Vì sao các nhà ngoại giao nước ngoài liên tiếp rời khỏi Triều Tiên?

Liên tiếp các nhà ngoại giao nước ngoài rời khỏi Triều Tiên trong bối cảnh chính quyền Bình Nhưỡng vẫn triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt.

Nhiều nhà ngoại giao nước ngoài bao gồm từ Indonesia và Bulgaria đã rời khỏi Bình Nhưỡng trong tuần qua, sau khi điều kiện sống tại Triều Tiên được cho ngày càng nghèo nàn vì ảnh hưởng của những quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo thông tin được đài NHK của Nhật Bản công bố hôm 24/7, khoảng 30 người được cho là các nhà ngoại giao và thân nhân đã di chuyển bằng xe buýt tới thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc vào một ngày trước đó để rời khỏi Triều Tiên. NHK cho biết thêm, các phương tiện của đại sứ quán Indonesia đã đến đón những người này khi họ đặt chân tới thành phố biên giới của Trung Quốc.

{keywords}
Nhà ngoại giao Nga và người thân rời khỏi Triều Tiên hồi tháng Hai. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Nga)

Sau đó, Bộ Ngoại giao Indonesia xác nhận các nhà ngoại giao nước này làm việc tại Bình Nhưỡng đã rời khỏi Triều Tiên. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Indonesia cho hay, cơ quan này đã thảo luận với chính phủ Triều Tiên về việc tạm thời đưa các nhà ngoại giao hồi hương kể từ cuối năm ngoái.

Còn theo NK News, trong số những nhà ngoại giao mới rời khỏi Bình Nhưỡng thời gian gần đây còn có các nhân viên của đại sứ quán Bulgari.

Việc nhà ngoại giao các nước rời khỏi Bình Nhưỡng được cho xuất phát từ lệnh phong tỏa biên giới nghiêm ngặt được chính phủ Triều Tiên ban hành nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 xâm nhập vào nước này kể từ đầu năm 2020.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố đóng cửa các đường biên giới, cũng như hạn chế giao thương với bên ngoài khiến Triều Tiên rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng. Trong khi đó, lâu nay Trung Quốc là nhà cung cấp chính lương thực và các mặt hàng thiết yếu cho Triều Tiên. Do đó, việc phong tỏa các đường biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn dịch bệnh đã khiến Triều Tiên rơi vào cảnh khó khăn.

Kể từ lúc Triều Tiên tuyên bố cho đóng cửa tất cả các đường biên giới, nhiều văn phòng ngoại giao quốc tế ở Bình Nhưỡng cũng buộc phải tạm dừng hoạt động và đưa nhân viên về nước. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn trong hoạt động ngoại giao bên trong lãnh thổ Triều Tiên, cùng tình trạng thiếu lương thực, chăm sóc y tế và nhu yếu phẩm cần thiết bên cạnh hoạt động kiểm soát phong tỏa gắt gao nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Trong những tháng gần đây, số lượng các nhà ngoại giao quốc tế rời khỏi Triều Tiên tăng lên nhanh chóng bao gồm 90 công dân Nga trong tháng này.

Trước đó, hồi tháng Tư, đại sứ quán Nga ở Bình Nhưỡng đã thông báo qua Facebook về hoạt động di cư người nước ngoài khỏi Triều Tiên vẫn sẽ tiếp tục. Theo đại sứ quán Nga, chỉ còn khoảng 290 người nước ngoài ở lại Triều Tiên.

“Mọi người rời khỏi thủ đô Bình Nhưỡng là điều dễ hiểu do tác động của những hoạt động kiểm soát chưa từng có, nguồn hàng hóa thiết yếu bị thiếu hụt trầm trọng bao gồm thuốc men và cả cơ hội đi chữa bệnh”, đại sứ quán Nga ở Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Tính tới nay, Anh, Venezuela, Brazil, Đức, Italy, Nigeria, Pakistan, Thụy Sĩ, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Thụy Điển và Pháp đã cho dừng hoạt động của phái đoàn ngoại giao tại Bình Nhưỡng. Tất cả nhân viên của các tổ chức nhân đạo quốc tế bao gồm Liên Hợp Quốc cũng đã rời khỏi Triều Tiên.

Cho tới nay, Triều Tiên vẫn khẳng định nước này chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào mắc Covid-19. Song các chuyên gia y tế lại nghi ngờ về tuyên bố của Triều Tiên.

Hiện tại, Triều Tiên vẫn tiếp tục thi hành các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trên lãnh thổ quốc gia.

Hồi tháng Sáu, Chủ tịch triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ thừa nhận “một sự việc nghiêm trọng” đã xảy ra và gây ảnh hưởng tới những nỗ lực phòng chống dịch bệnh của quốc gia. Song ông Kim không nói cụ thể đây là chuyện gì.

Mỹ hé lộ thêm về các tay súng thực hiện vụ ám sát Tổng thống Haiti

Mỹ hé lộ thêm về các tay súng thực hiện vụ ám sát Tổng thống Haiti

Một số tay súng thực hiện vụ ám sát Tổng thống Haiti từng tham gia chương trình huấn luyện của Mỹ khi còn thuộc biên chế quân đội Colombia. 

Minh Thu (lược dịch)

Vua Charles III của Anh lần đầu công du nước ngoài

Đức trở thành điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Vua Charles III, sau khi ông phải hoãn chuyến thăm Pháp vì biểu tình.

Tìm thấy khối vàng cực lớn bằng thiết bị dò kim loại nghiệp dư

Hơn 170 năm kể từ khi cơn sốt tìm vàng ở Australia kết thúc, một người đàn ông đã đào được một khối vàng tự nhiên nặng 4,6kg, trị giá 240.000 AUD tại mỏ vàng ở Victoria.

Trung Quốc dọa trả đũa nếu Chủ tịch Hạ viện Mỹ gặp lãnh đạo Đài Loan

Trung Quốc ngày 29/3 đe dọa sẽ trả đũa nếu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trong tuần này và kêu gọi Mỹ không cho phép bà quá cảnh.

Philippines tuyên bố cắt đứt liên lạc với Tòa Hình sự quốc tế

Tổng thống Philippines tuyên bố sẽ cắt đứt liên lạc với Tòa Hình sự quốc tế (ICC) sau khi cơ quan này bác đơn kháng cáo yêu cầu ngừng điều tra cuộc chiến chống ma túy của người tiền nhiệm.

Hungary nêu lý do chưa xét duyệt Thụy Điển gia nhập NATO

Theo chính quyền Hungary, nước này có lý do chính đáng trong việc chưa thể phê duyệt Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tỷ phú Elon Musk khẩu chiến với Bill Gates về trí tuệ nhân tạo

Người sáng lập Microsoft Bill Gates và ông chủ Tesla - giám đốc điều hành Twitter Elon Musk chưa bao giờ là bạn thân của nhau và thực tế là họ đã đối đầu với nhau về một số vấn đề lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt.

Myanmar giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi

Chính quyền quân sự Myanmar đã giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi cùng 39 đảng khác vì lí do không đăng ký tham gia tổng tuyển cử.

Tân Đại sứ Trung Quốc là quan chức nước ngoài đầu tiên tới Triều Tiên sau 3 năm

Tân Đại sứ Trung Quốc là quan chức nước ngoài đầu tiên tới Bình Nhưỡng trong 3 năm, kể từ khi Triều Tiên cho đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch Covid-19.

Khói đen và bạo lực bao trùm cuộc biểu tình của gần 100.000 người ở thủ đô Paris

Những người biểu tình mặc áo đen ở Paris, Pháp ném đá vào cảnh sát, khiến lực lượng chức năng phải dùng dùi cui và vòi rồng để trấn áp.

Nghề giúp phụ nữ ‘biến mất’ không chút dấu vết chỉ sau một đêm ở Nhật Bản

Nhiều phụ nữ bị bạo hành hay đeo bám ở Nhật Bản đã tìm tới dịch vụ giúp bản thân 'biến mất' không chút dấu vết để lại chỉ sau một đêm.

Đang cập nhật dữ liệu !