Việt Nam đã mua vũ khí của những nước nào?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Obama. |
Hãng TASS tổng hợp số liệu về những đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự cũng như các hợp đồng mua bán lớn mà Việt Nam ký kết với họ.
Theo số liệu của Ủy ban Đăng ký vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc, trong giai đoạn 1995 – 2015 Việt Nam đã mua của nước ngoài:
5 xe bọc thép chiến đấu,
69 máy bay,
8 tàu chiến bao gồm cả tàu ngầm,
143 hệ thống tên lửa.
Trong giai đoạn 2011-2015 lượng vũ khí và thiết bị quân sự mà Việt Nam nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD (xếp thứ 8 Thế Giới theo tổng hợp của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm). So với giai đoạn 2006-2010 khối lượng mua sắm vũ khí của Việt Nam đã tăng lên 7 lần.
1/ Liên Bang Nga
Theo số liệu từ các phương tiện truyền thông, hơn 90% sản phẩm quân sự mà Việt Nam nhập khẩu có nguồn gốc từ Nga.
Vũ khí Nga tại một triển lãm |
Tàu ngầm Đề án 636.1
Hợp đồng Nga cung cấp cho Hải quân Việt Nam 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Warszawianka thuộc đề án 636.1 (NATO định danh là Kilo-M) được ký kết vào năm 2009. Theo các chuyên gia nếu tính cả chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo thủy thủ đoàn,… thì tổng giá trị hợp đồng lên tới 4 tỷ USD.
4 chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên thuộc lớp này đã được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam, chiếc thứ 5 cũng đang nằm tại căn cứ Hải quân Cam Ranh. Phía Nga hiện đang tiến hành thử nghiệm chiếc thứ 6.
Tàu ngầm Đề án 636.1 có lượng choán nước 3.100 tấn, được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm đặt ở phía mũi tàu và các tổ hợp tên lửa Club-S (phiên bản xuất khẩu của tổ hợp Kalibr-PL). Tên lửa thuộc tổ hợp này có tầm bắn 300 km và có thể được sử dụng như phương tiện chống hạm và tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền.
Tàu khu trục Đề án 11661E
Từ năm 2007, nhà máy đóng tàu Zelendolsk thuộc Cộng hòa Tatarstan (Nga) đã bắt đầu đóng 4 tàu khu trục lớp Gepard 3.9 thuộc Đề án 11661E cho Hải quân Việt Nam. Hợp đồng Nga cung cấp 2 tàu đầu tiên lớp Gepard 3.9 cho VN được ký kết vào năm 2006 với trị giá gần 350 triệu USD. Tới năm 2013 hai bên tiếp tục ký hợp đồng cung cấp 2 tàu tiếp theo, giá trị hợp đồng gần 700 triệu USD.
Hai chiếc đầu tiên đã gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam, chiếc thứ 3 và thứ 4 cũng được hạ thủy vào tháng 4 và 5 vừa qua. Dự kiến tháng 8 và 9/2016, Nga bàn giao cho Việt Nam 2 tàu này.
Các tàu Đề án 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn. Vũ khí chính trang bị cho tàu gồm: 1 hệ thống tên lửa chống hạm 3K24E Uran-E có tầm bắn 130 km, pháo hạm AK-176M cỡ nòng 76 mm, pháo hạm tự động 6 nòng cỡ 30mm AK-630 và hệ thống tên lửa RPK-8 săn ngầm. Ngoài ra trên boong tàu còn đặt một chiếc trực thăng Ka-27 chống hạm ngầm.
90% vũ khí Việt Nam có nguồn gốc từ Nga. |
Giữa những năm 1990, nhà máy đóng tàu Vympel (vùng Yaroslavl, Nga) đã thực hiện đóng 4 tàu tên lửa thuộc Đề án 1241RE cho Hải quân Việt Nam, giá trị hợp đồng này không được công bố.
Tàu tên lửa thuộc Đề án 12418
Năm 2006, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá khoảng 1 tỷ USD, theo đó Nga sẽ đóng 2 tàu tên lửa thuộc Đề án 12418 tại nước này và tổ chức đóng 6 tàu tại Việt Nam.
2 chiếc cuối cùng của lớp này đã được hạ thủy lần lượt vào ngày 14, 15/04/2016 và hiện đang được thử nghiệm.
Các tàu tên lửa thuộc Đề án 12418 có lượng giãn nước đầy tải 517 tấn và trang bị hệ thống tên lửa chống hạm 3K24E Uran-E có tầm bắn 130 km.
Lực lượng Phòng không Không quân Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012 đã nhận 24 máy bay Su-30MK2 theo 3 hợp đồng đã ký kết với phía Nga (tổng giá trị các hợp đồng không được tiết lộ).
Năm 2013, Việt Nam ký hợp đồng với Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) để mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 với trị giá khoảng 600 triệu USD. Dự kiến, 4 chiếc Su-30MK2 cuối cùng theo hợp đồng này sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2016.
2/ Hoa Kỳ
Tháng 10/2014 chính phủ Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam (có hiệu lực từ năm 1984). Theo các chuyên gia, quyết định trên của Nhà Trắng liên quan tới tình hình căng thằng tại Biển Đông, nơi Việt Nam có những tranh chấp về lãnh hải với Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực.
Tiêm kích f/a -18 của Mỹ |
Vào tháng 06/2015, Mỹ đã tài trợ cho Việt Nam 18 triệu USD để mua 6 tàu tuần tra do công ty Metal Shark của nước này sản xuất.
Năm 2013, Hãng Lockheed Martin của Mỹ thông báo, chính phủ Việt Nam muốn mua máy bay tuần tra săn ngầm P-3 Orion của Hãng này. Tuy nhiên thông tin chính thức về khả năng ký kết hợp đồng này không được công bố.
3/ Israel
Trong giai đoạn 2013-2014 Việt Nam đã mua hai hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên không ELM-2288ER của Israel.
Tới năm 2015, Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam mua thêm 1 tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến SPYDER do Liên hiệp các công ty Rafael và Israel Aircraft Industries (IAI) của Israel chế tạo. Trị giá hợp đồng này không được công bố.
4/ Các quốc gia khác (theo số liệu từ Ủy ban Đăng ký vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc).
Năm 2006, Việt Nam mua 4 máy bay ném bom Su-22 của Ukraine, năm 2010 mua 4 máy bay huấn luyện Yak-52 của Romania.
Năm 2013 theo một số nguồn tin Tập đoàn đóng tàu Damen (Damen Shipyards Group) của Hà Lan đã đạt được thỏa thuận đóng 2 tàu hộ vệ thuộc Đề án SIGMA 9814 cho Hải quân Việt Nam. Giá trị hợp đồng này ước tính khoảng 500 triệu Euro.
Năm 2015, nhà máy đóng tàu tư nhân Marine Projects tại Gdansk, Ba Lan đã đóng tàu huấn luyện mang tên Lê Quý Đôn cho Hải quân Việt Nam.Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ hãng Tass.