Vì sao rừng Đà Nẵng liên tục bị cháy?

Đà Nẵng có diện tích rừng vào loại ít nhất cả nước, chỉ gần 50.000ha. Tuy nhiên TP này lại đang dẫn đầu về số vụ cháy rừng và quy mô cháy lớn kể từ đầu năm 2012 đến nay. Mặc dù vậy, công tác quản lý còn rất lỏng lẻo, xử lý vi phạm còn quá hời hợt!

Vì sao rừng Đà Nẵng liên tục bị cháy?

>> "Rồng lửa" đang gào thét trên đỉnh núi Hải Vân

>> Cháy lớn thiêu rụi hàng chục ha rừng trồng

>> Hơn 3 giờ dập tắt cháy rừng Đà Nẵng

Vì sao rừng Đà Nẵng liên tục bị cháy?

Cháy rừng liên tục xảy ra trên địa bàn Đà Nẵng trong gần 8 tháng qua - Ảnh: HC

Cháy rừng xảy ra tràn lan

Đó chính là lý do khiến sáng 14/8, ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) TP Đà Nẵng phải có cuộc họp khẩn với các ban ngành, địa phương liên quan nhằm bàn biện pháp đối phó với tình hình ngày càng trở nên nguy cấp trong điều kiện mùa nắng nóng đang vào giai đoạn đỉnh điểm!

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng Trần Đình Huỳnh, cả năm 2011, trên địa bàn xảy ra 20 vụ cháy rừng. Thế nhưng chỉ gần 8 tháng qua đã có khoảng 30 vụ phát lửa rừng, trong đó có 16 vụ chính thức trở thành cháy rừng, gây thiệt hại khoảng 180,94ha (cả nước trong 6 tháng đầu năm 2012 có 762,65ha rừng bị cháy). "Có những thời điểm ở Đà Nẵng hầu như chỗ nào cũng cháy rừng. Sơn Trà cháy, Hoà Vang cháy, Liên Chiểu cháy, nhìn về sân bay cũng cháy!" - ông Trần Đình Huỳnh nói.

Đáng chú ý là vụ cháy chiều 2/5 tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân, thiêu rụi hơn 100ha rừng tự nhiên, rừng trồng. Đây cũng là vụ cháy rừng lớn nhất ở Đà Nẵng và cả nước kể từ đầu năm đến nay. Đặc biệt, từ sáng 8/8 đến chiều tối 10/8, các lực lượng chức năng của Đà Nẵng gần như nháo nhào bởi các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trên địa bàn.

Sáng 8/8, một vụ cháy rừng bùng lên ở núi Đà Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) rồi lan sang thôn Phước Thuận (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) thiêu rụi 6ha rừng trồng. 20g tối 9/8, cháy rừng xảy ra ở núi Hốc Khế (phường Hoà Khánh Nam) rồi lan sang núi Ông Cuông cách đó gần 1km. Mãi đến trưa 10/8, vụ cháy mới cơ bản được dập tắt, gây thiệt hại 10ha rừng. Cũng trong ngày 10/8, ở thôn Phước Thuận và Đồi A1 (khu vực vành đai bảo vệ sân bay Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra 2 vụ cháy làm thiệt hại 10ha rừng trồng của người dân và uy hiếp cả sự an toàn của đường dây 500kV...

Theo ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, trong 16 vụ cháy rừng vừa qua thì chỉ có 2 vụ do nguyên nhân khách quan (sét đánh, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh gặp thời tiết nắng nóng đã phát nổ gây cháy). Còn lại 14 vụ đều do người dân bất cẩn khi sử dụng lửa trong rừng, như hút thuốc vứt tàn, đốt vàng mã, đốt rác, đốt ong lấy mật, đốt xử lý thực bì trồng rừng gây cháy lan...

"Khi phát hiện điểm cháy, các đơn vị hữu quan đã huy động lực lượng chữa cháy tại chỗ nhanh chóng tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên ở một số thời điểm, do thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời lên đến 39 - 400C, kết hợp với gió nam khô nóng, gió biển thổi vào mạnh, địa hình đồi núi dốc khiến công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, thời gian chữa cháy kéo dài" - ông Trần Văn Lương nói.

Ông cũng cho biết, do dự báo cháy rừng trên địa bàn từ cấp 3 - 5, tức là từ cấp cao đến cực kỳ nguy hiểm nên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo nghiêm cấm đốt xử lý thực bì trong mùa nắng nóng. Nhưng vẫn có nhiều hộ gia đình, chủ rừng cố ý làm việc này mà không báo cáo với kiểm lâm địa phương, không đảm bảo các yêu cầu an toàn về PCCCR, dẫn tới có đến 10/16 vụ cháy rừng vừa qua là do đốt xử lý thực bì gây cháy lan.

Bên cạnh đó, có những đơn vị, doanh nghiệp đầu tư các dự án liên quan đến rừng hoặc gần khu vực rừng... nhưng phương án PCCCR chỉ mới nằm trên giấy, đến khi xảy ra cháy rừng thì hoàn toàn không có phương tiện, nhân lực tại chỗ đến chữa cháy kịp thời. Có chủ rừng không phải người địa phương, chỉ bỏ tiền thuê người làm. Khi rừng bị cháy thì chủ rừng đang vi vu tận Sài Gòn, Hà Nội nên không xử lý được. Có doanh nghiệp nằm ngay khu vực xảy ra cháy rừng nhưng thay vì thực hiện chữa cháy "4 tại chỗ" thì lại làm ngơ. Thậm chí khi lực lượng kiểm lâm yêu cầu đưa nhân lực, phương tiện tham gia chữa cháy rừng thì họ vẫn thẳng thừng từ chối vì sợ... tốn công lao động!

Vì sao rừng Đà Nẵng liên tục bị cháy?

Cuộc họp khẩn của Ban chỉ đạo PCCCR Đà Nẵng sáng 14/8 - Ảnh: HC

Xử lý quá nhẹ vì có... quan hệ bà con?

Để dập tắt các vụ cháy rừng vừa qua, Đà Nẵng đã phải huy động đến 5.556 lượt người gồm tất cả các lực lượng như kiểm lâm, bộ đội, biên phòng, dân quân, cảnh sát PCCC, người dân, 24 lượt xe chữa cháy chuyên dụng, 1 xe ủi, 1 xe múc và nhiều dụng cụ khác... Có nghĩa, TP đã phải chi phí rất lớn cho công tác chữa cháy rừng. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, cơ quan kiểm lâm chỉ mới xử phạt duy nhất 1 vụ vi phạm các quy định về công tác bảo vệ rừng và PCCCR với mức phạt 3 triệu đồng!

Theo Giám đốc Sở NN-NT Đà Nẵng Trần Đình Huỳnh, lãnh đạo TP đã có sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát về công tác PCCCR. Tuy nhiên các vụ cháy rừng vẫn xảy ra nhiều là do chính quyền các địa phương và ngành chức năng triển khai thực hiện chưa nghiêm. Đặc biệt lực lượng kiểm lâm ở các địa bàn chưa chú trọng tuyên truyền, kiểm tra, xử lý việc đốt thực bì, còn xuê xoa, không ngăn chặn ngay từ đầu. Bên cạnh đó, từ chính quyền địa phương đến kiểm lâm còn quá nhẹ tay đối với các vi phạm dẫn tới cháy rừng.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đặt câu hỏi: 16 vụ cháy chỉ phạt được 1 vụ mấy triệu đồng. Việc "nhẹ tay" như vậy phải chăng là do những vấn đề "nhạy cảm", giữa đối tượng vi phạm với lực lượng chức năng có... quan hệ bà con, anh em hay này khác nữa?

Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng Lê Ngọc Hai cho biết thêm, kiểm lâm còn thiếu sót khi lập hồ sơ ban đầu về các vụ cháy rừng, dẫn tới việc điều tra làm rõ gặp nhiều khó khăn. Sở đang khẩn trương điều tra làm rõ đối tượng vi phạm trong 2 vụ cháy rừng lớn từ ngày 8 - 10/8, nếu đủ yếu tố sẽ khởi tố, còn không thì cũng xử phạt hành chính thật nặng. Song do kiểm lâm không lập biên bản cháy rừng hoặc lập quá sơ sài, chưa thể hiện rõ trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát PCCC nên hồ sơ vụ việc còn rất mỏng.

"Chúng ta đừng đổ lỗi trách nhiệm về các vụ cháy rừng vừa rồi cho ai cả, đừng nói do khách quan mà phải khẳng định do con người gây ra. Trong khi đó, sự phối kết hợp giữa kiểm lâm với các lực lượng khác không đồng bộ, không phân công rõ ràng, thiếu tuần tra cảnh giới, kiểm tra kiểm soát công tác phòng cháy, để xảy ra cháy rồi phải dồn sức chữa cháy. Sau các vụ cháy, việc rút đúc kết rút kinh nghiệm, thẩm tra, điều tra chưa sâu sát, còn chung chung, đại khái!!" - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết nói.

Ông cũng chỉ rõ, chính quyền các phường xã, quận huyện có rừng quản lý nhà nước trên địa bàn quá kém nên mới để người nơi khác đến đốt ong, đốt vàng mã, đốt thực bì... gây cháy rừng. Đáng nói là sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương này thể hiện ngay ở cuộc họp quan trọng ngày 14/8. Mặc dù UBND TP Đà Nẵng mời đích danh chủ tịch các quận huyện, phường xã tham dự nhưng hầu hết đều cử cấp phó đi thay. Thậm chí quận Liên Chiểu chiếm đến 12/16 vụ cháy rừng xảy ra ở Đà Nẵng từ đầu năm đến nay nhưng lãnh đạo quận không tham dự cuộc họp khẩn này!

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đã chỉ đạo Văn phòng UBND TP ra văn bản nghiêm khắc phê bình, cảnh cáo lãnh đạo quận Liên Chiểu và các phường, xã để xảy ra cháy rừng nhiều như Hoà Khánh Bắc, Hoà Khánh Nam, Hoà Hiệp, Hoà Sơn... Cuối năm nay sẽ không xét thi đua cho lãnh đạo các địa phương này, và nếu từ nay đến cuối năm vẫn không có kế hoạch quản lý, kiểm tra kiểm soát, tiếp tục để xảy ra cháy rừng trên địa bàn thì sẽ đề nghị Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng xem xét không cho lên lương!

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !