Văn hóa tranh luận trong vụ “Con ruồi trong chai Number 1”

Nhà báo ăn tiền đánh hay bênh doanh nghiệp là chuyện có thể có thật, nhưng thế giới văn minh là thế giới của “suy đoán vô tội”. Khi chưa có chứng cớ rõ ràng thì đừng quy chụp đối thủ tranh luận của ta.
Văn hóa tranh luận trong vụ “Con ruồi trong chai Number 1” - ảnh 1

Đã sang năm mới, nhưng chuyện con ruồi trong chai nước tăng lực của Tân Hiệp Phát (THP) từ năm cũ vẫn còn nóng. Trên các diễn đàn mạng vẫn xuất hiện thêm những bài viết có liên quan, từ cả phía phê phán và phía bênh vực doanh nghiệp này.

Tôi thì chả bao giờ uống loại nước đóng chai nào ngoài nước suối, chỉ hay quan tâm đến chuyện chữ nghĩa, thỉnh thoảng chia sẻ vài suy nghĩ về cách dùng từ đặt câu. Nhưng thấy chuyện “Con ruồi” này cũng đáng nói, bởi nó cũng liên quan đến phong cách và tinh thần tranh luận – một trong những điểm yếu của người Việt.

Tôi nghĩ khi tham gia các diễn đàn, luôn có thể có ý kiến trái chiều. Chính vì thế người tranh luận luôn cần có tinh thần tôn trọng cao nhất với “đối phương”, cho đến khi đầy đủ chứng cớ khiến đối phương “không đáng được tôn trọng nữa”.

Trở lại các cuộc tranh luận liên quan đến “vụ án con ruồi”, tôi nghĩ người tranh luận không nên quy ngay nhà báo XYZ là ăn tiền của THP, khi bạn ấy có bài viết có lợi cho THP, cũng như không nên quy cho những nhà báo viết không có lợi cho THP là ăn tiền của đối thủ của họ.

Nhà báo ăn tiền đánh hay bênh doanh nghiệp là chuyện có thể có thật, nhưng thế giới văn minh là thế giới của “suy đoán vô tội”. Khi chưa có chứng cớ rõ ràng thì đừng quy chụp đối thủ tranh luận của ta. Tôi luôn nghĩ, tin và mong bạn nhà báo XYZ ấy xuất phát từ cái tâm khi bênh vực THP, bảo vệ một doanh nghiệp Việt. Suy diễn bạn ấy ăn tiền là không đúng. Suy diễn rằng một nhà báo nào đó ăn tiền chỉ vì họ viết có lợi hay bất lợi cho bất cứ bên nào, khi không có bằng chứng, là cách tư duy thiếu văn minh.

Tuy nhiên, tôi cũng muốn góp ý với bạn nhà báo XYZ: Yêu doanh nghiệp Việt là đúng, tuy nhiên cần đòi hỏi doanh nghiệp có cách hành xử đúng, đây là yêu cầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Thậm chí quan điểm đúng đắn là phải coi doanh nghiệp FDI cũng chính là doanh nghiệp Việt. THP đã quá tự tin, lựa chọn cách tiếp cận không phù hợp với người tiêu dùng: Vụ ông Võ Văn Minh không phải lần đầu có khiếu nại như vậy, đã có ít nhất 2 vụ trước, và trong cả 2 vụ đó, cách làm của THP cũng giống vậy. Lẽ ra, ngay từ sau lần đầu, THP không nên lặp lại việc “giả đò” chấp nhận yêu cầu tiền bạc của người mua, rồi báo công an địa phương đến bắt. 

Thay vào đó, THP nên tổng rà soát quy trình (có thể họ cũng đã làm điều này) rồi thông báo rộng rãi. Như thế sẽ là một nước cờ tốt, lấy ngay việc bị tố cáo trở thành cơ hội để quảng bá về quy trình và sản phẩm của mình: Chúng tôi vừa bị một ông tố như thế đấy, xin kính báo với quý đại biểu truyền thông và quý khách hàng, rằng chúng tôi làm thế này cơ mà, chuyện đó không có đâu. Kể cả những thông tin như bị tố là nhập hàng quá đát năm 2009, cũng cứ công khai ra, là có người tố như vậy, nhưng không có chuyện đó, bằng chứng là thế này thế này. Cây ngay không sợ chết đứng. 

Nhưng có lẽ THP đã QUÁ TỰ TIN sau 2 lần xử lý trước, không thấy vấn đề gì lớn xảy ra, không ngờ rằng giờ đây mạng xã hội đã quá phát triển, kể cả báo chí không đề cập thì người ta vẫn lan truyền thông tin trên mạng xã hội.

Với các báo bênh vực THP, như bạn XYZ, mong muốn cho doanh nghiệp Việt tồn tại và phát triển, đó là một mong muốn đáng quý, tôi rất trân trọng. Tuy nhiên cách đặt tít của bạn ấy “Chớ dại mà…” mang tính dạy dỗ của bậc bề trên quá, báo chí hiện đại không nên (và không được phép) là người dạy dỗ, chỉ nên nêu ra và phân tích thực tiễn, có những khuyến nghị và cùng lắm là tư vấn. Nhà báo, dù trẻ hay già không phải là bậc bề trên, bậc ông, bậc cha, bậc sếp, để có thể dạy dỗ độc giả. Nên thay đổi cách tư duy bề trên đó.

Với các nhà báo, thay vì chỉ kêu gọi người tiêu dùng bảo vệ thương hiệu Việt thì nên suy nghĩ theo hướng “thương hiệu Việt nếu làm ăn không đúng, nếu xử lý các khiếu nại của khách hàng không phù hợp, sẽ bị người tiêu dùng Việt giết chết”. Người tiêu dùng Việt không thể thương một công ty mì chính chính hiệu Việt Nam đổ nước thải xuống sông Thị Vải, dù công ty mì chính ấy có đóng thuế cả chục –trăm -nghìn tỷ đồng. Vì sao? Vì hàng chục – trăm - nghìn tỷ đồng đó không đủ bù cho di hại những trăm ngàn triệu tỷ đồng hủy hoại môi trường sống của các thế hệ tương lai. Thứ hai, tiền thuế đó chẳng qua cũng là tiền túi của người tiêu dùng bỏ ra để mua các sản phẩm đó, trích ra phần nhỏ mà thôi, doanh nghiệp không nên kể công, mà công đó chính là có được khi họ phục vụ người tiêu dùng một cách chân chính. Nếu Vedan xả thải vào sông Thị Vải không phải là công ty FDI Đài Loan, mà công ty Việt 100%, thì cũng đáng bị tẩy chay thôi. Nhân công của Vedan cũng chủ yếu là người Việt đấy. Vedan xả thải cũng như các đối thủ của THP cũng tạo nhiều công ăn việc làm đấy. Là doanh nghiệp Việt, càng phải cố gắng làm tốt để xứng với sự ưu tiên của người Việt.

Văn hóa tranh luận trong vụ “Con ruồi trong chai Number 1” - ảnh 2

Suy diễn rằng một nhà báo nào đó ăn tiền chỉ vì họ viết có lợi hay bất lợi cho bất cứ bên nào, khi không có bằng chứng, là cách tư duy thiếu văn minh. (Ảnh minh họa)

Tôi luôn suy đoán vô tội, nên không khẳng định ruồi trong chai là do THP gây nên, nhưng cách hành xử với người tố cáo là chưa phù hợp. Báo chí có thông tin: gần đây có trường hợp bà "Bùi Thị Tiên, chủ một quán giải khát ở xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho. Bà Tiên cho biết hồi đầu năm có người tới quán của bà uống chai sữa đậu nành hiệu Soya thì bị đau bụng, tiêu chảy. Bị khách hàng phản ứng, bà xem lại két nước thì phát hiện còn rất nhiều chai bị lợn cợn hoặc mốc đen. Sau khi điện thoại báo cho công ty, ngày 28.1.2015 có người tự xưng là người của Tân Hiệp Phát, yêu cầu bà không làm lớn chuyện, nếu không “sẽ cho công an còng đầu”!"

Khi tranh luận, ta tránh quy chụp người khác là xấu, là ăn tiền. Và tối kỵ là dọa nạt và quy chụp. Sang thế kỷ 21 lâu rồi, tôi thấy bình luận thì cần chỉ ra bên kia sai thế nào, chứ không nên như bạn A là đưa ra những ý dọa nạt. Phân tích thôi, đừng dọa tin phong thanh là ai kêu gọi tẩy chay THP “sẽ phải giật thót” như bạn A viết trên mạng. Có bạn nói 30% nick là ảo, ngắn hạn, lập ra để đánh THP. Vậy 70% còn lại? Mặt khác, con số đó cũng là bạn ấy viết kiểu "có người nói" "có nguồn tin" rất phiếm chỉ, khơi khơi,dọa nạt, và 30% hay 70% không có ý nghĩa nhiều, vì nếu có lý thì chỉ 1 người kêu gọi tẩy chay người ta cũng theo.

Và, sang thế kỷ 21 rồi, đừng trở thành "giám đốc nhà máy sản xuất mũ” (chuyên đi chụp mũ người ta), là “hắn ấy kẻ ấy giúp cho đối thủ của THP”, và, tệ nhất, là chính trị hóa vấn đề: tiếp tay các thế lực chống phá đứng sau. Các thế lực chống phá thì tất nhiên là tìm mọi cơ hội để chọc ngoáy, tiến công, nhưng, như trên đã nói, cây ngay không sợ chết đứng. Ta cầu thị, ta nghe ý kiến trái chiều, ta sửa. Không có ai là không sai. Sai thì sửa cho đúng. Đừng dọa người ta là tiếp tay đại gia, hay thế lực chống phá. Đây cũng là cái dở của THP.

Thương trường là chiến trường, đối thủ cạnh tranh thấy ta có vấn đề thì tấn công, rồi đòi mua giá rẻ, đó là CHUYỆN RẤT BÌNH THƯỜNG TRONG KINH DOANH. Thế lực chống phá thì mong có Việt Nam có chuyện gì đó để lợi dụng tấn công. Thế lực chống phá đã nhân vụ này để đả kích chưa? Đã. Nhưng THP và những người ủng hộ nên tập trung làm ngày một tốt hơn quy trình, chất lượng, xử lý tốt với những khiếu nại, truyền thông (“truyền thông” ở đây là động từ) rành rõ những điều đó, thì những đòn đánh của đối thủ cạnh tranh và thế lực chống phá sẽ tan, người tiêu dùng sẽ lại nô nức mua hàng của THP. Người Việt vốn bao dung, không để bụng lâu. Không nên quy chụp, hù dọa, (lập trang tố rằng việc tẩy chay CHỈ là sản phẩm của đối thủ, của thế lực chống phá) để người ta không dám mở miệng, để làm bình phong cho mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa chẳng hạn, có phải là người ăn tiền của các đối thủ cạnh tranh không? Có phải là người của các thế lực chống phá? Không. Thế mà ông ấy cũng ủng hộ tẩy chay đấy. Thậm chí có tờ báo “cảnh báo các báo viết bất lợi cho THP cứ liệu đấy”, mà quên mất chính mình mới đầu năm 2015 đã có một bài như vậy!!! Internet ghê lắm, Google ghê lắm! Lưu lại cả đấy.

Năm mới sang rồi. THP hoàn toàn có thể hóa giải tình hình, nếu cầu thị, áp dụng cách tiếp cận mới, cùng sự tham gia của các nhà báo, ủng hộ DN với cách mới, không nhằm mục đích cho người ta sợ, không quy chụp người ta. Kể cả với những doanh nghiệp từng có va vấp, có vi phạm trong quá khứ, nếu sửa đổi, thì người tiêu dùng cũng sẽ quay lại thôi. Chúc THP, các doanh nghiệp Việt khác, cùng các DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, xứng với sự tin tưởng của người tiêu dùng, để phát triển, làm giàu cho chính mình và cho xã hội. Với các nhà báo, viết có lợi hay không có lợi cho THP, và với các “còm sĩ” (người dùng facebook), thì năm mới này hay những năm tiếp sau trong cuộc đời, để tạo nên những diễn đàn văn minh, việc tranh luận luôn cần dựa trên tinh thần tôn trọng người đọc, và nhất là, tôn trọng đối thủ.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả - một dịch giả đang sống tại Hà Nội.

Tạ Quang Đông

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !