Về hội Lim nghe canh hát quan họ xuyên đêm

Hát canh chỉ diễn ra vào ban đêm trong hội xuân, thường mở vào ngày 12 tháng giêng (âm lịch) từ khoảng 7, 8h tối cho đến nửa đêm, thậm chí đến sáng hôm sau...
Những canh hát kéo dài xuyên đêm.
Về hội Lim nghe canh hát quan họ xuyên đêm - ảnh 1

Một buổi hát canh tổ chức tại nhà anh Hai Chiến.

Hát canh là hình thức được tổ chức trong “Nhà chứa”, là lối hát giữa bọn quan họ làng mở hội với bọn Quan họ kết chạ với mình. Hát canh chỉ diễn ra vào ban đêm trong hội xuân, thường mở vào ngày 12 tháng giêng (âm lịch) từ khoảng 7, 8h tối cho đến nửa đêm, thậm chí đến sáng hôm sau.

Nhà tổ chức hát canh phải chuẩn bị trầu, nước, và mời các liền anh, liền chị trong vùng. Người đứng ra tổ chức hát canh thường là những anh hai nổi tiếng, có uy tín. Nếu như ở các hình thức hát chúc, hát hội, hát đền, quan họ đơn thuần là những câu ca thay lời giao tiếp thì ở hát canh, quan họ dường như đã trở thành sự tranh tài cao thấp giữa các làng. Tuy nhiên, tranh tài chỉ là để “chơi”, vì thế hát canh còn gọi là “Quan họ du ca tại gia” là thú vui tao nhã của các liền anh liền chị chứ không phải thi thố.. Như canh hát quan họ đêm nay có sự tham gia của bọn quan họ làng Bái Uyên, Lũng Giang, Thị Cầu, Bồ Sơn…

Hát canh không hát với nhạc đệm. Đến dự một đêm hát canh, du khách sẽ cảm nhận được thanh âm nguyên chất nhất của quan họ được gìn giữ qua bao đời. Liền anh, liền chị trong buổi hát canh thường đối đáp nhau bằng những làn điệu quan họ. Bên anh hát xong thì bên chị đối lại, cứ như vậy đến khi bên nào không đối được, hoặc đối sai luật thì sẽ thua và kết thúc canh hát.

Về hội Lim nghe canh hát quan họ xuyên đêm - ảnh 2

Hát canh là hình thức quan họ truyền thống.

Một canh hát quan họ cổ bao giờ cũng tuân thủ chặt chẽ, trải qua 3 chặng hát, từ giọng lề lối, giọng vặt và cuối cũng là giọng giã bạn. Nghệ nhân Hai Chiến (chủ nhà chứa cho biết): “Ở chặng thứ nhất, các giọng ca sẽ Ca các giọng lề lối, bắt buộc mỗi bên phải ca được 5 giọng cơ bản là La rằng; Tình tang; Bạn kim lan; Cái ả; Cây gạo. Bên nào không ca được một trong 5 giọng trên thì sẽ bị loại ngay để đôi khác vào thay.

Chặng thứ hai, các liền anh liền chị sẽ hát giao duyên, ca các giọng lẻ, giọng vặt. Trong canh hát thì đây là chặng hát chính. Ở chặng này bên nào không đối được một giọng thì sẽ bị thua một điểm. Cũng ở chặng này, các bên sẽ đưa ra các bài tủ của mình. Trong một canh hát nếu bên kia tung ra bài độc, mà bên này không có bài độc của mình để đáp lại thì bị thua một điểm, nếu có thì hoà. Nghệ nhân Hai Chiến cho biết thêm, ở chặng này các cặp đôi sẽ có khoảng gần 150 câu hát, nếu hát đủ cả 150 câu thì canh hát có thể kéo dài đến sáng hôm sau.

Ở chặng cuối cùng, các bên ca các giọng giã bạn, tức là hát để chia tay nhau. Những canh hát quan họ như thế thường diễn ra thâu đêm, từ khoảng 7, 8h tối đến nửa đêm hoặc sáng hôm sau. Vào đêm trước ngày khai hội, mỗi làng sẽ có một hoặc một vài nhà tổ chức chứa hát canh, tuy nhiên “nhà chứa” có uy tín, đông người tìm đến và cũng giữ trọn vẹn sự mộc mạc của hát canh thì chỉ còn nhà của anh Hai Chiến và anh Hai Thoa.

Là một người yêu quan họ, mỗi năm, gia đình anh Hai Chiến đều tự đứng ra tổ chức hát canh để làm nơi vui chơi, giao lưu cho các liền anh liền chị, cho du khách thập phương yêu thích quan họ tìm đến. “Nhà tôi bắt đầu tổ chức từ tối 12 để tiếp đón bạn hát quan họ, đầu tiên là để gia đình mình vui, bạn bè vui và giữ gìn nét đẹp của quan họ cổ. Phải giữ được hát canh thì mới giữ được quan họ cổ” – Ông Chiến chia sẻ.

Về hội Lim nghe canh hát quan họ xuyên đêm - ảnh 3

Các liền anh liền chị hát đối đáp giao duyên xuyên đêm.

Chị Hai Nguyễn Thị Hòa (làng Bồ Sơn) đã hát quan họ 10 năm nay, năm nào cũng được mời đến nhà anh Hai Chiến để hát đối, giao duyên. Chị cho biết, hát canh là hình thức thể hiện rõ nhất, trọn vẹn nhất toàn bộ đặc điểm của quan họ cổ, đó là những câu hát phỏng theo tích Kiều, là sự giãi bày nỗi lòng, chia sẻ tâm trạng yêu đương, tình cảm… Về cơ bản, hát canh bây giờ so với hát canh ngày xưa không có sự khác biệt nhiều, có chăng chỉ là thời gian hát được thu gọn hơn một chút. “Nếu như ngày xưa các cụ hát đến 2 ngày thì bây giờ các liền anh liền chị hát chỉ còn khoảng 1 ngày, nhưng không hát kém đi chút nào mà chỉ có hát sâu hơn” – chị Hai Hòa cho biết thêm.

Trăn trở về sự mai một

Hát canh được coi là nét tinh túy nhất của quan họ truyền thống, thể hiện đúng sự mộc mạc dung dị của con người vùng đất Kinh Bắc. Tuy nhiên, nét văn hóa này hiện đang đứng trước nguy cơ mai một khi đứng cạnh sự phát triển của âm nhạc hiện đại. Hầu hết những du khách về chẩy hội Lim thường chỉ tập trung ở đồi Lim, nơi có tổ chức hát quan họ sân khấu chứ không nhiều người tìm về các canh hát quan họ truyền thống. Cho đến bây giờ, cả hội Lim chỉ còn nhà anh hai Chiến và anh hai Thoa còn chứa khách.

Về hội Lim nghe canh hát quan họ xuyên đêm - ảnh 4

Nhà chứa của anh Hai Chiến luôn nhộn nhịp các du khách yêu quan họ tìm đến.

Theo anh Hai Chiến, việc lưu giữ và trao truyền hình thức này cho các liền anh, liền chị trẻ không hề dễ bởi nhiều lớp trẻ bây giờ thường chỉ học hát quan họ rồi tham gia biểu diễn, hát sân khấu chứ không có nhiều người thực sự thích tham gia vào các canh hát truyền thống. Những nghệ nhân có tuổi cũng không còn đủ sức khỏe để có thể hát thâu đêm suốt sáng nữa, vì thế những canh hát bây giờ thường chỉ kéo dài đến khoảng 1-2h đêm.

Một khó khăn nữa để duy trì các canh hát đó là về vấn đề kinh phí, thường thì toàn bộ kinh phí cho việc tổ chức hát canh sẽ được chủ nhà chứa lo. “Có thể vẫn còn nhiều nhà tổ chức hát canh, nhưng giữ được đúng sự dung dị, lề lối như nhà tôi thì còn rất hiếm. Bởi vì kinh phí để tổ chức là do gia đình mình lo. Tôi tổ chức hát canh là để có chỗ cho các liền anh liền chị cùng vui chơi, có được bao nhiêu tiền lộc mừng tuổi của du khách cũng để dành cho các anh hai, chị hai” – Ông Chiến chia sẻ. Mỗi lần tổ chức như thế, ông Chiến đều phải bỏ ra khoảng trên dưới 10 triệu đồng.

Chứa khách đã hơn 40 năm nay, vừa đưa đôi mắt nhìn xa xăm, anh Chiến vừa chia sẻ sự lo lắng về việc những canh hát quan họ ngày càng ít đi.  Ông bày tỏ hy vọng trong thời gian tới, hát canh quan họ sẽ được các cơ quan chức năng cũng như du khách quan tâm hơn để lưu giữ hình thức đặc sắc này.

Huy Phạm

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !