Vợ chồng bác sĩ nỗ lực xóa bỏ hủ tục, cứu sống nhiều trẻ sơ sinh

Bác sĩ Nay Blum và vợ là hộ sinh H’Nơn (cùng sinh năm 1969) là những cán bộ y tế tiên phong trong việc xóa bỏ hủ tục ở các buôn làng của huyện Đắk Đoa (tỉnh Gia Lai).

Vợ chồng bác sĩ Nay Blum còn nhận nuôi nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cho các em ăn học nên người...

Phải thành bác sĩ để cứu người

Bác sĩ Nay Blum hiện là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Glar (huyện Đắk Đoa), còn vợ là bà H’Nơn đã về hưu từ năm 2019. Gần 30 năm gắn bó với ngành y, cả hai người chung một khát vọng nguyện hy sinh hết mình để cứu người.

Ngồi trò chuyện, bác sĩ Blum kể, năm lên 10 tuổi, ông đã ám ảnh với những cái chết vì dịch bệnh ở Tây Nguyên liên tục xảy ra. Chuyện nhiều đứa trẻ bị chôn sống khi đang cất tiếng khóc oe oe mà không ai can ngăn nổi. Do vậy, ở ngay tại nhà mình, ông khắc dòng chữ "Phải thành bác sĩ để cứu người" lên cửa, còn đến lớp thì ông viết lên bàn.

Dù hoàn cảnh gia đình nghèo khó nhưng Blum vẫn quyết tâm học. Kết quả là tất cả các cấp học phổ thông, ông đều giỏi nhất xã, nhất huyện. Đầu năm 1991, Blum tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tế tỉnh Gia Lai và được nhiều đơn vị mời về làm việc, có lương bổng hậu hĩnh nhưng ông nhất quyết chối từ.

Thời điểm ấy, hầu hết các xã của huyện Đắk Đoa không có trạm y tế, chưa có cơ chế xếp lương, trả lương cho y, bác sĩ cơ động bám buôn, bám xã. Không ngần ngại, Blum liền xung phong về với buôn làng khó khăn cùng với lời cam kết làm không lương, ăn ở trong nhà dân. Với tâm nguyện cống hiến những gì mình biết được để giúp đỡ buôn làng đang trong đợt dịch tả và sốt rét hoành hành, Blum chạy ngược xuôi ở hầu khắp các xã của huyện Đắk Đoa để chữa bệnh cho người dân.

Bác sĩ bám bản không lương

Cuối năm 1991, Blum quen biết H’Nơn học nghề hộ sinh mới ra trường. H’Nơn phụ giúp Blum rất nhiều trong công việc. Tình cảm nảy nở. Một thời gian ngắn sau, hai người nên duyên vợ chồng.

Sau khi cưới, vợ chồng Blum tích cóp mua chiếc xe đạp đèo nhau đi xuyên ngày đêm để truyền dịch, truyền nước, hướng dẫn cách phòng, chống dịch tả cho bà con ở các buôn làng của huyện Đắk Đoa. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn tin rằng chữa bệnh bằng lá cây sẽ khỏi, còn thuốc Tây thì không khỏi. Cũng vì vậy mà cuối năm 1993, dù xã Glar có trạm y tế nhưng người dân vẫn chưa có thói quen đến trạm khám bệnh, vợ chồng Blum phải thường xuyên đến các buôn làng vận động bà con.

"Hồi ấy, vợ chồng tôi bận rộn lắm. Dù làm không lương nhưng cái tâm không cho phép chúng tôi lơ là công việc. Vùng này khi ấy là trọng điểm sốt rét, chồng tôi ở làng để trực, còn tôi cứ nghe tin ai trong làng xã trở dạ sinh con là phải chạy đi liền. Đêm hôm ai kêu cũng đi" - bà H’Nơn kể.

Bà H’Nơn cùng chồng đã góp công xóa bỏ hủ tục bằng kiến thức y học

Bà H’Nơn cùng chồng đã góp công xóa bỏ hủ tục bằng kiến thức y học.

Đến năm 1995, hàng loạt buôn làng nhờ sự vận động của vợ chồng Blum đã bỏ thói quen ăn đồ sống và không còn tin vào lá cây rừng có thể chữa bách bệnh.

Cứu mạng nhiều trẻ trước hủ tục

Thời điểm này, một vấn đề nan giải, rùng rợn, đó là hủ tục chôn sống trẻ con theo mẹ vẫn tồn tại. Do đó, vợ chồng Blum quyết tâm xóa bỏ hủ tục lạc hậu, với mong muốn cứu mạng sống của nhiều đứa trẻ vô tội.

Bà H’Nơn kể, vào một đêm giữa tháng 8/1995, một người đàn ông đến đập cửa, hốt hoảng thông báo vợ anh ta sinh non, tình trạng nguy kịch. Ngay lập tức, vợ chồng bà đành liều mình để cậu con trai nhỏ hơn 3 tuổi đang ngủ ở nhà, rồi lặng lẽ đi cứu người trong đêm.

Đường đi tới 20 km lại toàn đá nên gần 12h đêm, vợ chồng H’Nơn mới đến nơi. Nhìn ánh mắt của mọi người trong nhà, chúng tôi hiểu mình đã đến muộn, nên không cứu kịp người mẹ. Khi H’Nơn bế đứa trẻ lên, người làng chạy ra phản đối, họ nhất quyết phải để đứa trẻ chết theo mẹ. Người nhà cho rằng đứa trẻ sống sẽ là điềm xui cho gia đình, cho buôn làng. Nhưng bản năng của một người làm mẹ không cho phép bà để điều đó xảy ra, dù là vi phạm vào luật tục ngàn đời của dân làng. Vợ chồng bà quyết tâm cứu đứa trẻ.

Ngồi trong nhà dân, bà vừa nài nỉ, vừa giải thích cho mọi người. Bà đã vận dụng hết các kiến thức và kinh nghiệm của mình để thuyết phục dân làng về trường hợp sản phụ bị tử vong hoàn toàn không liên quan gì đến đứa trẻ và càng không phải do "ma quỷ" làm gì cả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người mẹ tử vong nhưng sâu xa là do người mẹ không được thăm khám và chăm sóc đúng cách lúc mang thai... Đây là sự cố, không phải do "ma quỷ" nào muốn bắt mẹ con người này đi cả. Đứa trẻ không có tội.

Ở ngoài sân, ông Blum kéo những người đàn ông lại gần chuồng bò, rồi phân tích rằng con bê mới sinh ra, chủ nhân vẫn nuôi nấng, chăm sóc, huống gì con người. Con người là sinh thể, trưởng thành do dinh dưỡng, lương thực, khỏi bệnh là do thuốc men của nền y học. Chôn sống người chính là tội ác, đi ngược lại văn minh, đã đến lúc bà con phải từ bỏ hủ tục này rồi, không có "ma quỷ" nào trong đứa trẻ cả.

Bác sĩ Nay Blum khám bệnh cho người dân tại Trạm Y tế xã Glar

Bác sĩ Nay Blum khám bệnh cho người dân tại Trạm Y tế xã Glar.

Thế nhưng, nhiều người trong làng vẫn chưa đồng ý để đứa trẻ được sống. Quyết không để hủ tục man rợ tiếp diễn, H’Nơn ôm đứa trẻ vào lòng và hứa rằng bằng y học sẽ chữa hết bệnh, sẽ yêu thương và nuôi lớn đứa trẻ này khỏe mạnh để bà con thấy và sẽ tin... Lúc này, già làng lên tiếng đồng ý để vợ chồng bà H’Nơn đem đứa trẻ đi. Dân làng không còn ngăn cản mà tự giãn đường cho vợ chồng bà nhận nuôi đứa bé. Đứa bé được đặt tên là Nay Thuym.

"Hơn 4 tháng sau, khi vợ chồng tôi đưa Nay Thuym khỏe mạnh về khoe với buôn làng, người làng mới tin hơn là không phải ma quỷ. Cậu bé tinh nhanh, khôi ngô cười toe toét rất đáng yêu. Nhiều già làng ở các tỉnh Tây Nguyên khi nghe tin cũng băng rừng đến xã Glar để nhìn tận mắt, sờ tận tay vào người Nay Thuym. Sau đó, họ về đưa vào hương ước quy định phải bỏ tục chôn sống trẻ con theo mẹ. Đồng thời, quán triệt đến các buôn làng của mình, nếu người mẹ không may chết sau sinh thì phải đưa đứa trẻ đến cơ sở y tế, đến bác sĩ. Từ đó, hủ tục man rợ này dần được xóa bỏ", bà H’Nơn kể.

Trong một chuyến công tác về làng, vợ chồng Blum thấy hai chị em Mới và Kuơm sống lang thang vì bị người làng xa lánh, bởi 2 bé có người cha mắc bệnh phong vừa qua đời. Trước hoàn cảnh đáng thương của hai đứa trẻ, vợ chồng ông quyết định nhận 2 bé về chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau đó, vợ chồng ông còn nhận nuôi thêm một bé trai nữa, tên là Jưi. Hiện vợ chồng Blum có 5 người con, trong đó có 4 người con nuôi.

Năm 1996, chính quyền có cơ chế xếp lương cho nhân viên y tế tuyến xã. Một năm sau, Blum được bổ nhiệm làm Trạm trưởng Trạm Y tế xã Glar, còn H’Nơn làm hộ sinh. Từ năm 2001 - 2006, ông Blum được cấp trên tạo điều kiện cho đi học bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Y Dược Huế. Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Blum lại trở về trạm sát cánh cùng vợ cứu chữa cho người dân đến tận bây giờ.

Theo phunuvietnam.vn

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Đang cập nhật dữ liệu !