Về thăm làng đúc đồng đất Quảng

Dọc theo quốc lộ 1A, đoạn đi qua địa phận Quảng Nam, người ta dễ nhận ra làng đúc đồng Phước Kiều (Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) bởi những tiếng búa tiếng đe vang lên đều đặn từ một ngôi làng xanh mướt bóng tre. Đây là ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng từ 400 năm nay.

Về thăm làng đúc đồng đất Quảng

Dọc theo quốc lộ 1A, đoạn đi qua địa phận Quảng Nam, người ta dễ nhận ra làng đúc đồng Phước Kiều (Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) bởi những tiếng búa tiếng đe vang lên đều đặn từ một ngôi làng xanh mướt bóng tre. Đây là ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng từ 400 năm nay.

Đến thời văn hóa đồng phát triển, khi người dân Tây Nguyên chủ yếu chuyển sang dùng các nhạc cụ bằng đồng thì họ sẵn sàng đánh đổi cả vài chục con trâu, rồi lặn lội đường xa về tận miền đất Quảng này đặt mua cồng chiêng ở ngôi làng Phước Kiều này.

Về thăm làng đúc đồng đất Quảng - ảnh 1

Về thăm làng đúc đồng đất Quảng - ảnh 2

Về thăm làng đúc đồng đất Quảng - ảnh 3

Những người thợ lành nghề đúc đồng ở vùng đất Phước Kiểu

Khởi nguồn của nghề đúc đồng này là từ một người có tên Dương Tiền Hiền, quê ở Thanh Hóa. Đó là vào thời kỳ miền Bắc đất chật người đông, Dương Tiền Hiền đã di cư vào đây lập nghiệp và mang theo nghề đúc đồng truyền dạy cho người dân nơi đây từ những kỹ thuật cơ bản để cho ra lò sản phẩm chất lượng. Ngày nay, làng Phước Kiều vẫn còn đền thờ nhỏ thờ thủy tổ nghề đúc đồng để tỏ lòng biết ơn ông tổ xứ Thanh này.

Ban đầu, người dân ở đây chỉ đúc những sản phẩm là vật dụng sinh hoạt trong đời sống thường nhật như nồi niêu xoong chảo… Những năm cuối của thế kỷ 18, nhiều nghệ nhân của làng đã được vua Minh Mạng mời về kinh thành Huế để phục vụ việc đúc tiền và đúc ấn cho vua. Một bộ phận đã ở lại Huế cho đến ngày nay, họ vẫn sinh sống chủ yếu bằng nghề đúc đồng của cha ông truyền lại.

Về thăm làng đúc đồng đất Quảng - ảnh 4
Về thăm làng đúc đồng đất Quảng - ảnh 5

Sản phẩm đặc thù của làng đúc đồng này chủ yếu phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Khi có sự thông thương miền xuôi, miền ngược, dân Tây Nguyên đã tìm đến Phước Kiều đặt làm nhạc cụ, để rồi phổ biến những chiếc cồng chiêng ấy thành bản sắc văn hóa khó phai với toàn nhân loại.

Đến ngày nay, Phước Kiều đã đúc được khoảng 3000 bộ cồng chiêng theo đặt hàng của đồng bào dân tộc ít người trải dài suốt 5 tỉnh Tây Nguyên. Người Tây Nguyên lặn lội đến đây để đặt mua cồng chiêng có lẽ cũng bởi nghề đúc đồng ở Phước Kiều có những bí quyết riêng. Một trong những bí quyết đó là khâu pha chế hợp kim. Tuỳ theo tính phức tạp của sản phẩm mà có thời gian sản xuất khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều phải trải qua những bước như: làm khuôn, tạo mẫu đồng, làm nguội, thẩm âm, lồng màu sắc.

Về thăm làng đúc đồng đất Quảng - ảnh 6

Về thăm làng đúc đồng đất Quảng - ảnh 7

Những sản phẩm của các nghệ nhân đúc đồng làng Phước Kiều

Theo cụ Dương Ngọc Thơm (70 tuổi), một cao niên ở trong làng, trong các khâu thì làm khuôn là tốn kém nhiều thời gian nhất. Sau khi thu mua đất sét ở nhiều nơi về, người thợ phải nhồi đất, làm bìa, ráp khuôn, thét khuôn, trổ điệu… Phải mất cả tuần người thợ mới tạo được một chiếc khuôn hoàn chỉnh rồi phơi nắng 10 ngày cho khuôn khô rồi mới đem vào sử dụng.

Để làm ra chiếc cồng chiêng tốt thì khâu thẩm âm khiến những người thợ phải chú tâm hơn cả. Đây là việc cần làm sau khi đã làm nguội đồng. Người Phước Kiều vẫn tâm niệm mỗi chiếc chiêng đánh lên dù vẫn có tiếng nhưng đó không phải là tiếng chiêng mà chỉ như tiếng ban đầu của một đứa trẻ tập nói. Để được gọi là cái chiêng thì tiếng của nó phải ngân vang nức lòng người. Những người thợ thẩm âm phải dùng búa và đe để chỉnh âm cao thấp. Họ là người không chỉ giỏi về mặt chuyên môn mà còn phải có đôi tai thực sự tốt và có khả năng cảm nhận âm thanh tinh tế.

Về thăm làng đúc đồng đất Quảng - ảnh 8

Những người có khâu thẩm âm tốt thường được nâng niu, trận trong coi như người quyết định sự thành công của một sản phẩm bằng đồng nói chung và cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng.

Thế nhưng, điều khiến người dân nơi đây lo lắng vẫn là không có người kế nghiệp, “tiếp lửa” khi mà người trẻ đi ra ngoài học tập là “ngại” quay về quê hương, không mặn mà với nghề truyền thống. Số lượng đơn đặt hàng ngày càng giảm, thương hiệu của người Phước Kiều dần mai một và họ phải chuyển sang sản xuất những mặt hàng mới.

Tú An

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !