Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lần lượt "rời bỏ quê hương"?

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Mỹ tìm cách sáp nhập với các công ty nước ngoài và rút trụ sở sang một nước thứ ba. Nguyên nhân gì ẩn sau sự ra đi này?

Các công ty Mỹ đang tiến hành chuyển dịch. Ngày 6/8 vừa qua, công ty CF, một nhà sản xuất phân bón và tập đoàn Coca-Cola đồng loạt công bố kế hoạch chuyển trụ sở sang Anh sau khi chính thức hợp nhất với các công ty không thuộc Mỹ. 

Năm ngày sau, Terex, chuyên sản xuất các loại cần trục, tuyên bố sáp nhập, chuyển toàn bộ trụ sở hợp pháp của công ty từ Westport, bang Connecticut tới thị trấn nhỏ bé Hyvinkää của Phần Lan. Vậy lý do gì khiến hàng loạt công ty Mỹ dịch chuyển ra nước ngoài như vậy?

Trong hơn 30 năm qua, các công ty, đặc biệt là công ty của Mỹ, đang dần hợp nhất với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc thâu tóm toàn bộ đối tác với mục đích dịch chuyển các cơ sở đóng thuế ra nước ngoài. 

Hoạt động này bắt đầu từ năm 1982 khi công ty xây dựng McDermott “chơi trội” bằng cách chuyển trụ sở từ New Orleans sang Panama, nơi có công ty con của McDermott. Kể từ đó, hình thức được gọi là “chuyển đổi doanh nghiệp” này đã thu hút rất nhiều các công ty Mỹ tham gia nhằm gia tăng doanh thu ở nước ngoài với mục đích giảm tải các hóa đơn thuế trong nước.

Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lần lượt

Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang tìm cách chuyển đổi ra nước ngoài.

Sự chuyển đổi này có thể không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của công ty, tuy nhiên bằng việc thay đổi quốc gia đánh thuế, nó có thể tạo ra một lối thoát cho các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là nước Mỹ sẽ bị giảm đáng kể doanh thu, vì vậy chính phủ Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn các công ty “vượt biên” và mang lợi nhuận đi cùng.

Để tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp thành công, công thức nghe có vẻ đơn giản. Khi công ty A (có trụ sở ở Mỹ) thu nạp công ty B (trụ sở ở Ireland), các nhà quản lý của doanh nghiệp hợp nhất A+B cần phải chọn một nơi làm địa điểm cố định. 

Nếu họ chọn Mỹ, họ sẽ phải đóng một khoản thuế sáp nhập tương đối cao, lên đến 39%, trên tổng số toàn bộ lợi nhuận ở nước ngoài mà công ty này đưa về nước và mức thu đó được Sở thuế lợi tức Mỹ đánh ở mức toàn cầu. 

Nếu họ chọn Ireland, họ sẽ chỉ phải trả mức thuế thấp hơn rất nhiều, là 12,5% tổng lợi nhuận kiếm được ở đất nước này, tuy nhiên, điều đáng nói là mức thuế này chỉ áp dụng cho phần lãi của công ty con ở nước ngoài vì Ireland, cũng giống như hầu hết các nước khác, đánh thuế dựa trên nền tảng lãnh thổ. Điều đó có nghĩa là, công ty này vẫn phải trả khoản thuế 39% nếu lợi nhuận làm ra từ Mỹ, 20%  nếu có doanh thu từ Anh hoặc 0% nếu kiếm tiền ở Bermuda.

Lựa chọn thứ ba là tìm một nước trung lập, như Vương quốc Anh hay Hà Lan, vốn có tỉ suất đánh thuế thấp nhất. Một vài công ty toàn cầu đã lựa chọn ở lại Mỹ chủ yếu vì người tiêu dùng trong nước. Năm ngoái, ông chủ của Walgreen đã hủy bỏ kế hoạch tịnh tiến sang châu Âu sau khi bị khách hàng kêu gọi tẩy chay. Sở thuế lợi tức Mỹ cũng đã thành công trong việc thắt chặt một số luật lệ bắt đầu từ tháng 9 tới, điều này sẽ khiến cho các công ty Mỹ gặp khó khăn hơn nếu muốn chuyển dịch ra nước ngoài.

Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần gây khó dễ cho các doanh nghiệp bằng luật pháp thì chưa phải là cách giải quyết thỏa đáng. Ngược lại, nó còn khiến các công ty Mỹ như bị “cắt gân chân” và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Điều này đã thực sự xảy ra khi các tài sản Mỹ, trị giá tới 315 tỷ USD đã bị các nhà đầu tư nước ngoài hâu tóm trong năm qua. Nếu như mã thuế của Mỹ vẫn đứng ngoài trật tự còn lại của thế giới thì các công ty của nước này vẫn sẽ tìm mọi cách để “bơi” đến một vùng đất hứa hẹn hơn, dù cho Sở thuế lợi tức có thích điều đó hay không.

Nội dung được tham khảo từ nguồn tin của The Economist, đây là một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành hàng tuần, The Economist được sở hữu bởi The Economist Newspaper Ltd, thành lập năm 1843. Ấn bản này dành sự ủng hộ cho thương mại tự do, toàn cầu hóa, sức mạnh của chính phủ và chi tiêu cho giáo dục.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.