Việt Nam mỗi năm 300.000 ca phá thai
Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ năm 2017, cứ 1.000 phụ nữ có thai thì có 24 trường hợp ở tuổi vị thành niên và trong 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở tuổi vị thành niên.
Đáng chú ý, theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) thời điểm 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15 - 49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn.
Tình trạng phá thai nhiều lần còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ còn một số hạn chế.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em: Tính trung bình một người phụ nữ có 2 con thì cũng 2 lần nạo phá thai. Đặc biệt hơn, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng tránh thai vẫn đang được duy trì ở mức cao (khoảng 75-79%) trong nhiều năm qua. Nhất là sử dụng, dụng cụ tử cung như đặt vòng,... với tỉ lệ gần 50% các ca đặt vòng, tiếp đó đến dùng thuốc tránh thai là 18%; tỉ lệ sử dụng bao cao su là gần 15%; tính vòng kinh/xuất tinh ngoài khoảng 14% và thấp nhất là triệt sản nam - nữ (0,1-0,2%).
Giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ chính là một trong những cách thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Theo ông Tú vệc thực hiện các mục tiêu về KHHGĐ tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm cư dân khác nhau, dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa