiếu nhi Q.6 để giữ an ninh trật tự tại phiên tòa.

Vợ trung tá CSGT đầu độc chồng bật khóc kêu cứu tại tòa - ảnh 4

Gần 1.000 người đến tham dự phiên tòa xét xử người vợ đầu độc chồng.

Vợ trung tá CSGT đầu độc chồng bật khóc kêu cứu tại tòa - ảnh 5

Người nhà của trung tá Trần Xuân Chuyên (2 con trai của nạn nhân và bị cáo ngồi ngoài cùng bên trái và ngoài cùng bên phải, hàng đầu)

Khi bước xuống xe tù, bà Liên vẫn bình thản nhìn lại hàng ngàn người vây quanh mình. Có nhiều lời xì xào "đàn bà gì mà ác quá", bị cáo lặng lẽ cúi đầu bước nhanh theo cảnh sát đến vành móng ngựa.

Đến 8h30 đại diện Viện KSND TP.HCM đọc cáo trạng và đề nghị tòa tuyên bị cáo mức án tử hình vì hành vi độc ác, dã man. Hàng tràng tiếng vỗ tay của người dân tham dự phiên tòa đồng tình với hình phạt mà VKS đưa ra.

Khi chủ tọa hỏi, bị cáo Liên khai nhận âm mưu đầu độc chồng trong 3 ngày liên tiếp. Trong 3 ngày đó cũng đã nghĩ đến ngày mình bị bắt nhưng không thể dừng tay lại.

Tòa hỏi bị cáo tại sao ngăn cản khám nghiệm tử thi? "Nếu công an khám nghiệm thì sẽ biết được bị cáo đầu độc và sẽ phải đi tù. Bị cáo không muốn điều đó xảy ra. Bị cáo còn con nhỏ và mẹ già", Liên trả lời. Khi nói đến đây bị cáo khóc nức nở và mong được tòa xem xét cho hành vi của mình.

Tòa hỏi về những mâu thuẫn trong gia đình, bị cáo trả lời: "Nhiều lần bị chồng chửi bới, dằn vặt, thậm chí đánh đập nhưng bị cáo không cho các con biết. Bị cáo rất khổ tâm". Về khoản vay 1,3 tỷ đồng, Liên khai rằng không đi làm, sống phụ thuộc chồng nên không có tiền gúp đỡ cha mẹ nên phải vay mượn. Có những khoản chồng biết và trả thay nhưng có những khoản bị cáo giấu đi.

Đến 9h30 là phần luật sư (LS) bào chữa. LS Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TPHCM) nhận bào chữa cho bị cáo. Theo LS Mạch, bị cáo đã thành khẩn khai báo và nhận tội. "Bị cáo quá túng quẫn trong suy nghĩ, nếu tỉnh táo thì giết chủ nợ chứ không giết chồng", vị LS này nói. Ngoài ra, LS cũng mong 2 con cùng mẹ chồng của Liên xin giảm án cho bị cáo để có cơ hội làm lại cuộc đời. Tuy nhiên đại diện tòa không chấp nhận những lời bào chữa của LS.

9h40: Khi được nói cuối cùng, bị cáo đã kêu cứu thảm thiết xin mẹ chồng “Tha tội chết cho con, mẹ ơi! Các con hãy tha thứ cho mẹ! Mong tòa xem xét giảm nhẹ mức hình phạt".

Vợ trung tá CSGT đầu độc chồng bật khóc kêu cứu tại tòa - ảnh 6

Mẹ của nhạn nhân phát biểu tại phiên tòa.

Trên hàng ghế thân nhân của nạn nhân, mẹ ông Chuyên đã 80 tuổi, khuôn mặt đầy nếp nhăn lặng lẽ bên 2 cháu nội. Nhiều giọt nước mắt lăn trên đôi gò má của cụ. "Tôi không yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng tôi quá đau đớn mỗi khi nghĩ đến con trai bị hành hạ suốt 3 ngày. Mong tòa xử nghiêm", khi được thẩm vấn cụ nói.

9h50: Tòa nghị án 15 phút.

10h5: Sau 15 phút nghị án, phiên xét xử tiếp tục và tòa công bố lại cáo trạng. Sau đó đại diện VKS nhận định, hành vi của bị cáo là không còn khả năng cải tạo nên cần loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi xã hội.

Tòa quyết định tuyên phạt bị cáo Dư Kim Liên mức án tử hình.

* Tiếp tục cập nhật

Nhóm PV

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !