Về Quảng Nam nghe những giai thoại kỳ bí của giếng vua

Dọc các đảo và bán đảo ở miền Trung có rất nhiều giếng nước ngọt mà người dân ở đó đặt cho một tên chung là “giếng vua”. Có lẽ sự kỳ bí của nó đã khiến người dân phải tôn thờ bằng việc gắn tên giếng với các vị vua hay phủ lên những giai thoại.

Giếng Gia Long trên đảo Lý Sơn. Ảnh: TRẦN ĐĂNG

Giai thoại

Ở Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An, Quảng Nam) có một giếng cổ nằm ở Xóm Cấm, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về phía tây nam. Người dân ở đây không gắn giếng nước này với tên một vị vua nào cả nhưng lại thêu dệt những giai thoại khá hấp dẫn chung quanh nó. Ví dụ như ai đi biển mà say sóng, chỉ cần uống vài ngụm nước của giếng này là… hết say ngay. Hoặc chàng trai nào chưa có người yêu, cố gắng hớp 7 ngụm nước thì sẽ có bồ ngay tắp lự, với cô gái thì phải ráng thêm hai hớp nữa thành 9 thì sẽ toại nguyện nỗi khao khát yêu đương. Lại có người khuyên, uống nước giếng Xóm Cấm sẽ sinh con theo ý muốn. Nhiều du khách đặt chân lên Cù Lao Chàm, nghe các giai thoại này rồi tin. Người yêu hoặc sinh con theo ý muốn thì chưa thấy đâu nhưng thấy… bảy ông trời vì phải uống nước lạnh đến căng bụng.

Còn giếng Xó La trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) thì khác. Dân đảo đặt luôn tên là giếng Gia Long. Nằm cách mép nước biển chừng dăm sải tay nhưng quanh năm không bao giờ cạn nước, lại không nhiễm mặn, đích thị là… giếng vua thì mới huyền nhiệm như vậy thôi. Giở các trang lịch sử viết về triều Nguyễn thì thấy rằng, Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long chưa bao giờ đặt chân lên đảo Lý Sơn cả. Ấy thế mà dân hòn đảo này vẫn truyền nhau câu chuyện rằng, năm đó (không cụ thể năm nào), Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn vây đuổi, ông cùng quân sĩ giạt ra đảo Lý Sơn. Bấy giờ đang là mùa khô hạn, các giếng nước trên đảo đều cạn kiệt. Trong lúc tưởng như tuyệt vọng thì ông được báo mộng rồi sai người đến Xó La đào dăm bảy nhát cuốc đã thấy nước ngọt tuôn trào. Thế là vua tôi thoát hiểm!

Cũng như giếng Xó La ở Lý Sơn, giếng cổ của làng biển Thanh Thủy thuộc xã Bình Hải huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được dân làng đặt tên là “giếng Vương”. Dân làng Thanh Thủy không nói “vương” ở đây là tên của ông vua nào, song địa danh này gắn với lịch sử mở cõi của cha ông ta thế kỷ 15. Mùa xuân năm 1471, trong cuộc “chinh Nam” vua Lê Thánh Tôn đặt chân lên động Hàng Đô (vùng Thanh Thủy - Vạn Tường thuộc xã Bình Hải ngày nay). Có lẽ giếng Vương của làng này là để chỉ vua Lê chăng? Nước giếng Vương cũng ngọt quanh năm và không bao giờ khô cạn kể cả những năm đỉnh hạn. Đặt tên làng Thanh Thủy (nước xanh trong) ngoài việc dựa vào đặc điểm của vùng biển luôn kín gió này, người dân còn dựa vào đặc thù của giếng nước làng này nữa.

Với người Đàng Hạ ở Sơn Đừng thì “giếng vua” của làng này kỳ bí hơn nhiều. Sơn Đừng là một làng nhỏ nằm sâu trong vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa. Người Đàng Hạ quần cư tựa vào một động cát sát mép biển. Hơn 40 gia đình nhưng không thấy giếng nước nào. Nghe tôi thắc mắc chuyện giếng nước, ông Chín Nôm, 86 tuổi, người cao niên nhất của làng, cầm tay khách dẫn ra sát mép nước biển. Ông cúi xuống rồi dùng tay moi thành một hố nhỏ, nói: “Giếng nước đây nè!”. Quả là ngọt thật. Lại gắn với vua Gia Long, cũng bị quân Tây Sơn truy đuổi và giạt đến Sơn Đừng, đêm nằm được báo mộng, rồi tìm ra nước ngọt bằng cách moi trên cát, ngay sát mép biển khi triều xuống. Riêng “giếng vua” ở Sơn Đừng thì… không thấy giếng đâu cả nhưng vẫn gắn với Gia Long!

Đặc điểm các giếng cổ

Rất dễ nhận ra các giếng nước cổ này vì đặc điểm của nó rất khác biệt với các giếng nước hiện nay. Đó là lòng giếng được “xây” bằng đá, thực chất là xếp chồng các lớp đá lên nhau để chống sạt lở. Kỹ thuật xếp đá rất tinh xảo vì các hòn đá cùng một kích cỡ, đều tăm tắp, không thấy độ vênh giữa các lớp đá. Đó là đá cuội, còn nếu là đá ong thì được mài giũa khá vuông vức, xếp chồng lên nhau rất mỹ thuật. Giữa các hòn đá, hoàn toàn không vôi vữa. Thành giếng thì hình tròn nhưng nền lại là hình vuông, có chừa một cổng để bước vào giếng. Hai bên cổng được xây trụ bằng đá ong, xù xì meo mốc, trông mất ma mị.

“Giếng” của người Đàng Hạ ở Sơn Đừng.Ảnh: TRẦN ĐĂNG

Một đặc điểm nữa là các giếng nước này ở gần biển nhưng không bao giờ bị nhiễm mặn, kể cả những năm khô hạn. Chủ nhân của các giếng cổ tỏ ra sành sõi về thủy văn, địa lý. Họ chọn một điểm mà nước ở các nơi trong vùng sẽ “gom” về, để đào giếng. Như giếng Gia Long ở Lý Sơn, có cảm giác như nước cả đảo được “gom” về đây nên dù là hòn đảo khô khốc mà nước ngầm bổ sung cho giếng luôn dồi dào, chưa bao giờ thấy giếng này cạn nước cả. Có những năm hạn nặng, giếng nước này còn cung cấp cho hơn 100 gia đình ở đảo Bé nữa.

Riêng ở làng Sơn Đừng, dù không thấy giếng nước nào nhưng người Đàng Hạ vẫn tìm ra nước ngọt do họ “nhìn” thấy những “mỏ” nước trầm tích trong lòng cát. Đợi thủy triều rút xuống là nước từ trên các ngọn núi sau làng tuôn về các khe luồn dưới lớp cát, theo quy luật “nước chảy về chỗ trũng”. Vì mạch nước ngầm quá mạnh nên nó có thể tống khứ tất cả nước mặn còn nán lại trong những cái “giếng” do người dân tự moi trên cát. Nhờ vào đặc điểm này, người Đàng Hạ đã sống hàng bao thế kỷ nay nhưng chẳng cần đào giếng mà vẫn có nước ngọt dùng quanh năm là vậy.

Chủ nhân là ai?

Dù phải trải qua bao cuộc binh đao và loạn lạc, qua bao vật đổi sao dời nhưng tuyệt nhiên người dân trong làng có các giếng cổ ấy không bao giờ lấp giếng, dù ngày nay, nhiều nơi đã xài nước máy, như làng Thanh Thủy. Họ đã thiêng liêng hóa các giếng nước ấy như một phần lịch sử của làng mình. Đặt tên là giếng vương hay giếng vua nhưng người dân thừa biết, chủ nhân của những giếng nước cổ này, không ai khác ngoài người Chăm. Di tích khảo cổ Bãi Làng ở Cù Lao Chàm chỉ cách giếng Xóm Cấm vài trăm mét, hoặc di chỉ khảo cổ học Xóm Ốc và Suối Chình ở Lý Sơn cách giếng Gia Long không xa đã nói lên rằng, từ hàng nghìn năm trước, con người đã có mặt trên những hòn đảo này và họ đã để lại các dấu vết của một nền văn minh sơ khai. Chủ nhân những hiện vật từ các hố khai quật ấy được các nhà khảo cổ xếp vào thời kỳ hậu Sa Huỳnh - tiền Chămpa.

Chúng ta đều biết, người Chăm rất giỏi phong thủy, dù vậy để có những giếng nước không bao giờ cạn ấy, họ cũng đã trải qua một thời gian dài “sàng lọc” tìm kiếm, dạm thử để chọn ra một nơi tối ưu làm “kho” cung cấp nước ngọt cho mình. Bản thân chữ Xó La - một tên gọi khác của giếng Gia Long trên đảo Lý Sơn, đã đậm đặc tiếng Chăm rồi. Hoặc như người Đàng Hạ ở Sơn Đừng họ chẳng cần đào giếng nhưng “kho” nước ngọt trầm tích trong lòng cát ấy chắc chắn là tổ tiên họ phải trải qua rất nhiều thời gian để phát hiện ra “kho” nước kỳ diệu ấy. Có vậy họ mới có thể tồn tại hàng bao đời nay giữa một bên là động cát còn một bên là biển mặn như thế.

Người Chăm luôn luôn bí ẩn với chúng ta. Bí ẩn không chỉ ở những ngọn tháp sừng sững bên trời luôn thách đố trước thời gian mà họ còn bí ẩn ngay với các giếng nước cổ nữa. Vua hay vương gì cũng đã thành tro bụi, riêng các giếng cổ ấy thì vẫn còn mãi với thời gian.

Theo Báo QNO

Trần Đăng

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !