Vì sao bác sĩ và bệnh nhân không thể yêu quý nhau?

Rõ ràng chính sách giá và mô hình y tế hiện tại khiến người bệnh và thầy thuốc không thể yêu quý nhau và là nguồn gốc cho mọi mâu thuẫn, xung đột xảy ra. Cụ thể là...
Vì sao bác sĩ và bệnh nhân không thể yêu quý nhau? - ảnh 1

Người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai.

Sau vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai hôm 25/7 vừa qua, vấn đề an ninh bệnh viện lại dấy lên, an toàn của bác sĩ khiến nhiều người lo ngại. 

Căn nguyên của an ninh bệnh viện nhiều người đã phân tích nhưng vẫn chưa biết giải quyết như thế nào. Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, người có thâm niên nhiều năm làm việc cấp cứu hồi sức, cận kề sinh tử hàng ngày đã chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến việc bệnh nhân và thầy thuốc không thể hướng chung đến cùng một mục tiêu.

Thầy thuốc chưa thể yêu quý bệnh nhân

Hành hung thầy thuốc đã trở thành vấn nạn hiện nay. Sự cố y khoa cũng không hề ít. Năm nào cũng có vài vụ ồn ào, còn các vụ xảy ra im lặng thì có lẽ cũng rất nhiều. Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi. 

Trong thời bao cấp, mọi người cùng thiếu thốn vất vả như nhau. Các chế độ vật chất tương đồng nhau giữa các ngành nghề, cùng hưởng chế độ gạo sổ thịt phiếu. Riêng nghề y được ưu đãi hơn nhờ những danh hiệu tinh thần “Nghề cao quý trong những nghề cao quý” hay “Lương y như từ mẫu” và đó là động lực để đội ngũ thầy thuốc thời đó hài lòng mà dốc lòng hết sức cho nghề nghiệp. Người dân cũng dễ dàng chấp nhận những thiếu thốn hy sinh như thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị hay thiếu y bác sĩ ở các tuyến.

Ngày nay, kinh tế xã hội đã có những bước tiến vượt bậc. Không ai có thể hài lòng với 13kg gạo và 7 lạng thịt mỗi tháng. Động lực của những danh hiệu tinh thần không còn đủ để đội ngũ thầy thuốc cống hiến hy sinh. Những đòi hỏi của người bệnh về cả chuyên môn, tinh thần phục vụ cả hạ tầng vật chất phục vụ khám chữa bệnh cũng phải cao hơn rất nhiều.

Vậy bây giờ, làm sao để người bệnh có thể yêu quý được thầy thuốc: Chỉ khi thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, dành nhiều thời gian quan tâm săn sóc họ, thể hiện sự tôn trọng họ. Làm thế nào để thầy thuốc yêu quý người bệnh: Chỉ khi người bệnh thực sự đem lại nguồn sống cho họ. Tất cả chỉ cần vậy. 

Vậy tại sao thầy thuốc nhiều tuyến chưa có chuyên môn giỏi? Các trường Y thường có điểm tuyển sinh cao chót vót, nên không thể nói các bác sĩ có đầu óc kém. Ngành y là ngành đòi hỏi học dài và nhiều hơn các ngành khác. 

Để phấn đấu trở thành bác sĩ giỏi tốn kém rất nhiều cả về thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng với cơ chế lương hiện tại thì dù giỏi hay không thu nhập của họ vẫn đổ đồng như thế. Vì vậy rất ít người muốn đầu tư cả đống tiền của, thời gian và sức lực ra học hành nghiên cứu mà hầu như không có cơ hội thu hồi lại vốn đầu tư. 

Tại sao thầy thuốc không dành thời gian quan tâm săn sóc, thể hiện sự tôn trọng người bệnh: Với mức cường độ một ngày khám cả trăm bệnh nhân, một bác sĩ phải điều trị vài chục bệnh nhân như hiện nay thì điều này là không thể. Hơn nữa, nếu đông người bệnh nghĩa là công việc thêm nặng nhọc mà thu nhập không tăng thêm đáng kể thì người bệnh không phải là nguồn sống mà là sự phiền hà đối với thầy thuốc.

Giá dịch vụ  y tế thấp quá mức tưởng tượng

Tại sao người bệnh không là nguồn sống của thầy thuốc: Bởi lẽ chính sách giá dịch vụ y tế hiện tại cực kỳ bất cập. Giá một lần khám ở bệnh viện hạng 3 thấp hơn giá một lần đánh giày. Giá một ngày điều trị ở bệnh viện hạng 1 thấp hơn giá một lần cắt tóc, làm đầu. Tiền bó bột gãy chân chưa bằng nửa tiền công nắn chỉnh khung càng xe máy. 

Thậm chí những kỹ thuật cao như lọc máu thì giá vẫn thấp hơn một lần thay nhớt ô tô. Rõ ràng quy định giá như vậy là một sự đánh giá thấp giá trị của người bệnh. Người bệnh không thể là nguồn sống của thầy thuốc. 

Vì thế nguồn sống của thầy thuốc phần chính phải dựa vào một số ít người bệnh “đặc biệt”: Người bệnh của phòng khám tư làm ngoài giờ, những người bệnh điều trị tự nguyện hay thậm chí là những người bệnh biếu phong bì. Vì thế nhóm bệnh nhân này thường được “quan tâm” hơn là điều đương nhiên.

Rất nhiều người nói rằng, thầy thuốc được nhà nước trả lương thì phải phục vụ.

Đã có nhiều thống kê về lao động tiền lương cho thấy lương chỉ đảm bảo được 65% đời sống cơ bản của công chức, viên chức. Trong đó lương ngành y đứng gần chót trong 18 ngành nghề được khảo sát. Vậy thì lương nhà nước không thể là động lực để thầy thuốc nỗ lực phục vụ. 

Hơn nữa, có một thực tế mà hầu như người dân không biết: Với những bệnh viện lớn, kinh phí nhà nước cấp chỉ đảm bảo một phần nhỏ trong kinh phí hoạt động bệnh viện: Với đa số các bệnh viện trung ương thường dưới 30%, có những bệnh viện tuyến dưới trên dưới 10%.

Hay nói cách khác, hầu hết các bệnh viện này kinh phí nhà nước cấp chủ yếu chi trả cho tiền điện nước, xăng dầu, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường,vv… Tiền lương và những khoản đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên hầu như phải do các bệnh viện tự làm ra. 

Do giá viện phí thấp nên các bệnh viện phải duy trì số người bệnh đông, lượng nhân viên y tế ít thì mới có khả năng trả lương. Vì thế tình trạng quá tải và ít quan tâm sâu sát đến người bệnh là điều không thể tránh khỏi.

Rõ ràng chính sách giá và mô hình y tế hiện tại khiến người bệnh và thầy thuốc không thể yêu quý nhau và là nguồn gốc cho mọi mâu thuẫn, xung đột xảy ra.

Khi động lực kinh tế bị triệt tiêu, chúng ta đang sử dụng công cụ thi đua làm động lực để nâng cao chất lượng ngành y. Các cuộc vận động “Lương y như từ mẫu”, "Tăng cường y đức"; “Nói không với phong bì”... ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là mang tính phong trào, chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài. 

Mâu thuẫn giữa nhu cầu của người bệnh và khả năng đáp ứng của ngành y tế hiện nay là một thực tại không thể chối cãi. Chúng ta không thể thay toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế hiện tại bằng cách tuyển dụng những thiên thần chỉ biết cống hiến mà không cần quyền lợi từ thiên đàng xuống làm bác sĩ, y tá. 

Chúng ta cũng không thể thay toàn bộ những người bệnh hiện tại bằng nhóm các người bệnh khác “thấu hiểu và tôn trọng ngành y tế” hơn. Chúng ta chỉ có thể thay đổi cơ chế vận hành của nền y tế. Rõ ràng việc kỳ vọng về một nền y tế vừa rẻ vừa tốt là hoàn toàn chủ quan duy ý chí. Đã đến lúc phải trả cho lao động y tế giá trị thực của nó theo quy luật thị trường. 

Y tế cần có sự đổi mới cơ chế triệt để. Khi người bệnh thực sự là nguồn sống của thầy thuốc, họ sẽ trân quý người bệnh và nỗ lực đầu tư để nâng cao trình độ. Khi viện phí đủ đảm bảo được việc trả lương thỏa đáng, đủ để đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ các bệnh viện sẽ đầu tư nhân lực và hạ tầng để cạnh tranh thu hút người bệnh. 

Khi người dân chi trả đúng giá họ có quyền nhận về dịch vụ y tế tương xứng với đồng tiền mình bỏ ra. Họ có quyền tự do lựa chọn thầy thuốc, cơ sở điều trị cho mình. Việc khám chữa bệnh thực sự là giao dịch dân sự trên cơ sở đôi bên bình đẳng và tự nguyện và giải quyết các mâu thuẫn xảy ra theo luật sẽ không còn tình trạng người dân giải quyết bức xúc bằng nắm đấm, lưỡi dao như hiện nay.

Để đảm bảo định hướng Xã hội chủ nghĩa, chúng ta vẫn phải đảm bảo sức khỏe cho người nghèo. Hiện tại nhà nước cấp kinh phí để y tế công lập chữa bệnh với mức giá thấp do nhà nước quy định. Vậy khi đưa giá viện phí theo quy luật thị trường nhà nước hoàn toàn có thể ngừng việc hỗ trợ bệnh nhân nghèo thông qua ngân sách cấp cho các bệnh viện mà dùng nguồn kinh phí đó để trợ cấp trực tiếp cho người nghèo bị bệnh hoặc chỉ duy trì một số nhỏ bệnh viện từ thiện và ở đó người bệnh chấp nhận chất lượng chuyên môn và phục vụ tương xứng với mức đầu tư của nhà nước.
Khánh Ngọc (ghi)

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !