Vợ chồng thầy giáo bán bánh tét lấy tiền mua sách tặng học trò

Vợ chồng thầy giáo ở Vĩnh Long đi bán bánh tét, bán nhang chắt chiu từng đồng để mua sách tặng học trò nghèo.

Đầu tháng 11, chúng tôi đến nhà thầy Huỳnh Văn Thế - giáo viên dạy Ngữ văn của Trường THPT Mang Thít (Vĩnh Long). 

Trong căn nhà nhỏ lọt thỏm bên con đường, vợ chồng thầy Thế dành phần lớn không gian cho các kệ sách. Đây là những quyển sách mà thầy mua hoặc xin được để nuôi dưỡng tâm hồn cho trò.

Thầy Huỳnh Văn Thế, người viết thư xin sách, bán bánh tét, nhang để mua sách tặng học trò nghèo. (Ảnh: FB nhân vật)

Cách đây hơn 1 năm, thầy Thế đã vĩnh viễn ra đi sau cơn bạo bệnh. Nhưng trong căn nhà nhỏ, chị Nguyễn Thị Lệ Hằng - vợ thầy vẫn tiếp tục gói bánh tét, bán kiếm lời mua sách, viết tiếp ước mơ, kỳ vọng của người chồng quá cố.

Chị Hằng - vợ thầy Thế.

Viết thư xin sách tặng học trò nghèo

Vợ chồng thầy Thế đến với nhau từ nghèo khó. Hơn 10 năm tích cóp và vay mượn, 2 người mới cất được căn nhà cấp 4.

Nhưng vốn ham đọc sách từ nhỏ, thầy Thế biết được tầm quan trọng của văn hóa đọc trong việc bồi đắp tri thức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.

Không gian sách tại nhà thầy Thế.

Thầy cũng thương học trò nghèo ở quê, ngoài sách giáo khoa ra thì không biết đọc sách gì, nên dù kinh tế khó khăn, eo hẹp thầy vẫn bàn với vợ thực hiện kế hoạch đưa sách đến tay các em nhỏ vùng quê.

'Anh ấy nói 'nhiều em học trò không chịu đọc sách'. Vì vậy, anh ấy muốn tìm cách gợi cho các em đọc sách nhiều hơn', chị Hằng nói thêm về ý tưởng của chồng.

Từ đó, thầy Thế đã nỗ lực, tìm nhiều phương cách lan tỏa văn hóa đọc cho các em. Thầy bớt tiền lương vốn ít ỏi để mua sách cho các em học sinh đọc.

Ngoài ra, để có thêm sách cho cho các em, thầy Thế đã viết thư tay xin sách cho học trò. 

Thầy khẳng định, đọc sách sẽ giúp các em thay đổi được tư duy, nâng cao kiến thức, tầm nhìn và bản lĩnh trong cuộc sống.

Tết sách đầu tiên năm 2015, thầy Thế vận động được 100 quyển. Tết sách năm sau, thầy vận động được 500 cuốn sách. Tết sách năm 2017, thầy vận động gần 900 quyển sách tặng cho học sinh trường THPT Mang Thít và THPT Nguyễn Thông ở tỉnh Vĩnh Long.

Những kệ sách trong nhà thầy Thế.

Bất kỳ học sinh nào tham dự Tết sách đều được tặng sách. Thầy Thế còn thành lập 'CLB Sách và hành động Mang Thít'. CLB sinh hoạt định kỳ mỗi tháng với những chủ đề khác nhau.

Từ cuối năm 2017, ngôi nhà của vợ chồng thầy trở thành thư viện phục vụ cộng đồng mang tên 'Không gian đọc Nguyễn Hiến Lê'.

Đi bán bánh tét, bán nhang để lấy tiền mua sách

Ngoài việc bớt xén tiền lương, viết thư tay xin sách, thời gian rảnh thầy Thế cùng học trò đi lượm ve chai bán lấy tiền bỏ heo đất. Khi thấy heo nặng nặng lại đập ra lấy tiền mua sách.

Song, do số lượng sách chưa được nhiều nên chị Hằng quyết định nấu bánh tét bán lấy tiền lời đưa thầy mua thêm.

Những đòn bánh tét được chị Hằng gói để thầy Thế mang đi giao cho khách.

Để có khách mua bánh, thầy Thế lên mạng rao bán.

Khi gom đơn hàng được vài chục đòn, chị Hằng lại chạy xe máy khoảng 50km, sang nhà người chị dâu ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) để gói bánh.

'Ở bên đó mới có đầy đủ vật dụng để gói', chị Hằng cho biết. Khách mua bánh ở nhiều nơi, thậm chí ở tận Bến Tre, Cần Thơ nên thầy Thế nhận 'nhiệm vụ' đi giao.

Mỗi lần như thế, thầy Thế phải dậy từ 2-3h sáng chạy đi giao bánh, hoặc giao vào ngày cuối tuần để không ảnh hưởng đến việc dạy trên lớp.

Căn nhà đơn sơ không có tài sản gì giá trị ngoài sách.

Phía trước nhà là tấm bảng 'Không gian đọc Nguyễn Hiến Lê'.

Nhìn chồng vui và mãn nguyện với việc làm ý nghĩa, chị Hằng cũng hạnh phúc theo.

Chị cũng xin chồng cho đi giao bánh cùng. Những lần đi giao bánh gặp trời mưa, hai vợ chồng ướt sũng, lúc đó chị lại càng thương và hiểu chồng mình hơn.

Ngoài bánh tét, thầy Thế còn liên hệ với bạn ở TP.HCM để lấy nhang về đăng lên mạng bán hoặc chở đến các tiệm tạp hóa chào hàng bán.

'Ngoài giờ dạy là anh ấy đi suốt. Lúc đi vận động xin sách, lúc đi giao bánh, bán nhang, nhưng tất cả chỉ vì mục đích có thêm sách để tặng học trò', chị Hằng cười nói.

Những tưởng thầy Thế và vợ sẽ cùng đồng hành làm những việc có ý nghĩa như vậy mãi thì bất ngờ thầy ngã bệnh và ra đi vĩnh viễn sau 20 ngày nằm viện.

Dù thầy Thế đã ra đi vĩnh viễn...

...nhưngTết sách và CLB Sách và hành động Mang Thít vẫn sống như sự kế thừa từ tâm huyết của thầy Thế.


Chồng mất, con gái còn nhỏ nhưng chị Hằng vẫn cố gắng nén nỗi đau để lo chu toàn cho gia đình và tiếp tục việc nấu bánh tét góp tiền mua sách cho câu lạc bộ.

'Mỗi khi có đơn hàng mua bánh tét, tôi lại thấy vui vì biết sắp có thêm ít tiền để góp mua sách như ý nguyện của chồng”, chị Hằng tâm sự.


Ngày 7/11/2018, đại diện Văn phòng Chính phủ thừa lệnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thắp nén nhang tri ân thầy Huỳnh Văn Thế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc báo và rất cảm động trước tấm lòng, nhiệt huyết của thầy Huỳnh Văn Thế đối với học trò. Bên cạnh nén hương tri ân, Thủ tướng cũng gửi lời thăm hỏi, gửi phần quà của Thủ tướng mong người thân vượt qua mất mát này.

Thanh Sang/VietNamNet
Từ khóa: thầy Huỳnh Văn Thế THPT Mang Thít Vĩnh Long

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !