Vì sao 10 sản phụ vào viện, 9 người xin mổ đẻ?

Trong khi tổ chức y tế thế giới khuyên cáo chỉ nên 10 – 15 % sản phụ mổ lấy thai thì đến nay mổ lấy thai đã trở thành “mốt” của các sản phụ, riêng BV Phụ sản trung ương có tới 54% sản phụ mổ lấy thai.

Ảnh minh hoạ.

Mới đây, nghiên cứu của bà Jane Sandall, giáo sư khoa học xã hội và sức khỏe phụ nữ tại Đại học King London (Anh), về tình trạng mổ lấy thai năm 2015 có 29,7 triệu ca đẻ mổ trên thế giới, chiếm 21% tổng số ca sinh nở. Tỷ lệ này được cho là quá cao bởi chỉ 10-15% trường hợp thực sự cần đẻ mổ do biến chứng khi sinh. Năm 2000, số ca đẻ mổ là 16 triệu, chiếm 12% tổng số ca sinh nở.

Cộng hòa Dominica là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ đẻ mổ cao nhất với 58%. Tiếp đến là Brazil, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 50%.

Kể từ 1985, tức thời điểm WHO đưa ra mục tiêu đó, việc lựa chọn hình thức đẻ mổ đã được theo dõi kỹ càng - nhưng tới mức nào là quá nhiều?

Người ta tính rằng nếu tỷ lệ đẻ mổ là 10% thì tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và thai sản sẽ giảm, bởi sẽ có nhiều phụ nữ có cơ hội được cứu sống nhờ hình thức phẫu thuật này.

Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ tử vong sẽ giảm hơn nữa nếu như tỷ lệ đẻ mổ tăng cao hơn 15%, rõ rệt nhất là ở các nước như Brazil hay Cộng hòa Dominic, nơi có tỷ lệ đẻ mổ vào khoảng 56% tổng các ca sinh nở.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu thực trạng mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2017 với tất cả các sản phụ đến phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong năm 2017 của một nhóm chuyên gia, bác sĩ ở BV này cho thấy: Tỷ lệ mổ đẻ tại bệnh viện này năm 2017 là 54,4%. So sánh với các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ này đã tăng lên một cách đáng kể.

Tỷ lệ này năm 1997 chỉ là 25,2%; năm 2004 là 36,9%; năm 2012 là 23,1% trong đó con so chiếm 51,9%.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thai phụ đẻ mổ chủ động chiếm đến 55,45%, chủ yếu ở các nhóm thai phụ có tiền sử đẻ mổ, đẻ con so, hỗ trợ sinh sản và song thai. Về tuần thai khi thực hiện phẫu thuật lấy thai cũng được nghiên cứu này đánh giá là sớm hơn.

Lý giải cho điều này, nhóm chuyên gia cho rằng trường hợp bắt buộc phải mổ đẻ đối với thai non tháng thì thai phụ lựa chọn Bệnh viện với mong muốn được chăm sóc sơ sinh non tháng tốt hơn. Thứ 2, do bệnh viện đã và đang điều trị nhiều trường hợp thai phụ dọa đẻ non, rau tiền đạo, tiền sản giật... mà trong nhiều trường hợp bắt buộc phải mổ đẻ do bệnh lý mẹ và bệnh lý thai.

WHO khuyên các nước chỉ giữ tỉ lệ này ở mức 10 – 15%, tức là ở mức can thiệp cho các ca đẻ khó, với mục đích cứu sống mẹ và con. Một báo cáo của WHO đã so sánh cách trẻ sơ sinh ra đời ở các nước và kết quả cho thấy trong số các nước được theo dõi, chỉ có 14 nước thực hiện đầy đủ hướng dẫn của WHO, trong đó có U-crai-na, Nam-mi-bi-a, Goa-tê-ma-la và Ả-rập Xê-út. Các nước còn lại (như Đức, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kì và Mỹ) cho trẻ sinh mổ quá nhiều.

Theo một bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ hiện nay các mẹ sính mổ lấy thai. Những yếu tố làm gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai đó là tiến bộ của khoa học kỹ thuật như ngành gây mê hồi sức, kháng sinh thế hệ mạnh, có phổ tác dụng rộng, các trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán sớm bệnh lý thai nhi như dây rốn quấn cổ, suy thai mãn, suy thai cấp, các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo…

Ngoài ra, tâm lý sản phụ và gia đình cũng thay đổi, quan niệm mổ lấy thai tốt hơn đẻ thường, sợ đau, sinh ít con, sinh con theo giờ và sợ tổn thương âm đạo do sinh. Còn bác sĩ cũng bị áp lực từ sản phụ và gia đình của họ. Bác sĩ theo dõi một ca sinh thường lâu hơn, mổ an toàn hơn cho những ca chuyển dạ tiên lượng khó.

PGS.TS Vũ Bá Quyết – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương cho biết tỉ lệ sản phụ được bác sĩ mổ phẫu thuật lấy thai chủ động ngày càng nhiều. Trong số 10 bà bầu nhập viện để chờ sinh thì có 9 người xin bác sĩ được đẻ mổ.

Theo ông Quyết, tuy mổ đẻ tránh cho người mẹ những cơn đau khi sinh nở nhưng sau đó lại làm sản phụ đau đớn hơn nhiều so với cách sinh thường. Mổ đẻ còn có thể gây dính ruột, tắc ruột, sẹo tử cung, khiến lần mang thai sau dễ gặp tai biến do nứt sẹo.

Khánh Ngọc

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !