Vì sao Mỹ, Nga sẽ không thể “đồng tâm” giải quyết vấn đề Syria

Theo giới phân tích, nếu như Nga và Mỹ đồng tâm bắt tay giải quyết vấn đề xung đột Syria thì đây sẽ là hướng đi vô cùng quan trọng để chấm dứt cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay đối với các nước châu Âu. Song, dường như đó là điều "không tưởng".
Vì sao Mỹ, Nga sẽ không thể “đồng tâm” giải quyết vấn đề Syria - ảnh 1

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria al-Assad

Nga và Mỹ dù tuyên bố đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập một kênh liên lạc để tránh xảy ra đụng độ giữa không quân hai nước trên không phận Syria nhưng theo giới phân tích, khả năng Nga và Mỹ sẽ thành lập được một liên minh để cùng nhau bắt tay giải quyết xung đột Syria là điều “không tưởng”.

Thông tin về việc Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận thiết lập kênh liên lạc trực tiếp để tránh xảy ra đụng độ giữa không quân hai nước trong quá trình tác chiến ở Syria đến cùng với thời điểm Tổng thống Nga Putin đón tiếp Tổng thống Syria tại Moscow khi ông này bí mật đến thủ đô nước Nga.

Theo giới phân tích, nếu như Nga và Mỹ đồng tâm bắt tay giải quyết vấn đề xung đột Syria thì đây có thể sẽ là hướng đi vô cùng quan trọng để chấm dứt cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay đối với các nước châu Âu.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Ingo Mannteufel thuộc tạp chí Deutsche Welle của Đức, viễn cảnh trên rất khó có thể được hiện thực hóa vì đối với cả Nga và Mỹ, giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu không phải là ưu tiên của họ. Vấn đề được Nga và Mỹ quan tâm hơn cả là bảo vệ các lợi ích chiến lược của họ tại Trung Đông.

Đối với Nga, nước này muốn tận dụng sự thành công trong chiến dịch không kích vào các vị trí IS tại Syria để dư luận không chú ý đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Nga. Trong chính sách đối ngoại của mình tại Trung Đông, Nga đang “đặt cược” vào chế độ của ông al-Assad ở Syria nên bằng mọi giá, Nga sẽ bảo vệ chế độ này.

Việc lần đầu tiên ông al-Assad ra nước ngoài sau khi bắt đầu cuộc nội chiến năm 2011 và được đích thân ông Putin đón tiếp tại Moscow là tín hiệu rõ ràng nhất cho chính sách này của Điện Kremlin. Do đó, “thật ngây thơ khi nghĩ rằng ông Putin sẽ từ bỏ ủng hộ ông al-Assad”- Ingo Mannteufel nhận định.

Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Đông, Nga sẽ không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ chế độ al-Assad ở Syria. Moscow hầu như đã kết nối được với “trục Hồi giáo dòng Shiite” ở khu vực này (gồm Iran, Iraq, Syria và lực lượng Hezbollah) để chống lại lực lượng Hồi giáo dòng Sunni (gồm các nước ở khu vực vịnh Persic và phần lãnh thổ Iraq, Syria do IS kiểm soát).

Không chỉ chính sách đối ngoại của Nga mà cả chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông hiện cũng không được đánh giá một cách chính xác. Giới phân tích, theo “truyền thống” được hình thành trong vài thập kỷ trở lại đây, thường cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện quân sự một cách tích cực trong khu vực này. Nhưng chiến lược đối với khu vực Trung Đông của Mỹ dưới thời ông Obama lại không đi theo “quỹ đạo” này.

Vì sao Mỹ, Nga sẽ không thể “đồng tâm” giải quyết vấn đề Syria - ảnh 2

Nhà phân tích Ingo Mannteufel thuộc tạp chí Deutsche Welle của Đức,

Chính sách của Mỹ đối với Syria là chính sách đã được đúc rút từ những chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ ở Afghanistan, Iraq, Libya và từ sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận trong nước. Do đó, chính sách đối với Trung Đông của ông Obama đã được xem xét lại và nó hướng đến đảm bảo các lợi ích quốc gia quan trọng nhất của Mỹ là đảm bảo an ninh cho Israel, trước hết là ngăn chặn các đòn tấn công hạt nhân Israel từ phía Iran (Hiệp ước về chương trình hạt nhân Iran ký hồi mùa hè năm 2014 chính là nhằm mục đích này).

Xuất phát từ bối cảnh này, vai trò của Arab Saudi đối với Mỹ không còn quan trọng như trước. Hơn nữa, nhờ cuộc cách mạng dầu đá phiến, Mỹ lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng dầu khí những năm 1970 đã có thể tự đảm bảo an ninh năng lượng của mình mà không phải phụ thuộc vào Arab Saudi.

Tất cả những yếu tố này là nền tảng để Mỹ thực hiện một chính sách ở Trung Đông một cách kiềm chế hơn chứ không phải Mỹ đang thực hiện một chính sách một cách “thiếu quyết tâm và yếu đuối” ở khu vực này. Chính vì vậy, sự tích cực của Mỹ trong giải quyết vấn đề Syria sẽ ngày càng giảm xuống trong thời gian tới.

Xuất phát từ các phân tích trên, ông IngoMannteufel cho rằng một liên minh Mỹ-Nga để giải quyết cuộc xung đột Syria là điều “không tưởng”. Một kịch bản khác hoàn toàn có thể xảy ra là Mỹ sẽ giảm dần và chấm dứt các chiến dịch quân sự tại Syria, trong khi đó, Nga cần cảnh giác để không bị “sa lầy” vào cuộc chiến tôn giáo giữa Hồi giáo dòng Shiite với dòng Sunni.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.Và tờ vpk-news, chuyên đưa tin về lĩnh vực công nghiệp quân sự.

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !