Việc làm cho người dân tái định cư: Dấu hỏi lớn

“Tái định cư cho người dân, điều quan trọng nhất không phải là chỗ ở mà chính là giải quyết việc làm”, đó là trăn trở của ông Trần Minh Thiện, đại biểu HĐND TP.HCM khóa VIII. Trên thực tế, phần lớn người dân tái định cư đều thất nghiệp, cuộc sống khó khăn.

Việc làm cho người dân tái định cư: Dấu hỏi lớn - ảnh 1
Các hộ dân dưới tầng trệt chung cư Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, dọn hàng quán buôn bán tạm để mưu sinh, mặc dù trái với quy định

Dân tái định cư đang bị "bỏ rơi"

Nhiều người dân có đất bị thu hồi đang tái định cư phản ánh, khi thay đổi chỗ ở, dành đất cho quy hoạch, người dân phần lớn trở thành không có việc làm và đời sống vô cùng khó khăn.

Chẳng hạn như người dân tại phường An Lợi Đông, quận 2, bao đời nay sống chủ yếu bằng nghề đưa đò trên sông Sài Gòn, buôn bán ở chợ nhỏ ven sông hoặc làm nông. Nay bến đò, chợ giải thể, đất ruộng vào khu quy hoạch, người dân ngoài việc phải chuyển đến khu tái định cư còn bị mất việc làm.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Thúy, đưa đò ở bến đò An Lợi Đông xưa, một mình đang phải chạy ăn từng bữa nuôi hai đứa con đang đi học và mẹ già. Không còn nghề đưa đò, lên khu tái định cư như cá mắc cạn, chị phải làm thuê làm mướn qua ngày. Oái oăm thay, đứa con nhỏ của chị còn mắc bệnh nhiễm trùng máu, thận ứ nước, đã nhiều lần phải nhập viện. Còn gắng được ngày nào hay ngày ấy, tương lai của con trẻ, chị cũng không dám nghĩ tới.

Chị Như, căn hộ tái định cư lô B6, chung cư Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 ngồi hóng mát ở băng ghế trước nhà, cuộc sống có vẻ nhàn hạ, vô ưu nhưng thẳm sâu bên trong chị là cả một sự lo toan cho cuộc sống mưu sinh. Chị kể, mấy bữa nay mẹ bệnh nên chị không đi làm, ở nhà trông. Ngoài lao động chính là hai vợ chồng thì còn phải nuôi thêm mẹ già và đứa con nhỏ. Chị chiết cây kiểng đem bán lấy tiền. Chồng chị thì làm thuê ngày có việc ngày không. Thường ngày chị phải bắt xe đi xuống tận Bình Dương phụ nhà người chị buôn bán cửa hàng điện thoại di động.

“Vất vả lắm em à. Nhưng cũng phải cố gắng. Nhiều người lên đây tái định cư, không có việc làm phải bỏ đi nơi khác sống. Mình con hơn họ là còn xoay sở được”, chị Như chia sẻ.

Đại biểu HĐND TP.HCM khóa VIII, bà Thi Thị Tuyết Nhung kể: “Khi đi khảo sát khu tạm cư phường An Phú, quận 2, chúng tôi đến lúc 2 giờ chiều, giờ làm việc, nhưng hầu như các chị em ở độ tuổi lao động từ 35 – 45 đều đang ở nhà. Họ không có việc làm. Việc này đề nghị chính quyền địa phương phải xem xét lại, không thể đưa dân vào một khu tái định cư rồi “bỏ rơi” họ”.

Một hoàn cảnh ở khu tái định cư An Phú, được đại biểu Tuyết Nhung cho biết, gia đình có 5 người con đang độ tuổi đi học, nhưng hai lao động chính trong gia đình lại đang thất nghiệp. “Điều này rõ ràng chính quyền địa phương chưa làm hết trách nhiệm của mình”, đại biểu Tuyết Nhung bức xúc.

Đào tạo nghề: Học rồi… để đó!

Hội Nông dân TP.HCM từng đưa ra con số đáng lo ngại về đời sống người dân tái định cư. Cụ thể, có 15% hộ tái định cư là hộ có thu nhập kinh tế khá, 45% hộ có đời sống ổn định và 35% hộ gặp khó khăn sau khi bị thu hồi đất. 

Việc làm cho người dân tái định cư: Dấu hỏi lớn - ảnh 2
Chưa có đánh giá về số người có việc làm sau khi đào tạo nghề - Ảnh IT

Người dân có đất bị thu hồi cũng được đào tạo nghề theo đúng phương án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì phần lớn, họ học nghề xong rồi… để đó, chứ khó xin được việc làm.

Chị Huỳnh Thị Kim Hiệp, tái định cư ở chung cư An Phú, quận 2 cho biết: “Tôi và nhiều chị em khác được cho đi học nghề làm móng tay, gội đầu. Học xong cũng được cấp giấy chứng nhận nhưng làm sao mà xin được việc làm. Mở tiệm tự kinh doanh thì lại càng khó vì không có vốn để xoay sở”.

Về việc đào tạo nghề cho người dân tái định cư, ông Hồ Minh Quang, Trưởng Ban quản trị chung cư Tân Mỹ cho hay, người dân tái định cư của chung cư từng được hỗ trợ nghề gia công như: kết cườm, khuy áo, may gia công... Nhưng đồng lương thấp nên từ từ họ cũng bỏ hết để ra chợ buôn bán, làm thuê.

Theo bà Tuyết Nhung, khi đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất, cần xem xét kỹ trình độ của từng người dân để giải quyết hiệu quả việc làm cho người dân tái định cư.

Về việc hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi, TP.HCM còn có nguồn quỹ 156 (quỹ hỗ trợ người bị thu hồi đất). Đại biểu HĐND TP.HCM khóa VIII, ông Văn Đức Mười cho biết, nguồn quỹ dành hỗ trợ người dân về mặt đào tạo việc làm rất lớn. Nhưng lại không có ai đánh giá sau đào tạo có bao nhiêu người có việc làm, hiệu quả ra sao. Mặc khác, tại nhiều dự án, người dân vẫn chưa có thông tin hoặc thậm chí chưa biết về quỹ này để xin được hỗ trợ.

Ông Trần Vĩnh Tú, Phó Ban quản trị chung cư Thạnh Mỹ Lợi cho hay, để hỗ trợ cho cuộc sống của người dân, UBND phường đã kết hợp cùng một số ngân hàng tạo điều kiện cho bà con vay vốn với lãi suất thấp. Ngay việc một số hộ dân buôn bán tại tầng trệt là sai với nội quy nhưng Ban quản trị bước đầu cũng chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt hay dẹp bỏ.

Còn tại chung cư tái định cư Tân Mỹ, cho phép người dân buôn bán không lấy phí. Mặc dù gây mất vẻ mỹ quan đô thị nhưng nếu cấm thì lại gây khó cho cuộc sống mưu sinh của người dân.

Có thể nói, cuộc sống và công ăn việc làm của người dân tái định cư ở TP.HCM đa phần rất khó khăn và bế tắc. Tương lại của họ và của con cái họ rất mờ mịt, dù rằng họ đang cố vẫy vùng từng ngày để thoát khỏi đói nghèo.

Duy Nguyên - Nguyễn Cường

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !