Vì sao "gà đẻ trứng vàng" của hàng không Việt Nam thua kém các nước?

Doanh thu “phi hàng không” bao gồm bán hàng trên mỗi hành khách qua hệ thống ACV chỉ đạt 1 USD/hành khách, quá thấp so với mức trung bình châu Á là 10-12 USD, mức trung bình tại Thái Lan và Malaysia là 4-5 USD/hành khách.

Tổng Công ty cổ phần Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) là đơn vị quản lý trực tiếp 22 sân bay ở Việt Nam, tổng lượng hành khách toàn hệ thống của ACV ước đạt 81 triệu khách trong năm 2016, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Thái Lan và Malaysia.  

Theo công ty Nghiên cứu thị trường Nielson, cơ cấu dân số trẻ với thu nhập gia tăng với tầng lớp trung lưu sẽ chiếm 50% dân số Việt Nam trong 05 năm tới sẽ là động lực để thúc đẩy ngành hàng không phát triển. chi phí bay ngày càng vừa túi tiền với thu nhập của người dân và thời gian di chuyển nhanh sẽ là động lực quan trọng tiếp tục thu hút hành khách đến với phương thức vận chuyển này.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của ACV chưa phát triển tương xứng với quy mô hành khách. Thực tế, doanh thu 12 tháng của ACV tính đến cuối quý 3/2016 chỉ bằng lần lượt 40% và 60% con số của AOT, đơn vị quản lý các sân bay ở Thái Lan, và Malaysia BHD, đơn vị quản lý các sân bay tại Malaysia, trong khi quy mô hành khách đạt gần 68% và 60% sản lượng của hai đơn vị trên. Điều này một mặt xuất phát từ tỉ trọng hành khách quốc tế qua hệ thống ACV chỉ tương đương 30%, so với AOT là 58% và Malaysia BHD là 48%, và giá cước dịch vụ của khách quốc tế cao hơn 3-6 lần khách nội địa.

Vì sao

Nguyên nhân khác đến từ sự phát triển còn nhiều hạn chế các dịch vụ đi kèm có giá trị gia tăng cao cho hành khách tại các nhà ga sân bay. Thực tế, doanh thu “phi hàng không” bao gồm bán hàng trên mỗi hành khách qua hệ thống ACV chỉ đạt 1 USD/hành khách, quá thấp so với mức trung bình châu Á là 10-12 USD, mức trung bình tại Thái Lan và Malaysia là 4-5 USD/hành khách.

Để gia tăng doanh thu, các đơn vị quản lý sân bay trong khối ASEAN thường triển khai đầu tư dự án nhà ga sân bay tích hợp bao gồm một loạt các dịch vụ như khu mua sắm, lưu trú và dịch vụ ăn uống rất đa dạng. Việc phát triển tốt các dịch vụ giá trị gia tăng “phi hàng không” như quảng cáo, cho thuê mặt bằng, dịch vụ ăn uống sẽ tạo ra tác động cộng hưởng to lớn đến lợi nhuận của ACV.

Hai yếu tố trên vừa là hạn chế vừa cho thấy tiềm năng phát triển ngành hàng không ở Việt Nam nói chung và kết quả kinh doanh của ACV nói riêng còn rất lớn. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng khách nội địa dự báo tiếp tục tăng 18-20%/năm, sự dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam cùng với khách du lịch từ nước này kì vọng sẽ là động lực tăng trưởng chính cho khối khách quốc tế đến Việt Nam trong các năm tới.

Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy,  tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2016 tăng mạnh 26%, trong đó, khách du lịch Trung Quốc và Hồng Kông tăng gần 52%, chiếm gần 27% tổng lượng khách. Bên cạnh đó, đề xuất tăng cước phí các dịch vụ hàng không của ACV như phục vụ hành khách, hạ cất cánh và soi chiếu an ninh nhắm đến hành khách nội địa trong năm 2017 cũng là một yếu tố đem lại triển vọng doanh thu cho ACV.

Theo chuyên gia phân tích doanh nghiệp Nguyễn Hoàng, CTCK Rồng Việt, triển vọng kinh doanh ngành hàng không và cảng hàng không ở Việt Nam là khá tích cực. Vấn đề đặt ra đối với ACV là phải gia tăng hiệu quả hoạt động và triển khai nhanh các kế hoạch gia tănng công suất để nắm bắt cơ hội tăng trưởng.

Việc cổ phần hóa ACV và các Công ty con là bước đi tích cực nhưng đề án này sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn cho cổ đông của ACV nếu quá trình ấy thực sự thay đổi về chất đặt dưới sự giám sát của nhiều cổ đông khác, đồng nghĩa tỉ lệ sở hữu Nhà nước phải giảm sâu hơn. Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự kiến ký hợp đồng bán cổ phần chiến lược tại ACV cho Tập đoàn Aeróports de Paris (ADP) trong tháng 3/2017, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước từ 95,396% hiện tại xuống còn 75,53% và ADP sẽ sở hữu 20% cổ phần tại ACV.

Hiền Anh

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.