Vào được ĐH Stanford còn "gian khó" hơn cả Ivy League
Những ngày này, cả nước Mỹ đang rất hào hứng với Kwasi Enin, cậu bé ở Sirley, New York, vừa được cả 8 trường đại học trong nhóm Ivy League chào đón. Enin đã nổi tiếng đến mức mà tờ báo Washington Post đùa rằng: “Bạn đã nghe về Kwasi Enin chưa? Nếu chưa, chắc chỉ bạn là người duy nhất mà thôi”.
Kwasi Enin, tài năng 17 tuổi đang khiến cả nước Mỹ ngả đầu khâm phục |
Với nhiều người, đây quả thực là một kỳ tích. 8 trường đại học danh giá trong nhóm Ivy League bao gồm Harvard, Yale, Princeton, Columbia, Cornell, Dartmouth, Pennsulvania và Brown đều sẵn sàng chào sẵn sàng chào đón Erin vào nhập học trong năm 2018.
Một trường hợp khác, Avery Coffey, cũng 17 tuổi, đang theo học tại trường Trung học Benjamin Bannerker, nộp đơn vào 5 trường trong nhóm Ivy League và được cả 5 trường này mở cửa chào mừng.
Vào được Ivy League không dễ dàng gì. Tỷ lệ đỗ vào các trường Ivy League năm nay là 8,925641%, nghĩa là cứ 100 người tự tin nộp hồ sơ vào Ivy League thì chỉ có chưa đến 9 người được chấp thuận.
Trường Đại học Harvard lừng danh trong nhóm Ivy League của Mỹ |
Trong nhóm Ivy League, hiện Havard đang có chỉ số này thấp nhất, tương đươngg 5,9%.
Nhưng, nếu nhìn sang bên kia Bờ Tây nước Mỹ và nhắm vào trường Stanford, nhiều thí sinh sẽ… phát khóc: Tỷ lệ đỗ vào trường Stanford danh giá chỉ 5,07 % (5,07 chứ không phải 5,7), thấp nhất trong lịch sử tuyển sinh của ngôi trường này.
Hãy tưởng tượng, 100 bộ hồ sơ nộp vào, các giám khảo sẽ thẳng tay loại ra đến… 95 bộ.
Huyền Chíp đã xuất sắc được học bổng của trường Stanford danh giá |
Nhìn những con số ấy, bạn sẽ nghĩ rằng có rất nhiều thí sinh đã đăng ký hồ sơ vào các trường kể trên? Trên thực tế, số lượng thí sinh Mỹ đăng ký vào các trường này rất nhỏ, chưa đầy 1% trong tổng số thí sinh đại học của Mỹ.
Thêm nữa, chỉ số tỷ lệ nhập học của các trường Đại học Mỹ ngày nay đã không còn mang tính chính xác nhiều như 10 năm về trước, nhất là ở các trường danh tiếng.
Để cho “chắc ăn”, rất nhiều thí sinh tài năng của Mỹ nộp đơn cùng một lúc vào nhiều trường Đại học, nhưng đến cuối cùng, dù thế nào, họ cũng chỉ có thể chọn học ở một trường.
Điều này có nghĩa là, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển vào trường với tỷ lệ nhập học thực tế sẽ có những xê dịch đáng kể và danh sách những thí sinh chờ đợi sẽ kéo dài hơn. Sẽ có những trường hợp sau thời gian tuyển sinh, các trường lại phải quay lại “hớt váng” thêm những thí sinh mà chính họ đã từng đánh giá “gần như không đạt yêu cầu”.
Các thí sinh khi nộp hồ sơ vào trường đại học ở Mỹ cũng sẽ nhận được những tư vấn rõ ràng từ ban khảo thí rằng: khi anh được nhận vào trường học, điều đó không hoàn toàn đồng nghĩa với việc anh xuất sắc hơn người khác mà đôi khi, có thể là vì anh phù hợp với một vị trí đặc biệt hơn người khác.
Ví dụ như có thể có một thí sinh rất xuất sắc về môn dương cầm, nhưng trường lại đang cần một người học vĩ cầm hơn, trong trường hợp này, thí sinh dương cầm không biết nói gì hơn ngoài từ “quá xui xẻo”.
Đối với những ai không vào được trường đại học mà mình yêu thích, hãy luôn nhớ rằng đó không phải là con đường duy nhất để đi tới thành công.
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến rất nhiều nhân tài xuất thân từ những trường học không thật sự danh giá như cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (Trường Cao đẳng Eureka), Jesse Jackson (Trường North Carolina A&T), 2 CEO của hãng General Motors danh tiếng và cả hãng General Electric đều tốt nghiệp từ trường Umass, những trường không mấy ai "nhớ mặt đặt tên".
Ngay cả cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill cũng từng bị nhà trường viết thư cho mẹ ông để đuổi học. Steve Jobs hay Mark Zuckerberg đều là những người học hành dở dang nhưng những gì họ là đang thay đổi cả thế giới hiện nay.
Cho nên, nếu bạn đã được hay đang theo học ở một trường danh tiếng, xin chúc mừng bạn. Nhưng nếu không, cho dù có thể sẽ đau lòng, hãy cứ lạc quan lên. Bạn sẽ làm được gì nếu bạn không biết suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống? Đó thực sự là một câu hỏi đáng suy nghĩ.