Tuyệt vọng vì 3 năm liền không biết đến nụ hôn từ chồng
Chồng sợ không dám âu yếm vợ vì hôi miệng |
Mùi hôi từ khoang miệng, nước bọt
Chỉ cần nói chuyện gần chồng, anh bảo “miệng em hôi” hay tỏ ý quay mặt đi là chị Hòa chẳng dám nói gì nữa. Khổ nhất, nói chuyện với ai chị cũng cố quay đi để hơi từ trong miệng khỏi làm ảnh hưởng đến người khác.
Còn chị Nguyễn Thị Nhung trú tại Quan Nhân, Hà Nội kể về chứng hôi miệng của mình một cách chua chát. Nhung học đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội chuyên ngành bảo hiểm. Khi ra trường, Nhung làm nhân viên tư vấn bảo hiểm. Tuy nhiên, cô luôn mặc cảm vì hơi thở có mùi hôi.
Để chống lại mùi hôi, Nhung thường mua kẹo cao su thơm miệng để trong túi xách, khi gặp khách hàng, cô nhai kẹo để có mùi thơm. Tuy nhiên, Nhung bảo đây chỉ là giải pháp tạm thời. Có lúc, nhai kẹo nhưng vài phút hết mùi từ kẹo, cô lại mất tự tin vì hôi miệng quay trở lại.
Kể về chuyện hôi miệng, Nhung cho biết từ năm thứ 3 đại học, Nhung đã bị bạn trai chê vì miệng hôi. Từ đó, Nhung không dám nhận lời tỏ tình của ai vì mặc cảm về mùi hôi đó.
Mẹ Nhung cho rằng con bị cam. Bà mua rất nhiều thuốc cam cho con uống nhưng không ăn thua. Nhung xấu hổ chia sẻ, cô không chỉ có mùi hôi khi nói chuyện mà nước bọt cũng bị hôi. Công việc giao tiếp nhiều khiến Nhung luôn tìm mọi cách giảm mùi hôi mà không hết.
Chứng hôi miệng không chỉ ở phụ nữ mà còn xảy ra cả ở đàn ông. Trường hợp của Bùi Vũ Duy sinh viên đại học Giao thông Vận tải khiến người nghe cười ra nước mắt.
Duy bị chứng hôi miệng, mỗi khi nói chuyện bạn bè thường trêu cậu “đánh răng theo quý”. Duy ngại nhất là khi nói chuyện dự đoán điều gì, bạn bè thường gạt cậu ra vì cho rằng “thằng thối mồm nói gì cũng đen”.
Duy luôn mặc cảm tự ti vì điều ấy. Gối và chăn của Duy cũng phải dùng riêng vì bạn bè sợ nước nhãi có độc của cậu.
Bệnh không nguy hiểm nhưng lại rất mặc cảm
Hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân đầu tiên là do vấn đề về răng miệng, viêm lợi. Các triệu chứng viêm loét ở khoang miệng gây nên mùi hôi ung ủng rất sợ.
Khi nhai thức ăn, nhất là các chất có nhiều xơ, thức ăn sót lại trong miệng. Chỉ hai ba tiếng sau nó sẽ bị lên men, nhanh chóng tạo thành mùi hôi. Với nguyên nhân này, người đó chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng.
Nhiều người chân răng thưa hat bị thức ăn nhét lại ở chân răng có thể vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa để loại bỏ hết thức ăn sót lại ở kẽ răng. Thức ăn sót lại ở khu vực này, nhiều khi đánh răng vẫn không hết dễ dẫn đến viêm chân răng, thức ăn chuyển hóa, vi khuẩn tấn công gây hôi miệng.