Về làng có 142 góa phụ: Tang thương đất biển
Năm đó, cả xã Ngư Lộc đổ xô ra nhận xác người thân, trong đó có tôi. Người chết thì nằm la liệt, chẳng biết nhận dạng thế nào. Cả 3 mẹ con vẫn tin rằng bố nó còn sống, nhưng khi nhìn thấy xác thì tôi ngất đi…
Đất biển tang thương ngày ấy…
Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50km về phía Đông, chúng tôi tìm về xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa - một vùng miền biển mặn chát với những “phong ba, bão táp” để tìm gặp những “hòn vọng phu”.
Khác biệt với những vùng quê yên tĩnh khác, vào những buổi chiều hay những buổi sáng tinh mơ, ngoài bờ biển đã tấp nập người bán, kẻ mua. Cảnh tượng này sôi động như một “thành phố nổi”. Nhưng đâu ai biết được nơi đây đã có biết bao nhiêu người con, người chồng vĩnh viễn ra đi trong tuổi đời còn rất trẻ.
Nhớ lại, cách đây 2 năm, cũng chính tại vùng đất này, không khí tang thương bao trùm lên tất cả mọi người, những con thuyền ra đi không bao giờ cập bến. Để rồi, nỗi đau đớn tột cùng ấy bao phủ cả một bờ biển dài.
Tháng 1/2011, chiếc tàu đánh cá của ông Tăng Viết Xô ở thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc đã “theo sóng biển mà đi” với 9 thuyền viên. Nỗi đau đó chắc không một ai ở xã Ngư Lộc là không nhớ. Những người chồng, người con ra đi mà chẳng bao giờ nói lời từ biệt với người thân của mình. Đến những ngày giỗ, người mẹ, người vợ chỉ biết ra biển thắp nén nhang cúng vọng hương hồn, bởi thân xác họ đã hòa tan cùng biển cả mênh mông.
Trước đó, năm 2010 là một năm kinh hoàng với chiếc tàu của gia đình ông Đô Chữ, ở thôn Chiến Thắng với 9 thuyền viên bị mất tích. Trong đó, gia đình ông Đô Chữ có 3 người con trai đều đi trên chuyến tàu định mệnh đó và rồi họ cứ bặt vô âm tín. Để lại nơi quê nhà là những nỗi đau, nỗi xót xa vô tận…
Người chồng, người cha ra đi để lại nơi quê nhà nỗi đau khôn xiết, người mẹ gầy còm mắt đau đáu chờ đợi điều kì diệu, những đứa con sinh ra không thấy được mặt cha. Cái cảnh “lá vàng tiễn lá xanh” ở xã Ngư Lộc là chuyện không lạ bao đời nay.
Nhưng con số 18 người mất tích ấy đâu thấm được khi hàng chục ngư dân của xã Ngư Lộc chết thảm trong cơn áp thấp năm 1996. Nó được ví như là cơn “Đại Hồng Thủy” đã nhấn chìm biết bao con tàu ngoài biển khơi.
Xác người chết theo sóng trôi dạt vào bờ nhiều đến vô kể, người thân trong gia đình chỉ biết cầu mong cho chồng con sống sót hoặc thấy thi thể thôi cũng chút nào an ủi người ở lại. Thế nhưng, cái số phận nghiệt ngã mà thiên tai đem lại quá tàn nhẫn. Bao người già, trẻ đều ra đi trong cái rét căm căm. Ở mênh mông đại dương kia, họ sẽ đi về đâu…
Trải qua năm tháng, những người mẹ, người vợ của họ vẫn đang ngày đêm quần quật kiếm lấy manh áo, đồng tiền nuôi dạy con cái nên người. Dường như trong lòng họ chỉ còn một chút niềm an ủi, vì những đứa con còn ngây dại mà phải tiếp tục đứng dậy vượt qua nỗi đau.
142 “hòn vọng phu” bên biển cả
Trong những ngôi nhà nhỏ nằm chen chúc gần biển, chúng tôi vào thăm mẹ con chị Đồng Thị Bắc (29 tuổi) trú tại thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc. Trong căn nhà ống 2 gian do UBND xã Ngư Lộc trao tặng, chị Bắc cùng đứa con trai 4 tuổi ngồi tựa vào nhau. Đảo mắt nhìn qua, chúng tôi chẳng thấy trong nhà có gì giá trị ngoài cái sạp để khách ngồi uống nước.
Khi nhắc đến chồng, hai hàng nước mắt của chị cứ rưng rưng: “Chồng tôi mất đợt năm 2010. Lúc đó, chúng tôi lấy nhau được 3 năm, sinh ra hai cháu. Cháu lớn giờ học lớp 3, còn cháu nhỏ thì chưa đi học. Trước khi anh ấy qua đời chúng tôi có dự định sẽ gom góp tiền làm ăn xây ngôi nhà và mua cái ti vi, nhưng …”
Nói đến đây, chị Bắc không giấu nổi xúc động, những tiếng nấc nghẹn ngào làm tất cả mọi người im lặng. Được 5 phút sau, chị lại kể tiếp: “Dự định không thành, chồng mất sớm để lại hai đứa con nhỏ dại, đang tuổi ăn, tuổi chơi nên kinh tế cũng khó khăn. Nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ, nhờ ơn chính quyền xã Ngư Lộc mà mẹ con tôi mới có ngôi nhà để ở. Có nhà ở rồi, tôi nhớ chồng tôi, tôi thương con tôi lắm”.
Hiện chị Bắc đi làm cá thuê cho người ta, mỗi ngày chí ít cũng kiếm được 20 đến 30 nghìn về trang trải cuộc sống. Vắng đi “trụ cột” trong gia đình, chị phải tần tảo sớm hôm nuôi con ăn học nên người. Và chị ước mơ sau này con mình thành đạt để ở nơi chín suối, người cha trẻ cũng sẽ mỉm cười.
Từ biệt chị Bắc chúng tôi bước sang nhà chị Đồng Thị Quyên (49 tuổi). Cùng cảnh như với chị Bắc, chị Quyên góa bụa từ năm 1996 trong cơn “Đại Hồng Thủy. Năm đó, cả chồng và cha chị ra đi mãi mãi.
“Năm đó, cả xã Ngư Lộc đổ xô ra nhận xác người thân, trong đó có tôi, người chết thì nằm la liệt, chẳng biết nhận dạng thế nào. Cả 3 mẹ con vẫn tin rằng bố nó vẫn còn sống nhưng khi nhìn thấy xác thì tôi ngất đi…Sau bao nhiêu năm, tôi đã cố gắng chăm sóc gia đình. Giờ bên tôi chỉ có hai đứa con là niềm an ủi. Nhiều lúc tôi cứ muốn quên đi tất cả nhưng nghĩ tới con, tôi phải tiếp tục sống để nuôi chúng ăn học thành người”- chị Quyên thổ lộ.
Bà lão Trần Thị Bảy (83 tuổi) ở thôn Thắng Tây, có hai người con trai đã chết khi đi biển, trong đó có anh Vũ Văn Vòng là con trai thứ 2 chết trong cơn áp thấp năm 1996. Lúc anh Vòng ra đi, chị Đặng Thị Chung (vợ của anh Vòng) đang mang thai bé gái 6 tháng tuổi. Giờ cháu đã 15 tuổi, học lớp 10, nhưng không bao giờ biết mặt cha một ngày.
Mỗi con người, mỗi số phận. Thiên tai đã cướp mất chồng, con họ trong sự nuối tiếc của bao người. Âm thầm và lặng lẽ dưới lớp thời gian, những người mẹ, người vợ đang hằng ngày vượt bao gian khổ để sống hết quãng đời còn lại dù biết rằng đường đi còn rất xa.
Chia tay vùng biển Ngư Lộc, chúng tôi trở về thành phố, những hạt mưa lăng phăng như phủ kín sau lưng, cộng hưởng với tiếng sóng biển vỗ bờ, chúng tôi tự hỏi những người phụ nữ ấy sống như thế nào trong ngần ấy thời gian?
Có lẽ chẳng ai biết được ở một vùng biển như Ngư Lộc lại có nhiều “hòn vọng phu” đến như vậy!
Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50km về phía Đông, chúng tôi tìm về xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa - một vùng miền biển mặn chát với những “phong ba, bão táp” để tìm gặp những “hòn vọng phu”.
Khác biệt với những vùng quê yên tĩnh khác, vào những buổi chiều hay những buổi sáng tinh mơ, ngoài bờ biển đã tấp nập người bán, kẻ mua. Cảnh tượng này sôi động như một “thành phố nổi”. Nhưng đâu ai biết được nơi đây đã có biết bao nhiêu người con, người chồng vĩnh viễn ra đi trong tuổi đời còn rất trẻ.
![]() |
Cảnh tượng những người mẹ, người vợ chờ con, chờ chồng trước biển sau vụ mất tích hồi tháng 1/2011 |
Nhớ lại, cách đây 2 năm, cũng chính tại vùng đất này, không khí tang thương bao trùm lên tất cả mọi người, những con thuyền ra đi không bao giờ cập bến. Để rồi, nỗi đau đớn tột cùng ấy bao phủ cả một bờ biển dài.
Tháng 1/2011, chiếc tàu đánh cá của ông Tăng Viết Xô ở thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc đã “theo sóng biển mà đi” với 9 thuyền viên. Nỗi đau đó chắc không một ai ở xã Ngư Lộc là không nhớ. Những người chồng, người con ra đi mà chẳng bao giờ nói lời từ biệt với người thân của mình. Đến những ngày giỗ, người mẹ, người vợ chỉ biết ra biển thắp nén nhang cúng vọng hương hồn, bởi thân xác họ đã hòa tan cùng biển cả mênh mông.
Trước đó, năm 2010 là một năm kinh hoàng với chiếc tàu của gia đình ông Đô Chữ, ở thôn Chiến Thắng với 9 thuyền viên bị mất tích. Trong đó, gia đình ông Đô Chữ có 3 người con trai đều đi trên chuyến tàu định mệnh đó và rồi họ cứ bặt vô âm tín. Để lại nơi quê nhà là những nỗi đau, nỗi xót xa vô tận…
Người chồng, người cha ra đi để lại nơi quê nhà nỗi đau khôn xiết, người mẹ gầy còm mắt đau đáu chờ đợi điều kì diệu, những đứa con sinh ra không thấy được mặt cha. Cái cảnh “lá vàng tiễn lá xanh” ở xã Ngư Lộc là chuyện không lạ bao đời nay.
![]() |
Những hòn vọng phu ngày ngày bám biển |
Xác người chết theo sóng trôi dạt vào bờ nhiều đến vô kể, người thân trong gia đình chỉ biết cầu mong cho chồng con sống sót hoặc thấy thi thể thôi cũng chút nào an ủi người ở lại. Thế nhưng, cái số phận nghiệt ngã mà thiên tai đem lại quá tàn nhẫn. Bao người già, trẻ đều ra đi trong cái rét căm căm. Ở mênh mông đại dương kia, họ sẽ đi về đâu…
Trải qua năm tháng, những người mẹ, người vợ của họ vẫn đang ngày đêm quần quật kiếm lấy manh áo, đồng tiền nuôi dạy con cái nên người. Dường như trong lòng họ chỉ còn một chút niềm an ủi, vì những đứa con còn ngây dại mà phải tiếp tục đứng dậy vượt qua nỗi đau.
142 “hòn vọng phu” bên biển cả
Trong những ngôi nhà nhỏ nằm chen chúc gần biển, chúng tôi vào thăm mẹ con chị Đồng Thị Bắc (29 tuổi) trú tại thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc. Trong căn nhà ống 2 gian do UBND xã Ngư Lộc trao tặng, chị Bắc cùng đứa con trai 4 tuổi ngồi tựa vào nhau. Đảo mắt nhìn qua, chúng tôi chẳng thấy trong nhà có gì giá trị ngoài cái sạp để khách ngồi uống nước.
![]() |
Mẹ con chị Bắc: “Tôi nhớ chồng tôi, tôi thương con tôi lắm” |
Nói đến đây, chị Bắc không giấu nổi xúc động, những tiếng nấc nghẹn ngào làm tất cả mọi người im lặng. Được 5 phút sau, chị lại kể tiếp: “Dự định không thành, chồng mất sớm để lại hai đứa con nhỏ dại, đang tuổi ăn, tuổi chơi nên kinh tế cũng khó khăn. Nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ, nhờ ơn chính quyền xã Ngư Lộc mà mẹ con tôi mới có ngôi nhà để ở. Có nhà ở rồi, tôi nhớ chồng tôi, tôi thương con tôi lắm”.
Hiện chị Bắc đi làm cá thuê cho người ta, mỗi ngày chí ít cũng kiếm được 20 đến 30 nghìn về trang trải cuộc sống. Vắng đi “trụ cột” trong gia đình, chị phải tần tảo sớm hôm nuôi con ăn học nên người. Và chị ước mơ sau này con mình thành đạt để ở nơi chín suối, người cha trẻ cũng sẽ mỉm cười.
Từ biệt chị Bắc chúng tôi bước sang nhà chị Đồng Thị Quyên (49 tuổi). Cùng cảnh như với chị Bắc, chị Quyên góa bụa từ năm 1996 trong cơn “Đại Hồng Thủy. Năm đó, cả chồng và cha chị ra đi mãi mãi.
![]() |
Chị Quyên vẫn âm thầm với những hạt ngô nuôi con khôn lớn |
“Năm đó, cả xã Ngư Lộc đổ xô ra nhận xác người thân, trong đó có tôi, người chết thì nằm la liệt, chẳng biết nhận dạng thế nào. Cả 3 mẹ con vẫn tin rằng bố nó vẫn còn sống nhưng khi nhìn thấy xác thì tôi ngất đi…Sau bao nhiêu năm, tôi đã cố gắng chăm sóc gia đình. Giờ bên tôi chỉ có hai đứa con là niềm an ủi. Nhiều lúc tôi cứ muốn quên đi tất cả nhưng nghĩ tới con, tôi phải tiếp tục sống để nuôi chúng ăn học thành người”- chị Quyên thổ lộ.
Bà lão Trần Thị Bảy (83 tuổi) ở thôn Thắng Tây, có hai người con trai đã chết khi đi biển, trong đó có anh Vũ Văn Vòng là con trai thứ 2 chết trong cơn áp thấp năm 1996. Lúc anh Vòng ra đi, chị Đặng Thị Chung (vợ của anh Vòng) đang mang thai bé gái 6 tháng tuổi. Giờ cháu đã 15 tuổi, học lớp 10, nhưng không bao giờ biết mặt cha một ngày.
![]() |
Bà Bảy tâm sự nỗi nhọc nhằn hằng ngày của 3 người phụ nữ trong căn nhà không một bóng đàn ông |
Chia tay vùng biển Ngư Lộc, chúng tôi trở về thành phố, những hạt mưa lăng phăng như phủ kín sau lưng, cộng hưởng với tiếng sóng biển vỗ bờ, chúng tôi tự hỏi những người phụ nữ ấy sống như thế nào trong ngần ấy thời gian?
Có lẽ chẳng ai biết được ở một vùng biển như Ngư Lộc lại có nhiều “hòn vọng phu” đến như vậy!
Bài, ảnh: Gia Anh
SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim
Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.
Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến
Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.
Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ
“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.
Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’
Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.
Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’
Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.
Niềm tự hào của người SHB
Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.
Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km
Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.
Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?
20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.
‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City
“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.
Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.