Vì sao công bố sáp nhập Sacombank- Eximbank trước 5 năm?

Việc sáp nhập 2 nhà băng được công bố trước tới 5 năm là kiểu thông tin “lạ” bởi những kế hoạch tương tự thường được giữ tuyệt mật cho đến khi hoàn tất.

Trước khi công bố dự kiến sáp nhập Eximbank – Sacombank vào ngày 29/1, ngành ngân hàng Việt Nam từng có vài vụ hợp nhất, sáp nhập trong 2 năm gần đây, nhưng chỉ được xác nhận khi mọi việc đã hoàn tất. Đầu tiên là vụ hợp nhất của 3 ngân hàng: cổ phần Sài Gòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa. Khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin thì tất cả thủ tục đã thực hiện xong.

Tiếp đó, vụ sáp nhập Habubank và ngân hàng cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng diễn ra tương tự. Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký văn bản đồng ý thì phía SHB vẫn không xác nhận thông tin gì về việc này. Một lãnh đạo cấp cao của SHB chia sẻ: “Thông thường, việc sáp nhập ngân hàng cực kỳ phức tạp và dễ đổ bể ngay cả khi đã được cơ quan quản lý đồng ý. Thậm chí, đến phút chót ký văn bản sáp nhập thì việc không thành vẫn có nguy cơ cao. Vì thế, chỉ khi xong hết mọi việc chúng tôi mới công bố”. Và sau đó, việc sáp nhập đã diễn ra và SHB họp báo khi các thủ tục đã xong.

Vì sao công bố sáp nhập Sacombank- Eximbank trước 5 năm? - ảnh 1
Lễ ký thỏa thuận hơp tác, có kèm dự kiến hợp nhất giữa Eximbank và Sacombank. Ảnh: Tuổi trẻ.

Gần đây, kế hoạch công ty cổ phần tài chính Dầu khí (PVFC) mua Western Bank cũng là một sự kiện tương tự. Mặc dù đã ký kết văn bản nhưng 2 bên đều phủ nhận việc mua bán. Và điều như nhiều chuyên gia lo lắng về việc dễ đổ bể đã xảy ra, Western Bank “tố” PVFC chưa trả nốt 500 tỷ đồng để thực hiện quá trình hợp nhất giữa 2 bên. Đến nay, vụ hợp nhất vẫn chưa có hồi kết và công bố thông tin là bất đắc dĩ bởi sự cố.

Trong tất cả những vụ hợp nhất, sáp nhập nêu ở trên, luôn có một ngân hàng nằm trong tình trạng “đèn đỏ” và phương án hợp nhất/sáp nhập là bắt buộc để có thể tồn tại. Thế nhưng, với vụ Eximbank sáp nhập với Sacombank, mọi việc hoàn toàn khác.

Sacombank và Eximbank đều là 2 nhà băng cổ phần lớn trên thị trường, với lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng năm 2012 và không nằm trong diện phải tái cơ cấu bắt buộc theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Cũng vì thế, thông tin về việc sáp nhập 2 ngân hàng này có điều gì đó khá lạ lùng.

Trả lời về khả năng sáp nhập trong một buổi trực tuyến mới đây, ông Trương Văn Phước – Tổng giám đốc Eximbank cho biết: “Nói đây là một cuộc ‘hôn nhân’ thì tôi cho là không phải. Có thể nó đặt nền tảng cho một mong ước, mà mong ước thì cũng có thể thành hoặc không”.

Còn ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank thì cho biết, việc hợp nhất/sáp nhập 2 ngân hàng chỉ là “nghiên cứu”. “Để làm được điều này chúng tôi phải bàn bạc, làm việc với nhau và với một công ty tư vấn quốc tế có uy tín nghiên cứu tiền khả thi. Sau khi tổ chức tư vấn nghiên cứu tiền khả thi sẽ trình bày cho Hội đồng quản trị (HĐQT) của 2 bên, để HĐQT hai bên có những đóng góp, bổ sung, sửa đổi. Nếu tính khả thi 'có thể' hai bên sẽ thảo luận để đi đến giai đoạn 2 của quá trình. Khi có kết quả nghiên cứu khả thi thì tiến hành thảo luận lần nữa, và trình cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước - Ngân hàng Nhà nước(NHNN) chi nhánh TP.HCM để nếu thuận lợi chi nhánh sẽ trình ra NHNN. Khi có sự chấp thuận của NHNN, hai bên sẽ trình cho Đại HĐQT các nội dung chi tiết, đề án về lộ trình hợp nhất/sáp nhập…”, ông Dũng nói.

Vì sao công bố sáp nhập Sacombank- Eximbank trước 5 năm? - ảnh 2
Kế hoạch hợp nhất được công bố trước 5 năm để nhằm mục đích khác.

Các lãnh đạo cao nhất của Eximbank đều nói rất mơ hồ về việc sáp nhập thì vì sao lại có một lễ ký kết kèm công bố thông tin rộng rãi về chủ đề này? Tổng giám đốc một nhà băng cổ phần tại Hà Nội nhận xét: “Chỉ cần nhìn cũng biết kế hoạch hợp nhất không hề có gì chắc chắn và có thể là một chiêu trò dịp cuối năm. Những người làm ngân hàng đều hiểu rằng, công bố kế hoạch sáp nhập/hợp nhất trước 5 ngày cũng là mạo hiểm bởi chẳng ai lường trước được kết cục chứ không nói đến 5 năm”.

Theo phân tích của ông này, các ông chủ của 2 nhà băng để 2 thương hiệu ngân hàng lớn đang làm ăn hiệu quả sẽ tốt hơn là gộp lại làm một. Tuy nhiên, hiện tại, khi thị trường chứng khoán đang khởi sắc, các thông tin về sáp nhập/hợp nhất sẽ có tác động tích cực lên giá cổ phiếu. “Điều này sẽ giúp cho những ai thế chấp tài sản để mua cổ phiếu Sacombank và giờ đến hạn phải trả nợ sẽ có cơ hội xử lý dễ hơn và không phải đóng thêm tài sản thế chấp”, ông này nhận xét.

Thành viên HĐQT một ngân hàng lớn tại TP.HCM chia sẻ: “Nhìn vào việc công bố kế hoạch sáp nhập 2 ngân hàng trước 3 đến 5 năm, người trong nghề ai cũng hiểu là mục tiêu nằm ở chỗ khác. Đó đơn thuần là một sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận, nhà đầu tư và tạo ra hiệu ứng tích cực về hình ảnh cho ngân hàng vào thời điểm hiện nay chứ ý nghĩa hiện thực là rất thấp”.

Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế vẫn kỳ vọng vào sự thành công của vụ sáp nhập. Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (đại học Quốc gia Hà Nội) nhận xét, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tốt hơn khi có sự xuất hiện của một tổ chức mới với quy mô lớn từ 2 ngân hàng nói trên. “Cả Eximbank và Sacombank đều là những ngân hàng quy mô lớn, có bề dày truyền thống và kinh nghiệm điều hành nên có cơ sở nên có thể tin tưởng vào thương vụ này”, ông Thành nói.

Lan Anh - Hoàng Ly

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.