Vào trại dưỡng lão nghe nhà báo 86 tuổi kể chuyện đời mình

Có một câu chuyện tình cảm động về đôi vợ chồng nhà báo - chiến sĩ Võ Thế Ái và Nghiêm Thị Tú tôi được nghe từ một Trung tâm dưỡng lão. Dù bà Tú qua đời 3 năm nay nhưng chuyện mà ông Ái kể về bà vẫn tươi mới như ngày hôm qua…

Cùng nhau vào Trung tâm dưỡng lão

Ông Võ Thế Ái năm nay đã 86 tuổi, sống trong trại dưỡng lão 3 năm nay kể từ ngày vợ mất nhưng ông vẫn giữ được sự minh mẫn, sắc bén và nhanh nhẹn vốn có của một nhà báo.

Infonet khởi đăng loạt bài "Những chuyện đời ở Viện dưỡng lão" với mong muốn từ chia sẻ của các cụ ông, cụ bà đang sinh sống tại những địa chỉ này, những tâm sự sâu sắc và chân thành của họ, chúng ta sẽ có cái nhìn công bằng hơn, quan niệm đúng mực hơn về ý nghĩa của những Viện dưỡng lão trong xã hội...

Năm 2012, khi ông 83 tuổi còn bà 73 tuổi họ đã cùng quyết định cùng nhau vào Trung tâm bảo trợ xã hội 3 để sống tiếp chặng đường còn lại.

Ông bà vào Trung tâm ở cùng nhau một phòng rộng chừng 12m2 khép kín, đồ đạc tối giản nhất, gồm 1 cái tivi, 2 chiếc giường kê song song với nhau trong căn phòng nhỏ.

Vào ở chưa được một năm thì  bà Nghiêm Thị Tú qua đời . Còn lại một mình nhưng ông Ái vẫn giữ gìn tất cả những kỷ vật còn lại của hai vợ chồng như báu vật. Đó là cuốn Album nhiều ảnh gia đình, ảnh tư liệu quý trong các cuộc chiến tranh, những cuốn sách tập hợp nhiều bài báo, thư từ ông viết cho bà của ông khi còn là phóng viên chiến trường.

Vào trại dưỡng lão nghe nhà báo 86 tuổi kể chuyện đời mình - ảnh 1

Ông Võ Thế Ái trong khuôn viên Trung tâm Bảo trợ xã hội 3. Ảnh: HN

Ông Ái kể ông sinh ra ở Đà Nẵng, tham gia cách mạng khi mới 15 tuổi với vai trò là chiến sĩ liên lạc cho bộ đội Khu 5.

“Năm 1950, tôi lên đường ra chiến khu Việt Bắc để chuẩn bị đi học ở nước ngoài. Nhưng do tình thế cách mạng nên được điều về Nha Thông tin, rồi chuyển sang Việt Nam Thông tấn xã. Có lẽ tôi là người trong số ít những nhà báo đã theo sát chiến dịch từ đầu đến giờ phút chiến thắng Điện Biên phủ lịch sử.”- Ông cho biết.

Trở thành anh em đồng hao với nhạc sĩ Văn Cao

Kể về mối lương duyên của mình với vợ, ông cho biết: Năm 1957, ông gặp rồi yêu cô thanh nữ Hà Nội tên là Nghiêm Thị Tú em ruột bà bà Nghiêm Thuý Băng (vợ cố nhạc sỹ Văn Cao) cùng làm việc Việt Nam Thông tấn xã (TTX). Một mối tình đẹp đi cùng năm tháng của đời mình với bao nhiêu kỷ niệm.

Đến bây giờ, ông Ái vẫn gối đầu giường quyển sách “Có một thời phóng viên như thế” tập hợp những lá thư ông và vợ viết cho nhau trong thời chiến tranh để thi thoảng đọc lại. Thậm chí nhiều lá thư ông đã thuộc nằm lòng.

Năm 1959, nhà báo Võ Thế Ái vào công tác ở Phân xã Khu V thuộc Việt Nam TTX . Ông nhớ lại: “Bước chân đi rồi, tôi lại giả vờ quên ngòi mực để có thể quay lên ôm hôn con lâu hơn chút nữa. Tôi biết lúc đó nhà tôi đã nén tiếng khóc, để tôi có thể an tâm lên đường .”

Những năm tháng xa nhau, Cơ quan TTX đã có một cách kéo gần khoảng cách giữa họ đó là giao cho bà Tú đọc “Bản tin đọc chậm” hướng vào miền Nam trên Đài tiếng nói Việt Nam. Trong một lá thư ông Ái từng viết cho bà, ông đã tâm sự: “Mấy ngày nay nghe bản tin đọc chậm trên đài phát thanh, có một giọng giống như giọng em. Nếu đúng thế thì thật là tuyệt”.

 Từ chiến trường Khu V, ông Ái đã viết thư về cho vợ với tất cả nỗi nhớ thương, trăn trở: “Anh ra đi vì nhiệm vụ nhưng cũng vì em và con. Trong khi một phần đất nước còn đau khổ thì hạnh phúc của chúng ta không thể trọn vẹn được. Chắc em đồng ý với anh như thế và hết lòng khuyến khích anh theo đuổi cuộc chiến đấu cho tới ngày thắng lợi. Lúc đó, chúng ta sẽ có hạnh phúc thật sự...”.

Cuối năm 1965, với vai trò là phóng viên TTX, phóng viên Nghiêm Thị Tú được điều vào Phân xã khu V - nơi chồng mình đang công tác. Họ vẫn thường dặn nhau “Phải nấp xa nhau ra để có một người sống về nuôi con.”

Đến cuối năm 1969, phóng viên Nghiêm Thị Tú trở ra Hà Nội tiếp tục công việc. Hai năm sau, hai vợ chồng họ đoàn tụ tại căn nhà nhỏ ngày nào ở gác hai phố Trần Hưng Đạo - Hà Nội.

Vào trại dưỡng lão nghe nhà báo 86 tuổi kể chuyện đời mình - ảnh 2

Hai vợ chồng phóng viên chiến trường Võ Thế Ái và Nghiêm Thị Tú

Tình yêu, niềm hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ tưởng chừng viên mãn nhưng số phận thật trớ trêu. Người con trai duy nhất của hai vợ chồng nhà báo Võ Thế Ái và Nghiêm Thị Tú bị mắc bệnh viêm não Nhật Bản, căn bệnh đã để lại di chứng nặng nề và ông bà đã phải gửi con ở Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Thuỵ An. Để bây giờ mỗi khi nhắc đến con trai, ông vẫn rưng rưng gọi là "cháu Huy nhà tôi" như thể người con ấy mãi mãi bé bỏng trong vòng tay ông như cái ôm lần từ biệt con để vào chiến trường Miền Nam.

Ông Ái chia sẻ: “Nhiều năm ở chiến trường, tôi nghĩ chắc chắn cả tôi và vợ đều biết bị nhiễm chất độc đi – ô- xin  nên không dám mạo hiểm sinh thêm đứa con thứ hai... Không muốn sinh con ra lại mang tội nghiệp cho con và gánh nặng cho xã hội...”

Ở trại dưỡng lão vẫn viết báo

Cuộc đời Nhà báo Võ Thế Ái qua lời kể của ông, ai cũng cảm nhận được những nỗi bất hạnh riêng tư nhưng người tiếp xúc với ông như thể được tiếp thêm sức mạnh ở bản lĩnh, ý chí của một phóng viên chiến trường. Ông không một lời trách thân, trách phận mà vẫn mãi một lòng yêu thương cuộc đời,  yêu thương nghề báo đến tận cùng cuộc sống…

Giờ đây, khi cuộc sống không còn người bạn đời bên cạnh, ngày ngày ông tập thể dục trong khuôn viên, viết những bài báo mà ông cảm thấy cần phải viết để tập hợp thành sách, thi thoảng bài vở được in ở một ấn phẩm ở TTX. Với ông viết như một nhu cầu để giải toả và kết nối với thế giới bên ngoài. 

Những dịp gặp mặt nhân ngày lễ tết ông vẫn có mặt để gặp gỡ trao đổi với đồng nghiệp cũ. Thi thoảng họ lại tới thăm, cũng có người rủ về nhưng ông từ chối. Có lẽ ông đã thực sự lựa chọn nơi đây là nơi chốn của mình bởi với ông giờ đây nó yên bình, có những người bạn già, có không gian thảnh thơi làm những việc mình yêu thích trong những năm tháng tuổi già cuối cùng và hơn hết nó có những kỷ niệm cuối cùng người vợ quá cố mà ông hết mực yêu thương. Trong một chiếc hộp nhỏ, ông đã dặn dò cho người mở nó khi ông mất: "Hãy đặt bình tro bên cạnh vợ và con tôi ở nghĩa trang Văn Điển, tôi đã có một chỗ ở đó rồi".

Hoài Nam

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !