Vì sao Ấn Độ thành công với sáng kiến “Make in India”?

Từ sáng kiến “Make in India”, chính phủ Ấn Độ đã ra nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và nhiều chính sách thực tế hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước, các gói tài trợ tài chính, khuyến khích các công ty sản xuất sản phẩm của họ ở Ấn Độ và tham gia đầu tư vào sản xuất.
Vì sao Ấn Độ thành công với sáng kiến “Make in India”? - ảnh 1

Make in India là một sáng kiến được Chính phủ Ấn Độ đưa ra vào ngày 25/9/2014 để khuyến khích các công ty sản xuất sản phẩm của họ ở Ấn Độ và tham gia đầu tư vào sản xuất.

Ấn Độ ngày nay là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Bốn năm qua, quốc gia này đã đạt được thành công to lớn trong sản xuất điện thoại và linh kiện với hơn 95% lượng điện thoại tiêu thụ nội địa đang được sản xuất tại Ấn Độ.

Từ lúc chỉ có hai đơn vị sản xuất điện thoại di động vào năm 2014, nay Ấn Độ đã có đến 268 đơn vị sản xuất điện thoại di động và phụ kiện vào năm 2019. 95% điện thoại di động bán ở Ấn Độ đều được sản xuất trong nước và trung tâm của câu chuyện này chính là chính sách “Make in India” của Ấn Độ.

Trên thực tế, Ấn Độ ngày nay là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. "Ấn Độ đạt được thành công to lớn trong sản xuất điện thoại và linh kiện trong 4 năm qua với hơn 95% lượng tiêu thụ nội địa đang được sản xuất tại đây", Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và Điện tử Ấn Độ (ICEA) nói.

"Sản xuất trong nước và thị trường nội địa của chúng tôi đã bão hòa, chúng tôi đặt mục tiêu xuất khẩu 7,7 lakh crore Rupi (hơn 100 tỷ USD) vào năm 2025", ông nói thêm. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi cơ quan công nghiệp di động ICEA, 268 đơn vị sản xuất phụ kiện và điện thoại di động sử dụng khoảng 670 nghìn nhân viên. Vì vậy, ngày nay, những chiếc điện thoại mà hầu hết người Ấn Độ cầm trên tay đều được làm ra tại Ấn Độ, chủ yếu nhờ vào các chương trình trong chính sách Make in India, như Chương trình gói ưu đãi đặc biệt sửa đổi (M-SIPS) để cung cấp các ưu đãi tài chính qua chuỗi giá trị ESDM, nhằm bù đắp cho những chi phí trong sản xuất (EMC).

Ra mắt vào năm 2012, M-SIPS cung cấp trợ cấp vốn 25% cho ngành công nghiệp điện tử ở các khu vực không thuộc SEZ (Đặc khu kinh tế) và 20% cho những lĩnh vực thuộc khu vực SEZ. Chương trình cụm sản xuất điện tử (EMC) cũng được đưa ra vào năm 2012, đã khuyến khích các đơn vị, bao gồm cả chính phủ tiểu bang, cung cấp cơ sở hạ tầng chất lượng tốt trong một cụm. Theo đề án, 50% chi phí dự án cho các cụm sản xuất điện tử Greenfield và 75% cho các cụm sản xuất điện tử Brownfield được cấp dưới dạng tài trợ.

Do tập trung vào các chương trình “Make in India” và “Digital India”, Uttar Pradesh đã nổi lên như là trung tâm sản xuất di động mới ở nước này trong vài năm qua. Vào tháng 7 năm 2018, Samsung đã khai trương nhà máy di động lớn nhất thế giới tại Noida. Cơ sở mới được thành lập với mục đích tăng gấp đôi công suất cho điện thoại di động ở Noida từ 68 triệu chiếc mỗi năm lên 120 triệu chiếc mỗi năm, trong giai đoạn mở rộng sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Bên cạnh Samsung, hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đang thống trị thị trường Ấn Độ như Xiaomi, Oppo và Vivo - cũng sản xuất điện thoại của họ tại quốc gia này. Apple bắt đầu lắp ráp iPhone 7 tại cơ sở của nhà cung cấp Wistron ở Bengaluru. Sản xuất thiết bị cầm tay di động về mặt khối lượng đạt 225 triệu chiếc trong năm 2017-2018, so với sản xuất 60 triệu chiếc trong năm 2014-2015. Chính sách quốc gia về điện tử 2019 của Ấn Độ đã đặt mục tiêu thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu trong nước trong toàn bộ chuỗi giá trị ESDM (Thiết kế và sản xuất hệ thống điện tử) để phát triển kinh tế nhằm đạt doanh thu 26 triệu Rupi vào năm 2025.

Điều này sẽ bao gồm mục tiêu sản xuất một tỷ thiết bị cầm tay vào năm 2025, trị giá 140 tỷ USD, trong đó có 600 triệu thiết bị cầm tay có giá trị gần 100 tỷ USD để xuất khẩu. Ấn Độ hiện có hơn 450 triệu người dùng điện thoại thông minh. Số người dùng điện thoại thông minh ở nước này dự kiến sẽ đạt 859 triệu vào năm 2022, theo một nghiên cứu chung của ASSOCHAM-PwC.

Make in India, là một sáng kiến được Chính phủ Ấn Độ đưa ra vào ngày 25/9/2014 để khuyến khích các công ty sản xuất sản phẩm của họ ở Ấn Độ và tham gia đầu tư vào sản xuất. Sáng kiến này bao trùm lên 25 lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có các lĩnh vực như sản xuất điện tử, điện thoại di động, ô tô, năng lượng tái tạo, dệt may, du lịch….

Sau khi ra mắt sáng kiến Make in India, Ấn Độ đã đưa ra các cam kết đầu tư trị giá 240 tỷ USD. Ấn Độ nổi lên là điểm đến hàng đầu trên toàn cầu trong năm 2015 về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vượt qua Mỹ và Trung Quốc, với 60,1 tỷ USD vốn FDI. Theo chính sách hiện tại, 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được phép trong tất cả 100 lĩnh vực ở Ấn Độ, ngoại trừ ngành vũ trụ (giới hạn FDI 74%), công nghiệp quốc phòng (49%), và truyền thông (26%).

Báo cáo kinh doanh mới nhất của Ngân hàng Thế giới (DBR, 2019) thừa nhận Ấn Độ đã nhảy vọt 23 vị trí trong bảng xếp hạng của WB, từ thứ hạng 100 trong năm 2017 lên thứ 77 trong số 190 quốc gia.

Bảo Bình (Tổng hợp/ICTnews)

Từ khóa: make in vietnam make in viet nam make in india

Kỷ niệm rơi nước mắt của người phụ nữ làm nghề trang điểm tử thi

NHẬT BẢN - Những người trang điểm tử thi sử dụng các kỹ năng chuyên môn để phục hồi tử thi bị biến dạng trong các vụ tai nạn, giúp gia đình nạn nhân tổ chức tang lễ trọn vẹn.

Chủ nhà hàng đặt phao bơi, áo phao miễn phí trên bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh

Chủ một nhà hàng đặt áo phao, phao bơi miễn phí tại bãi biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh khiến cộng đồng mạng hết lời khen ngợi "hình ảnh ấm lòng".

Máy bay do Trung Quốc tự sản xuất bay chuyến thương mại đầu tiên

Chuyến bay mang số hiệu MU9191 của China Eastern Airlines cất cánh từ Thượng Hải đến Bắc Kinh sáng 28/5, đánh dấu chuyến bay thương mại đầu tiên của dòng máy bay C919 do Trung Quốc chế tạo.

Người phụ nữ suốt 10 năm không phải trả tiền điện

NHẬT BẢN - Đây là cách người phụ nữ 63 tuổi không tốn một đồng tiền điện trong suốt một thập kỷ qua.

Du khách khỏa thân, múa lố lăng ở đền thiêng đối mặt án phạt gần 3 năm tù

INDONESIA - Một du khách người Đức 28 tuổi có thể phải đối mặt với án tù sau khi cô cởi trần và nhảy múa trên sân khấu trong một buổi trình diễn khiêu vũ của đạo Hindu ở Bali (Indonesia).

Hy hữu: Gia đình 3 thế hệ có 4 cặp sinh đôi

TRUNG QUỐC - Một gia đình ở Hà Nam bỗng trở nên nổi tiếng mạng xã hội bởi có 4 cặp sinh đôi nam qua ba thế hệ.

Mở lại sau 3 năm, lễ hội trái cây lớn nhất nước chờ đón 1 triệu khách

Một trong những sự kiện lớn đã trở lại để chờ đón khoảng 1 triệu du khách hè. Đó là Lễ hội Trái cây Nam bộ 2023, khai mạc ngày 1/6 tới đây tại TP.HCM.

Thực hư khách sạn tuyệt đẹp giữa vịnh Hạ Long đang được chia sẻ rầm rộ

Hình ảnh một khu khách sạn sang trọng nằm dựa vào núi đá, hướng mặt ra biển, nằm giữa vịnh Hạ Long đang được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.

Báo Tây hết lời ca ngợi Ninh Bình, khuyên du khách 'đừng bỏ qua món dê núi'

Ninh Bình là một trong 2 đại diện của châu Á được chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel (Canada) đề xuất là điểm nghỉ dưỡng riêng tư nhất thế giới dành cho gia đình năm 2023.

Thị trấn đẹp nhất thế giới dựng hàng rào ngăn du khách check-in

Giới chức Hallstatt, một trong những thị trấn đẹp nhất thế giới, mới đây đã áp dụng những biện pháp để giảm những tác động của du khách tới cuộc sống của người dân địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !