Ứng phó với cơn bão số 11: Sống an toàn trong mưa bão

Sau bão số 10 sẽ là bão số 11, Việt Nam là nước phải “chung sống” với thiên tai, bão lũ. Vậy làm thế nào để có thể đảm bảo an toàn trong điều kiện thời tiết đặc biệt này?

Phòng chống dông, sét trong mùa mưa bão

Theo các chuyên gia, Việt Nam nằm ở một trong 3 khu vực tập trung nhiều dông sét của thế giới, nên trung bình hàng năm, tỉnh ít thì có vài chục ngày, tỉnh nhiều thì có đến 100 ngày có dông và trung bình khoảng 2.500 giờ/năm. Mùa dông ở nước ta bắt đầu sớm, kết thúc muộn.

Mỗi người cần có kế hoạch phòng chống sét vào mùa mưa bão. Nghe dự báo thời tiết khi có ý định ra ngoài, lên kế hoạch làm việc để đề phòng. Khi làm ở khu vực nào đó, để ý trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn. Phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn, vì cơn dông thường kéo đến rất nhanh. Khi đang ở nơi không an toàn, cần để ý đến các dấu hiệu của dông như mây đen, khí lạnh và gió.

Ứng phó với cơn bão số 11: Sống an toàn trong mưa bão - ảnh 1
Dông sét xảy ra nhiều ở Việt Nam

Thực hiện quy tắc nhìn - nghe: Khi sét xảy ra, thoạt tiên, ta thấy tia chớp lóe lên và sau đó là tiếng sấm. Nếu bạn tính khoảng thời gian từ lúc nhìn thấy tia chớp lóe lên đến lúc nghe thấy tiếng sấm thì có thể xác định được khoảng cách với nơi sét xảy ra, bằng việc chia số giây cho 3. Ví dụ: Đếm được 3 giây thì khoảng cách sét là 3/3 = 1 km. Nếu như khoảng thời gian bạn đếm được nhỏ hơn 30 giây, thì bạn đã nằm trong tầm ngắm của tia sét rồi và phải cẩn thận. Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15 - 20 km. Khi có sét, nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sét sau đây:

Không làm việc trên cao (điều 93- QTKTATĐ); ngừng mọi công tác đang làm trong trạm ngoài trời và trên các cầu dao vào của đường dây nối đấu vào trạm xây (điều 119- QTKTATĐ); không được kiểm tra các trạm ngoài trời (điều 123- QTKTATĐ), người phụ trách phải dẫn đội công tác ra xa đường dây (điều 175- QTKTATĐ)...

Nếu đang đi trên đường: Cố gắng tìm nơi trú ẩn (vào trong nhà hoặc ngồi trong xe hơi đóng kín cửa xe lại, vì bánh xe bằng cao su là vật cách điện, khung xe kín là một lồng chống sét Faraday). Tìm chỗ khô ráo, thấp để trú. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, nhún chân, không được nằm xuống đất. Không đứng thành nhóm người gần nhau. 

Nếu cảm thấy tóc bị dựng lên, thì có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Trong trường hợp này, lập tức cúi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất. Phần tiếp xúc của người với mặt đất càng ít càng tốt. 

Tuyệt đối không đứng gần những vật có chiều cao như: cây cao trơ trọi, cột thu lôi, cột ăng-ten, cột điện, cột cờ, tháp đài truyền hình, truyền thanh; không đi đứng gần bờ biển, bờ hồ, bờ sông, bờ suối, kênh mương và nơi đất ẩm ướt; không đứng gần hoặc chạm vào vật dẫn điện như: dây điện, dây ăng-ten truyền hình, ống nước, ống khói, hàng rào kẽm gai, thép; không tụ tập nhau ngoài trời mưa; không gọi và nghe điện thoại, kể cả điện thoại di động... vì đây là đối tượng “ưa thích” của sét. 

Nếu ở giữa nơi trống trải, không có chỗ trú ẩn thì phải ngồi xuống, chụm hai chân sát nhau để tránh điện áp bước (không được nằm). Tránh xa các vật bằng kim loại như xe máy, xe đạp, xe hơi, cuốc, xẻng, dao... vì chúng là vật nhiễm điện nên là đối tượng của sét. 
Tránh xa sông suối, hồ bơi vì nước là môi trường dẫn điện tốt. Không được tập trung đông người cùng một chỗ vì sẽ tạo thành khối dẫn điện tương hỗ lớn, sẽ là đối tượng của phóng điện sét. Tốt nhất nên ngồi trên vật cách điện như gỗ, cao su, nhựa, ni lông...

Nếu đang ở trong nhà: Không sử dụng điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị điện nào vì sét có thể đi theo đường dây bên ngoài để vào thiết bị và gây giật. Rút tất cả các chấu điện ra khỏi ổ cắm, gỡ ăng-ten ra khỏi tivi và nối vào cọc thép chôn sâu trong đất. Nếu để đầu nối lơ lửng thì khi sét đánh vào ăng- ten, toàn bộ năng lượng sét sẽ tạo thành tia lửa điện rất mạnh phóng vào các vật xung quanh gây cháy nổ. Không dùng vòi sen tắm, lau chùi trong nhà; không nằm trên nền nhà, tắt máy lạnh, tránh xa các cửa sổ vì khung cửa bằng kim loại có thể bị nhiễm điện, kính cửa sổ có thể bị vỡ do áp suất của tiếng sấm ở gần.

Lái, đi xe trong mùa mưa bão

Việc quan trọng đầu tiên chính là bảo vệ cơ thể bởi những vật dụng bảo hộ mũ bảo hiểm, giày, quần áo, găng tay. Thực tế di chuyển trong thành phố, với công việc hàng ngày thì quần áo và găng tay bảo hộ có vẻ không phù hợp, nhưng lại cực kỳ cần thiết nếu đó là một chuyến đi xa, trên những hành trình dài qua nhiều loại địa hình, thời tiết. Không chỉ bảo vệ cơ thể khi bị ngã, khi trời mưa, chúng còn tránh tác động trực tiếp của nước mưa tới cơ thể, đặc biệt là đôi mắt.

Trời mưa, gió thường đi liền với tầm nhìn giảm, cũng không loại trừ trường hợp mặt đường trơn ướt do thời tiết sương mù dày đặc. Lúc này, để quan sát tốt ngoài việc sử dụng đèn, người điều khiển nên hạ thấp đầu để đôi mắt nằm trên đường thẳng do vạch sáng đèn tạo ra, khi đó khả năng quan sát sẽ tốt hơn. Ngoài ra, theo các chuyên gia, nên sử dụng kính màu có màu vàng hoặc đỏ sẽ tăng thị lực của mắt khi đi trời mưa, vào ban ngày.

Ứng phó với cơn bão số 11: Sống an toàn trong mưa bão - ảnh 2
Lái xe an toàn trong mưa bão

Những tai nạn thường gặp nhất do trời mưa chính là trơn trượt do mất kiểm soát, hệ thống phanh bị bó cứng. Khi trời mưa tuyệt đối không chạy tốc độ cao, vì khi gặp vật cản phải phanh gấp, lốp không bám đường, hệ thống phanh do nước mưa nên bó cứng sẽ gây hiện tượng mất lái dẫn đến tai nận. Ngoài ra, khi trời mới bắt đầu mưa, không nên vội vàng tăng tốc để tránh mưa, vì khi đó bụi đường kết hợp với nước mưa tạo thành một lớp ngăn cách bánh xe tiếp xúc với mặt đường, rất dễ trượt ngã.

Để kiểm soát tốt tốc độ, theo các chuyên gia kỹ thuật nên điều khiển xe ở số thấp, trả về 1, 2 số so với khi đi trời khô ráo tùy vào mặt đường, kết hợp với tốc độ vừa phải, vì khi đó sức kéo của động cơ sẽ tạo ra một lực phanh giữ xe không chạy theo quán tình quá nhiều. 

Đây cũng là cách di chuyển qua những đoạn đường ngập nước mà không bị chết máy. Khi phanh kết hợp cả phanh sau và phanh trước để xe về trạng thái cân bằng, tránh dúi đầu về trước hoặc "vẫy đuôi cá" phía sau. Nếu đường ngập sâu không nên thả hết ga, vẫn giữ ga hờ trong khi phanh đảm bảo xe không khựng lại bất ngờ.

Bên cạnh việc di chuyển với tốc độ chậm, cũng cần lưu ý tạo khoảng cách với các xe đi trước và đi sau. Khi đường trơn ướt nếu đi quá gần nhau sẽ rất khó xử lý khi một xe có vấn đề, dễ dẫn đến tai nạn liên hoàn. Vì thế phải thường xuyên quan sát rộng về phía trước và cả gương chiếu hậu để thiết lập khoảng cách an toàn với những bạn đồng hành.

Cảnh Bình (tổng hợp từ Khoa Học & Tin Nhanh)

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !