Vì sao Ấn Độ và Pakistan không thoát được “cái vòng luẩn quẩn” xung đột?

Tình trạng bạo lực bùng nổ giữa Ấn Độ và Pakistan một lần nữa tái khẳng định rằng ở khu vực Nam Á đang tồn tại một cuộc xung đột dai dẳng và nguy hiểm bậc nhất trên thế giới.

Đã rất nhiều lần kể từ sau Chiến tranh Kargil năm 1999, một vụ khủng bố có liên quan đến các phần tử vũ trang hoạt động tại Pakistan và được nước này hậu thuẫn đã khiến Ấn Độ và Pakistan vướng vào các cuộc đụng độ quân sự, khiến nhiều người lo ngại rằng tình hình căng thẳng leo thang thêm nữa có thể sẽ khiến hai nước sử dụng vũ khí hạt nhân.

Mặc dù lần này căng thẳng đã lắng xuống khá nhanh nhờ quyết định hạ nhiệt từ phía chính phủ và quân đội Pakistan, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ giải pháp nào cho sự xích mích về tôn giáo và chính trị, vốn dường như luôn đưa Ấn Độ và Pakistan vào xung đột.

Người dân Pakistan đốt cờ Ấn Độ để bày tỏ sự bất bình của mình.

Tại sao Pakistan và Ấn Độ vẫn tiếp tục vướng vào vòng xoáy xung đột nguy hiểm này mặc dù cả hai bên đều không muốn căng thẳng? Theo ông Husain Haqqani, cựu đại sứ Pakistan tại Mỹ, phần lớn trách nhiệm thuộc về chính Pakistan. Ông nói rằng chính sách đối ngoại của Pakistan hoàn toàn phụ thuộc vào quân đội và cơ quan tình báo Pakistan và chính họ đã khiến Pakistan thường có quan điểm cứng rắn.

Vấn đề này bắt nguồn từ khi Pakistan được thành lập sau khi tách khỏi vùng thuộc địa Ấn Độ thuộc Anh, khi họ chỉ sở hữu được 17% tài nguyên khoáng sản từ vùng thuộc địa này nhưng lại có 33% lực lượng quân đội. Từ đó tới nay, quân đội Pakistan đã làm tất cả để “gia tăng quy mô hiểm họa cho xứng tầm với quy mô của chính lực lượng này” để đảm bảo sự tồn tại của chính mình và giúp thống nhất các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại Pakistan.

Trong khi toàn thế giới tập trung vào khả năng quân sự của Pakistan hay việc nước này đang hậu thuẫn khủng bố, ít người không biết rằng quốc gia này đang gặp những vấn đề xã hội nghiêm trọng. Ông Haqqani nêu ra một loạt những khó khăn về xã hội, chính trị, kinh tế mà Pakistan đã phải đối mặt trong 40 năm qua, nhưng ông đặc biệt tập trung vào hai điều: năm ngoái, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Pakistan đã ở mức cao bậc nhất trên thế giới, còn tỉ lệ biết đọc của người dân đã giảm 2% so với năm trước đó.

Theo quan điểm của ông Haqqani, đây là những vấn đề lớn. “Nhìn chung viễn cảnh phát triển kinh tế của Pakistan là không tốt, tuy nhiên đất nước đang bù đắp cho vấn đề của mình bằng cách vay mượn từ Trung Quốc, Ả Rập Xê út và UAE. Nhưng hiện không có cách nào để Pakistan có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà chính họ tạo ra. Nếu anh không có dân số có tỉ lệ biết đọc cao, anh sẽ không thể phát triển chất lượng nguồn lao động. Nếu không có nó, anh sẽ kiếm đâu ra tiền để trả lại những khoản vay trước đây? Anh có thể đề cao vị trí chiến lược của mình tùy thích, nhưng sẽ có lúc tầm quan trọng của mình sẽ thay đổi”.

Dự đoán của ông Haqqani có thể sớm trở thành hiện thực, khi Mỹ, đối tác lớn nhất của Pakistan đang muốn rút khỏi Afghanistan, qua đó khiến Islamabad trở nên không còn quan trọng với Washington như trước. “Pakistan không sai khi tin rằng quốc gia của họ đang nằm ở trung tâm trong toan tính chiến lược của Mỹ”, ông Gerald Feierstein, một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ. “Điều đó đúng vào thập niên 1980 khi Liên Xô tiến quân vào Afghanistan và sau vụ khủng bố 11/9, nhưng nó đang ngày càng không đúng trong vòng 10 đến 15 năm trở lại đây”.

Tại Afghanistan, Pakistan đã lợi dụng các phần tử khủng bố Hồi giáo để thực hiện mục tiêu an ninh của mình. Việc Pakistan hậu thuẫn cho lực lượng vũ trang Taliban, tổ chức mà ông Haqqani gọi là “công cụ đáng tin cậy và đồng minh duy nhất của quân đội Pakistan”, đã khiến căng thẳng giữa một bên là Islamabad, bên kia là New Delhi, Washington và Kabul xấu đi.

Máy bay MiG-21 của Ấn Độ bị bắn rơi trong lúc căng thẳng giữa New Delhi và Islamabad nóng lên.

Thế nhưng, Mỹ vẫn hợp tác với Pakistan để đạt được mục tiêu trong khu vực, ít nhất là cho đến gần đây. Theo ông Feierstein, điều này là bởi Washington cần Islamabad hỗ trợ cho các hoạt động quân sự của mình tại Afghanistan mới có thể đạt được thành công. “Chúng ta vẫn phải cần đến Pakistan để có thể đảm bảo đường dây liên lạc trên không, dưới đất cũng như giúp Mỹ hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ và Afghanistan”, ông nói.

Tuy nhiên dưới thời Tổng thống Donald Trump, tầm quan trọng của Pakistan không còn như trước. Chính quyền Trump đang tìm cách giải quyết tình hình ở Afghanistan và đang tập trung vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khi họ coi Trung Quốc và Triều Tiên là những mối đe dọa an ninh. Sự thay đổi này theo ông Feierstein có nghĩa là “nhu cầu đảm bảo quan hệ thân thiết với Pakistan không còn có ý nghĩa chiến lược nữa”.

Trong tương lai, cả hai chuyên gia đều tin rằng sẽ khó có khả năng quan hệ Mỹ - Pakistan được cải thiện. Việc Trung Quốc tiếp tục viện trợ và đầu tư vào Pakistan đã khiến quốc gia này đứng về phía lợi ích của Trung Quốc hơn là với Mỹ. Trong khi đó, Mỹ cũng đang xem xét lại mối quan hệ của mình với Pakistan và nhiều dấu hiệu đang cho thấy Pakistan không còn nằm trong quỹ đạo của Mỹ nữa. Thay vào đó, Pakistan có thể sẽ khiến nhiều nghị sĩ Mỹ đau đầu khi Washington lúc này cảnh giác với bất kỳ quốc gia nào đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Nói về việc Mỹ đề ra chính sách đối ngoại mới với Pakistan, ông Haqqani cho biết: “Mỹ đã viện trợ cho Pakistan để giúp quốc gia này thay đổi nhưng nó không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mỹ cũng tìm cách trừng phạt Pakistan nhưng kết quả cũng không tốt hơn. Vậy Mỹ còn có thể làm gì khác?”.

Anh Tuấn (lược dịch)
Từ khóa: Pakistan Ấn Độ xung đột căng thẳng Mỹ khủng bố

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !