Tủi phận chờ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân
Quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể vẫn đang được nghiên cứu, xây dựng. Nhưng dường như, bản Dự thảo của Nghị định vẫn chưa "xứng tầm" với những đóng góp của nghệ nhân trong nhiều năm qua.
Để có được Dự thảo Nghị định Quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể như ngày hôm nay, Bộ VH,TT&DL đã mất 10 năm để nghiên cứu xây dựng tiêu chí, tên gọi, cũng như quy trình xét tặng...
Nhiều nhà khoa học chậc lưỡi: "Muộn còn hơn không". Còn các nghệ nhân, người mất thì đã không chờ nổi tấm bằng vinh danh, người đang sống thì vẫn ngậm ngùi...
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết: "Nước chúng tôi còn khó khăn"
Đó là câu nói vừa ngậm ngùi, vừa như tự động viên mình của nghệ nhân dân gian ẩm thực Ánh Tuyết mỗi khi có ai đó hỏi về chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân ở nước ta. Ở vào tuổi 60, người được mệnh danh là lưu giữ tinh hoa ẩm thực Hà thành nhiều khi tự thấy trăn trở và tủi thân mỗi khi nhận được những thắc mắc tương tự vậy.
Bà kể, ở vào cái tuổi này rồi, vậy mà bao lần nghệ nhân các nước sang Việt Nam, muốn học hỏi văn hóa ẩm thực Việt Nam thường hỏi bà đã nhận được sự đãi ngộ gì hay chưa? Những lúc ấy, bà chỉ biết cười trừ: "Nước chúng tôi còn khó khăn, tất cả những tâm huyết của mình được Chính phủ công nhận là cao quý rồi".
Bà chia sẻ: "Ở nước ngoài có cả viện đã nghiên cứu di sản của từng ngành nghề, có như vậy mới có lưu truyền. Còn như chúng tôi, những người thực sự tâm huyết với nghề cứ tự mình say mê, tự mình bỏ tất cả kinh phí, thời gian, công sức để giữ nghề".
Nghệ nhân ẩm thực hàng đầu của Hà thành cũng cho biết thêm, con bà còn phải kêu "Mẹ yêu nghề quá, tâm huyết quá".
Nghề nấu ăn là nghề vất vả như con mọn. Hàng xóm nhiều khi còn phải than bà như ma đêm, 2h sáng cứ lọ mọ chạy đi chạy lại. Thế nhưng ẩm thực của cha ông cũng là di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn, cần được "cha truyền con nối". Dẫu chưa từng được chế độ đãi ngộ gì song bà vẫn luôn dành nhiệt tâm để dạy lại cho thế hệ trẻ Việt Nam để lưu giữ tinh hoa truyền thống.
Nghệ nhân quan họ Tạ Thị Hình: Vẫn còn sự bất công!
NSƯT Tạ Thị Hình cho rằng, quy chế phong tặng nghệ nhân của tỉnh Bắc Ninh hiện nay còn nhiều điều bất cập. Cứ phải 80 tuổi mới được phong tặng nghệ nhân, nên có những cụ 78 tuổi vẫn cứ phải chờ đủ năm mới được phong. "Như thế tránh sao được chuyện các anh sống lâu lên lão làng", bà Hình bức xúc.
Một bất cập nữa, theo bà Hình, có khá nhiều nghệ nhân cao tuổi cả đời cống hiến cho quan họ, dành tâm huyết để truyền nghề cho con cháu nhưng không có tấm bằng nào, nhưng lại có những người được cử đi biểu diễn ở nước ngoài một vài lần và được công nhận.
"Có những người tuổi cao mà vẫn thức 2 ngày 2 đêm để hát thì chả được danh hiệu gì, vậy mà có những người chỉ đi nước ngoài lại được nghệ nhân ngay. Chúng tôi, những người thuộc khối quần chúng, chỉ có cái tâm gìn giữ di sản văn hóa của mình mà cũng không khỏi thấy ngậm ngùi, bất công", bà Hình băn khoăn.
Về Dự thảo Nghị định Quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đang được Bộ VH,TT&DL hoàn thiện, bà Hình cho rằng, quy định về tuổi tác để phong tặng cần sửa đổi để những người trẻ có thêm cơ hội. Song theo bà, người trẻ nhưng cũng phải có quá trình đóng góp nhất định về truyền dạy.
"Truyền dạy quan họ cổ không hề dễ dàng chút nào. Muốn thuộc 150 bài, một số lượng đủ để giao tiếp, ứng xử nhanh nhất cũng phải mất 5 tháng. Vì vậy, việc dùi mài cũng như việc giữ truyền thống cho làng nghề là vô cùng khó khăn, vất vả", bà Hình tâm sự.
Bà cũng chia sẻ thêm, thời kháng chiến, buộc cây chuối lại làm thuyền, những người con Kinh Bắc vẫn hát vì tình yêu quan họ chứ trông chờ được vinh danh. Tuy nhiên, hầu hết nghệ nhân sống ở nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, bà cũng đề xuất Nhà nước khi khen thưởng cũng lưu ý đến cộng đồng để có chế độ đãi ngộ hợp lý, giúp họ có điều kiện cống hiến tốt hơn.
Nghệ nhân hát văn Lê Bá Cao: Nỗi lo vô truyền
Hơn 80 tuổi đời và có đến hơn 70 năm gắn bó với hát văn, nghệ nhân Lê Bá Cao (Thường Tín, Hà Nội) vẫn không nguôi trăn trở về chuyện truyền nghề. Theo ông, nghệ nhân hát văn ở Hà Nội chỉ còn lại 3 người, một cụ 91, một cụ 80 và ông 82 tuổi. Tất cả đều đã ở tuổi "gần đất xa trời" nhưng các cụ vẫn đi hát giỏi.
Ông Cao nhớ lại, hầu hết học sinh ở Hà Nội đi hát văn kiếm tiền đại đa số đều là học trò của ông, người nổi tiếng nhất năm nay cũng đã ngoài 50 tuổi. Còn những người học gián tiếp (nghĩa là xin băng về tự học) thì đếm không xuể.
Ông cũng chia sẻ, nghề của ông về làn điệu cũng khá "nghèo nàn", chỉ có 13 làn điệu cổ hát trên sân khấu tâm linh, còn lại hầu hết là các làn điệu ngoại lai phục vụ cho sân khấu dân gian. "Hát đơn giản vậy nhưng nhiều học trò tôi vẫn "Con lạy thầy. Con theo học thầy như thế thì phải mất 3, 5 năm mới đi kiếm tiền được. Thôi thầy cho chúng con học cải tiến", ông kể lại giọng không khỏi ngậm ngùi.
Theo ông, hát văn Hà Nội giờ chỉ còn lại 3 cột trụ, nếu không may mất đi, nỗi lo hát vô truyền là hoàn toàn có thực. Vì vậy, theo ông Nhà nước nên nhanh chóng có chế độ khuyến khích việc truyền dạy nếu không hát văn cổ vĩnh viễn ra đi cùng các nghệ nhân tuổi cao sức yếu.
Thực tế cũng chứng minh, hầu hết đối với các di sản văn hóa phi vật thể ngày nay, số lượng các nghệ nhân ngày một thưa dần theo thời gian. Nhiều cụ đã về với tổ tiên để lại sự tiếc nuối cho thế hệ con cháu như trường hợp gần đây nhất là sự ra đi của nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu.
Có những cụ đã mất không chờ nổi một sự ghi nhận từ phía Nhà nước, có những cụ ở tuổi "gần đất xa trời" vẫn đang chờ vào việc sớm ban hành Nghị định để có được một tấm bằng vinh danh cho những đóng góp của mình. Nhưng câu hỏi ai sẽ tiếp nối các cụ giữ gìn những di sản văn hóa đang ngày càng bị mai một lại là một câu hỏi không lời đáp.
Nhiều nhà khoa học chậc lưỡi: "Muộn còn hơn không". Còn các nghệ nhân, người mất thì đã không chờ nổi tấm bằng vinh danh, người đang sống thì vẫn ngậm ngùi...
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết: "Nước chúng tôi còn khó khăn"
![]() |
Bà kể, ở vào cái tuổi này rồi, vậy mà bao lần nghệ nhân các nước sang Việt Nam, muốn học hỏi văn hóa ẩm thực Việt Nam thường hỏi bà đã nhận được sự đãi ngộ gì hay chưa? Những lúc ấy, bà chỉ biết cười trừ: "Nước chúng tôi còn khó khăn, tất cả những tâm huyết của mình được Chính phủ công nhận là cao quý rồi".
Bà chia sẻ: "Ở nước ngoài có cả viện đã nghiên cứu di sản của từng ngành nghề, có như vậy mới có lưu truyền. Còn như chúng tôi, những người thực sự tâm huyết với nghề cứ tự mình say mê, tự mình bỏ tất cả kinh phí, thời gian, công sức để giữ nghề".
Nghệ nhân ẩm thực hàng đầu của Hà thành cũng cho biết thêm, con bà còn phải kêu "Mẹ yêu nghề quá, tâm huyết quá".
Nghề nấu ăn là nghề vất vả như con mọn. Hàng xóm nhiều khi còn phải than bà như ma đêm, 2h sáng cứ lọ mọ chạy đi chạy lại. Thế nhưng ẩm thực của cha ông cũng là di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn, cần được "cha truyền con nối". Dẫu chưa từng được chế độ đãi ngộ gì song bà vẫn luôn dành nhiệt tâm để dạy lại cho thế hệ trẻ Việt Nam để lưu giữ tinh hoa truyền thống.
Nghệ nhân quan họ Tạ Thị Hình: Vẫn còn sự bất công!
![]() |
Một bất cập nữa, theo bà Hình, có khá nhiều nghệ nhân cao tuổi cả đời cống hiến cho quan họ, dành tâm huyết để truyền nghề cho con cháu nhưng không có tấm bằng nào, nhưng lại có những người được cử đi biểu diễn ở nước ngoài một vài lần và được công nhận.
"Có những người tuổi cao mà vẫn thức 2 ngày 2 đêm để hát thì chả được danh hiệu gì, vậy mà có những người chỉ đi nước ngoài lại được nghệ nhân ngay. Chúng tôi, những người thuộc khối quần chúng, chỉ có cái tâm gìn giữ di sản văn hóa của mình mà cũng không khỏi thấy ngậm ngùi, bất công", bà Hình băn khoăn.
Về Dự thảo Nghị định Quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đang được Bộ VH,TT&DL hoàn thiện, bà Hình cho rằng, quy định về tuổi tác để phong tặng cần sửa đổi để những người trẻ có thêm cơ hội. Song theo bà, người trẻ nhưng cũng phải có quá trình đóng góp nhất định về truyền dạy.
"Truyền dạy quan họ cổ không hề dễ dàng chút nào. Muốn thuộc 150 bài, một số lượng đủ để giao tiếp, ứng xử nhanh nhất cũng phải mất 5 tháng. Vì vậy, việc dùi mài cũng như việc giữ truyền thống cho làng nghề là vô cùng khó khăn, vất vả", bà Hình tâm sự.
Bà cũng chia sẻ thêm, thời kháng chiến, buộc cây chuối lại làm thuyền, những người con Kinh Bắc vẫn hát vì tình yêu quan họ chứ trông chờ được vinh danh. Tuy nhiên, hầu hết nghệ nhân sống ở nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, bà cũng đề xuất Nhà nước khi khen thưởng cũng lưu ý đến cộng đồng để có chế độ đãi ngộ hợp lý, giúp họ có điều kiện cống hiến tốt hơn.
Nghệ nhân hát văn Lê Bá Cao: Nỗi lo vô truyền
![]() |
Ông Cao nhớ lại, hầu hết học sinh ở Hà Nội đi hát văn kiếm tiền đại đa số đều là học trò của ông, người nổi tiếng nhất năm nay cũng đã ngoài 50 tuổi. Còn những người học gián tiếp (nghĩa là xin băng về tự học) thì đếm không xuể.
Ông cũng chia sẻ, nghề của ông về làn điệu cũng khá "nghèo nàn", chỉ có 13 làn điệu cổ hát trên sân khấu tâm linh, còn lại hầu hết là các làn điệu ngoại lai phục vụ cho sân khấu dân gian. "Hát đơn giản vậy nhưng nhiều học trò tôi vẫn "Con lạy thầy. Con theo học thầy như thế thì phải mất 3, 5 năm mới đi kiếm tiền được. Thôi thầy cho chúng con học cải tiến", ông kể lại giọng không khỏi ngậm ngùi.
Theo ông, hát văn Hà Nội giờ chỉ còn lại 3 cột trụ, nếu không may mất đi, nỗi lo hát vô truyền là hoàn toàn có thực. Vì vậy, theo ông Nhà nước nên nhanh chóng có chế độ khuyến khích việc truyền dạy nếu không hát văn cổ vĩnh viễn ra đi cùng các nghệ nhân tuổi cao sức yếu.
Thực tế cũng chứng minh, hầu hết đối với các di sản văn hóa phi vật thể ngày nay, số lượng các nghệ nhân ngày một thưa dần theo thời gian. Nhiều cụ đã về với tổ tiên để lại sự tiếc nuối cho thế hệ con cháu như trường hợp gần đây nhất là sự ra đi của nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu.
Có những cụ đã mất không chờ nổi một sự ghi nhận từ phía Nhà nước, có những cụ ở tuổi "gần đất xa trời" vẫn đang chờ vào việc sớm ban hành Nghị định để có được một tấm bằng vinh danh cho những đóng góp của mình. Nhưng câu hỏi ai sẽ tiếp nối các cụ giữ gìn những di sản văn hóa đang ngày càng bị mai một lại là một câu hỏi không lời đáp.
Hà Trang
Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM
Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.
Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ
“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.
'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'
Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.
Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng
Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.
Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29
Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.
Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên
Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.
Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ
Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.
Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge
Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.
‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi
Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.
Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ
Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.