Vì sao Không quân Mỹ “hắt hủi” máy bay A-10 Thunderbolt?

Theo tạp chí National Interest, Không quân Mỹ có ý định ngừng sử dụng máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt, cho dù đây là loại máy bay được các phi công đánh giá cao và có thể đóng vai trò quan trọng nếu xung đột Triều Tiên nổ ra.

Trong trường hợp xung đột bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, mục tiêu chính của liên quân Mỹ và Hàn Quốc sẽ là vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân và bệ phóng tên lửa của Triều Tiên, vì vậy máy bay ném bom chiến lược và các phi cơ tiêm kích tàng hình của Mỹ sẽ được điều động. Tuy nhiên Triều Tiên cũng sẽ tập kích các căn cứ, sân bay, kho chứa quân sự của Hàn Quốc.

Máy bay A-10 Thunderbolt của Mỹ.

Triều Tiên có một lực lượng quân đội đông đảo với 3,5 triệu người, mặc dù khả năng chiến đấu của họ vẫn chưa được kiểm chứng. Lực lượng thiết giáp của Triều Tiên cũng rất đáng chú ý với 4.200 xe tăng, 2.200 xe chở quân, 8.600 pháo và 4.800 tên lửa phóng loạt. Tuy đây là những loại vũ khí có tuổi, song nếu chúng được đưa vào vị trí quan trọng, vượt qua vùng phi quân sự và tấn công Hàn Quốc, họ hoàn toàn có thể đánh bại quân đội Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với Triều Tiên sẽ là không lực Mỹ, và loại máy bay có thể gây hại nhất đối với quân đội nước này sẽ là A-10.

Ban đầu, A-10 được thiết kế và triển khai để hỗ trợ quân đội NATO đối phó với Liên Xô và nó có thể chống lại xe tăng, xe chở quân và các loại khí tài quân sự hạng nặng khác. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, A-10 được sử dụng tại Afghanistan và Iraq để chống lại các nhóm vũ trang. Nó đã tiêu diệt các cứ điểm của Taliban, al-Qaeda và mới đây là IS, đồng thời hỗ trợ trên không hiệu quả cho các lực lượng mặt đất.

Việc Triều Tiên có thể tiến hành một chiến dịch quân sự trên bộ quy mô lớn là điều rất đáng quan tâm, và A-10 đặc biệt phù hợp để đối phó với điều này. Máy bay được trang bị khẩu súng máy 7 nòng 30mm GAU-8 có khả năng bắn 4.200 viên trong một phút. Khẩu súng này sử dụng hai loại đạn khác nhau, một loại là đạn xuyên giáp và loại kia là đạn gây cháy, cả hai đều có thể xuyên phá giáp của các loại xe thiết giáp của Triều Tiên.

Tuy nhiên trong nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã muốn loại bỏ A-10 ra khỏi lực lượng. Họ cho rằng các máy bay hiện có có thể thực hiện nhiệm vụ của A-10, thêm vào đó A-10 được cho là không thể sống sót trong một khu vực mà đối phương bố trí lưới lửa phòng không dày đặc.

Triều Tiên có nhiều hệ thống phòng không tương đối hiện đại, trong đó bao gồm các hệ thống tên lửa S-75 và KN-06. S-75 về cơ bản giống với hệ thống SA-2 của Nga, trong khi KN-06 được cho là một phiên bản mô phỏng tên lửa S-300 và được sản xuất trong nước. Các hệ thống này là mục tiêu mà F-35 và F-22 có thể vô hiệu hóa, hoặc chúng có thể bị gây nhiễu và oanh kích bởi các loại máy bay ném bom tầm xa như B-1.

Tuy nhiên một điều mà Không quân Mỹ không đề cập đến đó là máy bay Mỹ không hoạt động đơn độc. F-22 là loại máy bay tiêm kích tàng hình, trong khi F-35 vẫn chưa được kiểm chứng khả năng. Phần lớn các máy bay chiến đấu của Triều Tiên đều không phải đối thủ của F-15 và F-16. Tuy nhiên, các máy bay vẫn phải phối hợp hoạt động với nhau để đảm bảo vùng trời được an toàn, và trong bối cảnh đó A-10 sẽ là máy bay duy nhất đảm nhiệm việc tiêu diệt xe thiết giáp của Triều Tiên.

Nói cách khác, A-10 là loại máy bay hoàn hảo để đối phó với Triều Tiên nếu xung đột bùng nổ. Nếu lực lượng quân đội Mỹ bị nghiền nát vì không có A-10, họ sẽ chỉ có thể tự trách mình.

Anh Tuấn (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !