Vì sao mỏ đá được cấp phép khai thác sát bờ sông Sêrêpốk?

Việc mỏ đá Phú Xuân (Đắk Lắk) khai thác đá rơi xuống sông Sêrêpốk làm ảnh hưởng diện tích khá lớn ở bờ sông và mặt nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này đã yêu cầu nhanh chóng khắc phục hiện trạng là đưa hết đá lên bờ.

Ngày 13/7, thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đắk Lắk cho biết, trước thông tin mỏ đá Phú Xuân khai thác đá vùi lấp sông Sêrêpốk, Sở đã cho kiểm tra và khẳng định có sự việc trên và yêu cầu mỏ đá Phú Xuân dừng ngay việc này ở khu vực làm đá rơi xuống sông.

Sở TN&MT Đắk Lắk cũng yêu cầu mỏ đá Phú Xuân đưa hết toàn bộ khối lượng đá rơi xuống sông lên bờ nhằm đảm bảo ổn định dòng chảy của sông Sêrêpốk.

{keywords}
Hiện trường mỏ đá Phú Xuân khai thác đá lấp sông Sêrêpốk.

Về việc cấp phép mỏ đá Phú Xuân sát bờ sông, phía Sở TN&MT cũng đã kiểm tra và đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh khoảng cách ranh giới khu vực khai thác nhằm đảm bảo hành lang bảo vệ nguồn nước (không nhỏ hơn 5 mét tính từ mép bờ) theo quy định.

Lý giải thêm về việc này Sở TN&MT Đắk Lắk cho biết, vào ngày 21/12/2010, Công ty TNHH xây dựng Phú Xuân được UBND tỉnh cấp phép khai thác đá tại khu IIC, mỏ D2 (xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) diện tích được phép khai thác 83.000m2, công suất được phép khai thác 49.350m3 đá nguyên khai/năm và có thời hạn 22 năm.

Do thời điểm cấp phép (năm 2010) Luật Tài nguyên nước năm 2012, Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước chưa có hiệu lực. Vì vậy chưa có quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước nên mới có việc cấp phép khai thác tại vị trí bị lấp sông.

Trước đó, Infonet đã thông tin, thời gian qua, mỏ đá Phú Xuân trong quá trình khai thác đã tràn xuống sông Sêrêpốk (đoạn qua Buôn Kốp, xã Đray Sáp).

Tại hiện trường, một lượng lớn đá sau khi nổ mìn khai thác đã bị đổ dồn ra sông Sêrêpốk khiến mặt nước bị vùi lấp.

Không những lấp sông mà quá trình nổ mìn của mỏ đá này khiến người dân sống ở phía bờ đối diện (phía Đắk Nông) bị ảnh hưởng khi đất đá văng đến tận khu nhà ở.

Nổ mìn phá đá vùi lấp khu vực sông Sêrêpốk, còi hú giữa trưa náo động dân cư

Nổ mìn phá đá vùi lấp khu vực sông Sêrêpốk, còi hú giữa trưa náo động dân cư

Sau nhiều lần mỏ đá Phú Xuân nổ mìn, một lượng đá lớn tràn ra bờ sông Sêrêpốk khiến nhiều phần mặt sông bị vùi lấp. Khu dân cư ở bên bờ đối diện cũng bị ảnh hưởng.

Hải Dương

Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa

Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.

Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày

Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.

Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội

Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.

Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp

Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.

Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường

Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.

Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu

Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.

Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành

Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.

Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình

Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Núi rác tồn tại hàng chục năm ở Vĩnh Phúc gây ô nhiễm môi trường

Bãi rác núi Bông đi vào hoạt động năm 1999, lượng rác được Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom, vận chuyển và tập kết tại đây. Hiện tình trạng ô nhiễm hết sức nặng nề.

Chuyện chưa kể về 'cây tử thần' trăm tuổi vừa bị cháy ở TP.HCM

Cây củ chi đại thụ, quý hiếm nhất của vùng Củ Chi vừa bị cháy khiến người dân vô cùng tiếc nuối.

Đang cập nhật dữ liệu !