Vì sao xe chở PGĐ Sở Công thương Nghệ An qua chốt chặn?

Thời điểm xảy ra tai nạn, cơ quan chức năng đã chốt chặn trước điểm ngập úng nhưng vì lý do gì xe chở PGĐ Sở công thương Nghệ An vẫn được đi qua?
Như đã thông tin, chiều 1/10, Sở Công thương Nghệ An chuẩn bị 10 tấn mì tôm và 100 thùng nước khoáng mang ra ứng cứu cho người dân thị xã Hoàng Mai bị cô lập bởi nước lũ. 

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Tài Dũng - Phó GĐ Sở Công Thương cùng tài xế Nguyễn Minh Cường điều khiển xe 7 chỗ mang BKS 37A - 002.03 chở lương thực và nước uống ra hiện trường, khi đến địa phận trên thì xe và PGĐ Sở Công Thương Nghệ An bị nước lũ cuốn trôi.
Vì sao xe chở PGĐ Sở Công thương Nghệ An qua chốt chặn? - ảnh 1
Hiện trường nơi phát hiện xe bị cuốn chìm

Đến sáng 2/10, từ vệt dầu loang trên sông Hoàng Mai, có người đã báo lên chính quyền địa phương. Sáng cùng ngày, xác định chính xác vị trí xe, công tác trục vớt được triển khai. Thi thể ông Dũng cũng được phát hiện mắc kẹt trong xe.

Liên quan đến vụ việc, nhiều độc giả phân vân, thời điểm xảy ra tai nạn, cơ quan chức năng đã chốt chặn trước điểm ngập úng. Vậy vì sao xe chở PGĐ Sở Công thương Nghệ An lại có thể đi qua? 

Chiều 2/10, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Ngọc Sơn - Phó trưởng Công an Thị xã Hoàng Mai để làm rõ khúc mắc này:

- Trong những ngày mưa lũ đầu tháng 10, QL1A đoạn đi qua địa bàn xảy ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng. Cơ quan chức năng đã triển khai những biện pháp nào nhằm đảo bảo an toàn cho các phương tiện, thưa ông?

Đại tá Trần Ngọc Sơn:
Rạng sáng 1/10, QL1A đoạn qua địa bàn bắt đầu xuất hiện tình trạng ngập lụt. Chính quyền địa phương đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An lập chốt chặn, ngăn cấm các phương tiện qua lại, tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cắt cử chiến sỹ phân luồng, hướng dẫn phương tiện quay trở lại đi theo đường mòn Hồ Chí Minh ra Bắc.

- Cụ thể lực lượng chốt chặn, phân luồng này gồm bao nhiêu chốt và các chiến sỹ phân luồng?

Số lượng người tham gia chốt chặn rất đông. Thị xã cũng chỉ phối hợp và không trực tiếp chỉ đạo nên con số chính xác không nắm được. Tuy nhiên, có ít nhất 8 điểm chốt chặn hai đầu cầu Hoàng Mai. Riêng khu vực đầu cầu phía Nam có 5 chốt chặn, gồm 1 chốt Thanh tra Sở giao thông Nghệ An, 1 chốt quân đội, 1 chốt của Phòng Cảnh sát giao thông Nghệ An, 1 chốt do Công an huyện Quỳnh Lưu triển khai, 1 chốt Công an Thị xã Hoàng Mai.

- Lực lượng chốt chặn được triển khai nhưng không hiểu vì lý do gì mà xe tiếp tế lương thực chở Phó giám đốc Sở Công thương Nghệ An lại có thể đi qua. Để rồi hậu quả nghiêm trọng xảy ra khi xe và vị PGĐ bị nước lũ cuốn trôi?

Thực tế hôm 30/9, ngoài xe 7 chỗ chở ông Dũng còn có một xe tải khác của Sở Công thương chở mì tôm và nước uống đi phía sau. Khi đến gần trạm thu phí Hoàng Mai, xe tải bị tắc đường do các phương tiện khác nằm dài từ trước đó. Sau đó xe tải chuyển thêm mì tôm vào xe 7 chỗ để chiếc xe này tiếp tục di chuyển đến địa điểm tiếp tế.

Còn lý do xe chở ông Nguyễn Tài Dũng "vượt" được các trạm chốt chặn một cách thuận lợi là vì xe ông Dũng thuộc xe làm nhiệm vụ phòng chống lụt bão, đang vận chuyển hàng cứu trợ ra cung ứng cho bà con vùng lũ lụt. Trên đầu xe có gắn biển xe phòng chống bão lụt, trên nóc xe còn có còi hú ưu tiên.

- Chiếc xe trên chỉ làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực và nước uống, gầm xe thấp, đi lại khu vực nước sâu như thế quá nguy hiểm?

Điểm xảy ra tai nạn chưa phải là khu vực nước sâu nhất. Xe chỉ đi qua một đoạn ngắn nữa là đến đoạn đường khô ráo, nơi có người chờ sẵn lấy lương thực đi phát cho dân. Có thể nước ngập, tài xế không quan sát rõ đường nên đi chệch đường, bánh rơi xuống mép cống nên bị nước cuốn trôi.

- Theo như lời Đại tá Sơn thì xe gặp nạn đang đi làm nhiệm vụ?

Đúng rồi, Sở Công thương Nghệ An làm nhiệm vụ cho tỉnh. Bản thân Sở Công thương Nghệ An là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. UBND tỉnh cấp ngân sách, giao cho họ mua và hỗ trợ bà con vùng lũ.

- Như vậy tài xế Nguyễn Minh Cường sẽ không bị truy cứu trách nhiệm vì đang trên đường đi làm nhiệm vụ gặp tai nạn rủi ro?

Trong ngày 1/10, chúng tôi có gọi tài xế Cường lên lấy một số lời khai ban đầu về sự việc. Hiện toàn bộ hồ sơ đã được chuyển lên Công an tỉnh thụ lý.
Cũng trong chiều 2/10, ông Phan Quốc Ái - Giám đốc trạm thu phí Hoàng Mai cho hay, cấm đường lúc nào ông không nắm được, nhưng theo số liệu báo cáo từ phòng vé, thường ngày trung bình có 100 triệu tiền thu lại từ việc bán vé. Ngày 30/9, phòng vé bán được 84 triệu, ngày 1/10 bán được 14 triệu, ngày 2/10 bán được 500 ngàn. Chứng tỏ xe vẫn qua đây thì chúng tôi mới thu được. Còn xe ai cho đi qua thì chúng tôi không biết.

Còn tại thời điểm xe chở Phó giám đốc Sở Công thương đi qua khoảng hơn 21h ngày 30/9, lúc này trạm mất điện nên camera theo dõi không ghi hình lại được. Về quy định, cứ xe đi qua là chúng tôi có nhiệm vụ bán vé, chỉ có xe phòng chống lụt bão và xe hộ đê mới được ưu tiên.

"Quan điểm của cá nhân tôi, xe tiếp tế lương thực cho đi qua là đúng. Nhưng phải xác định rõ, đi được đến đâu, đi được đến đoạn nào an toàn. Nếu không cứ cho đi thì đưa người ta vào chỗ chết à" - ông Ái nêu quan điểm cá nhân.

Nguồn VTC News

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !